Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 20 Đọc: Chiều ngoại ô

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 20 Đọc: Chiều ngoại ô. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI

BÀI 20

ĐỌC: CHIỀU NGOẠI Ô

(19 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài đọc “Chiều ngoại ô” miêu tả cảnh gì?

  1. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô đầy nắng và gió
  2. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh
  3. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất ồn ào, náo nhiệt
  4. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 2: Tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của ruộng rau muốn ra sao?

  1. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người.
  2. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống.
  3. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh.
  4. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn.

Câu 3: Từ nào dưới đây có trong bài đồng nghĩa với từ “yên tĩnh”?

  1. Êm dịu
  2. Bình dị
  3. Vi vu
  4. Vắng lặng

Câu 4: Vào những buổi chiều hè, tác giả thường cùng bạn bè của mình làm gì?

  1. Đọc sách.
  2. Đi dạo.
  3. Gặt lúa.
  4. Hái rau muống

Câu 5: Từ cùng nghĩa với từ “bao la” là

  1. Bát ngát
  2. Cao vút
  3. Thăm thẳm
  4. Mát mẻ

Câu 6: Câu văn sau: "Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh." có mấy tính từ?

  1. Một tính từ
  2. Hai tính từ
  3. Ba tính từ
  4. Bốn tính từ

Câu 7: Cảnh buổi chiều hè ở ngoại ô như thế nào?

  1. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất đẹp, hấp dẫn.
  2. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất ồn ào, náo nhiệt.
  3. Cảnh buổi chiều hè ở vùng ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật yên tĩnh.
  4. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất đẹp.

Câu 8: Điền từ vào chỗ trống thích hợp “Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như ………. trải ra đón bước chân người.”

  1. cái chiếu
  2. chiếc khăn lụa
  3. cái chăn bông lụa
  4. tấm thảm

Câu 9: Tìm ra những từ láy có trong bài “Chiều ngoại ô”

  1. Mát mẻ, mơn mởn, lấp lánh, thì thầm, mênh mông.
  2. Thiết tha, ao ước, thoang thoảng, vắng lặng, chen chúc.
  3. Vi vu, trầm bổng, phố xá, mềm mại, lâng lâng.
  4. Vi vu, thì thầm, thoang thoảng, phố xá, trầm bổng.

Câu 10: Những cảnh vật nào được tác giả miêu tả ở ngoại ô?

  1. Rặng tre, rặng trúc, sân vườn, mái nhà tranh, cánh đồng lúa.
  2. Con kênh, ruộng rau muống, rặng tre, tiếng chim, cánh đồng lúa.
  3. Mái nhà tranh, câu cau, cánh đồng lúa, tiếng chim, giếng nước.
  4. Cây tre, cây gạo, giếng nước, sân đình, cánh đồng lúa.
  1. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Điều gì làm tác giả cảm thấy thú vị nhất trong những buổi chiều hè ở vùng ngoại ô?

  1. Ngắm cảnh đồng quê thanh bình.
  2. Được hít thở bầu không khí trong lành.
  3. Ngắm cảnh đồng quê và thả diều cùng lũ bạn.
  4. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm.

Câu 2: Câu "Những cánh diều mềm mại như cánh bướm." thuộc mẫu câu nào đã học?

  1. Ai làm gì?
  2. Ai thế nào?
  3. Ai là gì?
  4. Câu cầu khiến

Câu 3: Xác định vị ngữ trong câu sau: “Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng”

  1. như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng
  2. Những cánh diều
  3. như những mảnh hồn ấu thơ
  4. bay lên với biết bao khát vọng

Câu 4: Tìm hình ảnh nhân hóa trong câu văn sau?

“Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao.”

  1. Đằng sau lưng là phố xá
  2. trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la
  3. đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la
  4. đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao.

Câu 5: Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp với ý chính tùng phần của bài “Chiều ngoại ô”

A

B

1. “Chiều hè ở ngoại ô [...] chìm vào nắng chiều”

a) Niềm vui của tác giả trong buổi chiều hè thả diều ở ngoại ô

2. “Những buổi chiều hè [...] vùng ngoại ô thật đáng yêu”

b) Giới thiệu khung cảnh bình dị của buổi chiều ngoại ô

3. “Nhưng có lẽ thú vị nhất [...] lên tận mây xanh”

c) Niềm vui của tác giả trong buổi chiều hè thả diều ở ngoại ô

  1. 1-b; 2-c; 3-a
  2. 1-a; 2-b; 3-c
  3. 1-c; 2-a; 3-b
  4. 1-b; 2-a; 3-c

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tác giả muốn gửi gắm điều gì vào những cánh diều?

  1. Tác giả muốn gửi bài học của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.
  2. Tác giả muốn gửi lời chúc của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.
  3. Tác giả muốn gửi tuổi thơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.
  4. Tác giả muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.

Câu 2: Thêm trạng ngữ cho mỗi câu dưới sau: “[...] Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.”

  1. Sáng sớm, diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay cao. Chiều chiều, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
  2. Trên bầu trời, diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay cao. Chiều chiều, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
  3. Nhờ gió to, diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay cao. Chiều chiều, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
  4. Bởi vì, diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay cao. Chiều chiều, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.

Câu 3: Bài “Chiều ngoại ô” có nội dung như thế nào?

  1. Hình ảnh quê hương luôn hiện trong nỗi nhớ của tác giả, từ những khung cảnh làng quê xưa kia, đến những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ.
  2. Tác giả miêu tả không gian sông động của làn quê lúc chiều tà, vẻ đẹp thanh bình, dân dã thôn quê.
  3. Hạnh phúc được tìm thấy khi mà quay về nơi tuổi thơ mình gắn bó, cùng thăm người thân, dạo trên cánh đồng quen thuộc của tuổi thơ.
  4. Hạnh phúc không ở đâu xa mà ở ngay điều bình dị nhất, vè đẹp của cảnh ngoại ô khơi gợi những kí ức, kỉ niệm đẹp của tuổi thơ trong những buổi chiều rong chơi.
  1. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn dưới đây?

Đọc "Chiều ngoại ô" của Nguyễn Thụy Kha, tôi nhớ đến "Buổi sáng mùa hè trong các thung lũng" của Hoàng Hữu Bội, "Nắng trưa" của Băng Sơn,.... Các nhà văn đã cảm nhận cảnh vật trong mỗi mùa bằng nhiều giác quan, tạo nên những bức tranh phong cảnh mang sắc màu, âm thanh, hương vị,... của cuộc sống.

  1. Dấu ngoặc kép được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
  2. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
  3. Dấu ngoặc kép có thể dùng để trích dẫn một nhận định, một câu danh ngôn, một câu nói nào đó.
  4. Dấu ngoặc kép trong đoạn văn dùng để đánh dấu tên tác phẩm.

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối Bài 20: Chiều ngoại ô

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay