Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 17 Luyện từ và câu: Biện pháp nhân hoá

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17 Luyện từ và câu: Biện pháp nhân hoá. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: NIỀM VUI SÁNG TẠO

BÀI 17: VẼ MÀU

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: BIỆN PHÁP NHÂN HÓA

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Nhân hóa là gì?

  1. Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi, sinh động hơn.
  2. Nhân hóa là gọi con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ được dùng để tả người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi, sinh động hơn.
  3. Nhân hóa là gọi con vật, các sự vật xung quanh ta bằng những từ ngữ vốn được dùng để chỉ người.
  4. Nhân hóa là dùng các từ ngữ chỉ con người để gọi vật.

Câu 2: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hóa?

  1. Ông mặt trời vươn mình qua đám mây đen.
  2. Mùa xuân hoa nở khắp trời.
  3. Ngoài vườn chim hót líu lo.
  4. Mặt trời lặn rồi.

Câu 3: Câu văn sau có mấy đại từ nhân hóa?

Ông mặt trời toả ánh nắng chói chang xuống mặt đất.

  1. 1 từ.
  2. 2 từ.
  3. 3 từ.
  4. 4 từ.

Câu 4: Câu nào dưới đây có đại từ nhân hóa?

  1. Những con ong đã bay đi lấy mật rồi.
  2. Mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống mặt đất.
  3. Chị gió vẫn gào thét trong cơn dông.
  4. Trâu đang gặm cỏ.

Câu 5: Từ nào trong câu dưới đây là đại từ nhân hóa?

Mẹ gà đang bới đất để tìm thức ăn cho gà con.

  1. Gà.
  2. Mẹ.
  3. Thức ăn.

D, Đất.

Câu 6: Từ nào trong câu dưới đây vốn là những từ được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của con người nhưng được sử dụng cho sự vật?

Chị mây hào phóng trao cho mọi người những làn gió mát.

  1. Hào phóng, trao cho, gió mát.
  2. Chị, hào phóng, trao cho.
  3. Chị mây, hào phóng, mọi người.
  4. Chị, trao cho, mọi người, làn gió mát.

Câu 7: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hóa?

  1. Mẹ em cho em ba cái bánh.
  2. Con mèo đang nằm ngủ.
  3. Tiếng kêu của chú gà gọi mọi người thức dậy.
  4. Cây cối đung đưa theo gió.

Câu 8: Từ nào trong câu “Gió vẫn cứ thét gào.” là từ để chỉ hoạt động, tính chất của con người nhưng lại được dùng để chỉ sự vật?

  1. Gió.
  2. Vẫn.
  3. Thét gào.
  4. Cứ.

Câu 9: Làm thế nào để nhận biết câu có sử dụng biện pháp nhân hóa hay không?

  1. Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào đó được nhân hoá và từ ngữ dùng để nhân hoá.
  2. Nêu tác dụng của phép nhân hoá đó.
  3. Không có dấu hiệu nhận biết.
  4. Cả A và B.

Câu 10: Điền vào chỗ trống còn thiếu dưới đây?

là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.

  1. Ẩn dụ.
  2. Từ láy.
  3. Nhân hóa.
  4. So sánh.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Đại từ “ông” và “chị” trong câu sau được sử dụng để gọi gì?

Ông mặt trời toả ánh nắng chói chang từ trên cao xuống, còn chị mây không biết đã đi đâu mất rồi.

  1. Nắng và mây.
  2. Mặt trời và mây.
  3. Mặt trời và nắng.
  4. Nắng và gió.

Câu 2: Tác dụng của biện pháp nhân hóa trong câu “Chị gió hào phóng trao cho mọi người những làn gió mát trong buổi chiều oi ả” là gì?

  1. Khiến câu văn trở nên có hồn.
  2. Khiến câu văn sinh động hơn.
  3. Khiến câu văn trở nên gần gũi.
  4. Khiến câu văn trở nên thú vị, có hồn hơn.

 

Câu 3: Tìm từ nhân hóa trong câu dưới đây?

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

  1. Trâu ơi.
  2. Ra ngoài.
  3. Bảo trâu.
  4. Cày.

 

Câu 4: Câu nào dưới đây đúng?

  1. Câu “Chú bộ đội đang cùng bà con gánh lúa sau vụ mùa” sử dụng biện pháp nhân hóa.
  2. Câu “Chú bộ đội đang cùng bà con gánh lúa sau vụ mùa” không sử dụng biện pháp nhân hoá, chỉ miêu tả hoạt động của con người như bình thường.
  3. Câu “Gà mẹ đang cần cù tìm kiếm mồi ngon cho đàn con thơ của mình” không sử dụng biện pháp nhân hóa.
  4. Câu “Gà mẹ đang cần cù tìm kiếm mồi ngon cho đàn con thơ của mình” sử dụng từ nhân hóa là “kiếm mồi”.

Câu 5: Từ được dùng để chỉ người nhưng lại được dùng để chỉ vật trong câu sau là từ gì?

Mấy bà ốc ở đồng suốt ngày bám lên cây.

  1. Đồng.
  2. Cây.
  3. Ốc.
  4. Bà.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi 1 - 2.

“Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con.”

Câu 1: Hình ảnh nhân hoá được sử dụng trong bài thơ là gì?

  1. Bánh mì.

B, Bút chì.

  1. Trời nắng.
  2. Mèo con.

Câu 2: Hình ảnh nhân hóa này có ý nghĩa gì?

  1. Giúp đoạn thơ hay hơn.
  2. Giúp người đọc dễ hiểu hơn.
  3. Giúp đoạn thơ thêm sống động, thú vị và gần gũi với mọi người hơn.
  4. Giúp đoạn thơ thêm gần gũi.

Câu 3: Đọc đoạn thơ sau và cho biết các sự vật được nhân hóa trong đó là gì?

Sấm

Ghé xuống sân

Khanh khách

Cười

Cây dừa

Sải tay

Bơi

Ngọn mùng tơi

Nhảy múa

Mưa

Mưa…

(Mưa - Trần Đăng Khoa)

  1. Sấm, cây dừa, ngọn mùng tơi.
  2. Sấm, mưa, cây dừa.
  3. Sấm, ngọn mùng tơi.
  4. Mưa, sấm.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:

- Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.

Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:

- Ẩu thế nhỉ!

Bác chữ A đề nghị:

-Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?

(Cuộc họp của chữ viết - Trần Ninh Hồ)

Câu 1: Trong đoạn văn trên, những sự vật nào đã được nhân hóa?

  1. Dấu chấm, bác chữ A.
  2. Cậu này, tay, dấm chấm.
  3. Dấu Chấm, mấy dấu câu, bác chữ A.
  4. Em Hoàng, Dấu Chấm.

Câu 2: Các sự vật đó được nhân hóa bằng cách nào?

  1. Gọi nó bằng cách xưng hô của con người (bác).
  2. Cho các sự vật hành động, trò chuyện, suy nghĩ giống như là một con người.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

 

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối ôn tập bài 17: Bài đọc: Vẽ màu. Luyện từ và câu - Biện pháp nhân hóa. Luyện tập tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay