Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 21 Luyện từ và câu: Dấu ngoặc đơn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 21 Luyện từ và câu: Dấu ngoặc đơn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI

BÀI 21

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU NGOẶC ĐƠN

(19 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Tác dụng của dấu ngoặc đơn là gì?

  1. Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh
  2. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép)
  3. Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
  4. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)

Câu 2: Dấu ngoặc đơn có kí hiệu như thế nào?

  1. “ ”
  2. ( )
  3. / \
  4. ‘ ’

Câu 3: Công dụng dùng để đánh dấu phần chú thích nhằm giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm trong câu là của dấu câu nào?

  1. Dấu ngoặc đơn
  2. Dấu ngoặc kép
  3. Dấu hai chấm
  4. Dấu chấm

Câu 4: Điền dấu câu thích hợp vào phần gạch chân:

Con gái Kinh Bắc xưa Bắc Ninh ngày nay nổi tiếng vì đã đẹp lại đảm đang.

  1. Dấu ngoặc đơn
  2. Dấu hai chấm
  3. Dấu ngoặc kép
  4. Dấu chấm than

Câu 5: Ý nào nói đúng nhất tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau:

Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

  1. Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước
  2. Giải thích cho phần đứng trước
  3. Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước
  4. Cả A, B, C đều đúng
  1. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Dấu ngoặc đơn trong đoạn trích sau được dùng để làm gì

Lí Bạch (701-762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê Cam Túc; lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên)

  1. Bổ xung thông tin về năm sinh năm mất và quê quán của tác giả
  2. Bổ xung thông tin về cuộc đời tác giả
  3. Bổ xung thông tin về gia đình của tác giả
  4. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 2: Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn trong đoạn văn sau

Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác truyền thông, tư vấn kế hoạch hóa gia đình có trọng điểm, hướng sự tập trung về cơ sở với chủ đề chính của năm 2005 là: Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, phòng, chống bệnh phụ khoa và phòng, chống HIV ở phụ nữ mang thai (chủ đề Năm dân số Việt Nam 2005).

  1. chú thích về số liệu được lấy
  2. giải thích về số liệu được lấy
  3. liệt kê số liệu được lấy
  4. bổ sung về số liệu được lấy

Câu 3: Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích dưới đây được dùng để làm gì?

Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon).

  1. Phần này giúp người đọc hình dung rõ hơn đặc điểm của con ba khía này.
  2. Phần này giúp người đọc hình dung rõ hơn đặc điểm của con kênh này.
  3. Đánh dấu phần có chức năng thuyết minh về một loài động vật
  4. Đánh dấu phần có chức năng thuyết minh về một món ăn

Câu 4: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau:

Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do.

  1. Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước
  2. Giải thích cho phần đứng trước
  3. Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Sử dụng dấu câu nào là đúng nhất ở trước và sau phần gạch chân trong câu văn: Nguyễn Dữ có "Truyền kì mạn lục" Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền được đánh giá là thiên cổ kì bút bút lạ của muôn đời, là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

  1. Dấu chấm
  2. Dấu phẩy
  3. Dấu hai chấm
  4. Dấu ngoặc đơn

Câu 6: Đặt dấu ngoặc đơn vào vị trí nào trong câu sau là hợp lí?

Chiếc xe đưa tôi từ Buôn Ma Thuột lên Buôn Đôn một làng ở gần biên giới. Những cánh rừng khộp bát ngát và bằng phẳng, kéo dài nhưu không bao giờ dứt ở hai bên đường.

  1. Chiếc xe đưa tôi từ Buôn Ma Thuột lên Buôn Đôn một làng ở gần biên giới. (Những cánh rừng khộp bát ngát và bằng phẳng), kéo dài nhưu không bao giờ dứt ở hai bên đường.
  2. Chiếc xe đưa tôi từ (Buôn Ma Thuột lên Buôn Đôn) một làng ở gần biên giới. Những cánh rừng khộp bát ngát và bằng phẳng, kéo dài nhưu không bao giờ dứt ở hai bên đường.
  3. Chiếc xe đưa tôi từ Buôn Ma Thuột lên Buôn Đôn (một làng ở gần biên giới). Những cánh rừng khộp bát ngát và bằng phẳng, kéo dài nhưu không bao giờ dứt ở hai bên đường.
  4. Chiếc xe đưa tôi từ Buôn Ma Thuột lên Buôn Đôn một làng ở gần biên giới. Những cánh rừng khộp bát ngát và bằng phẳng, (kéo dài nhưu không bao giờ dứt ở hai bên đường).

Câu 7: Câu nào dưới đây sử dụng dấu ngoặc đơn với công dụng thuyết minh?

  1. Trường xuân (cũng có khi gọi là thường xuân): một loài cây leo, bám vào tường gạch, lá dụng về mùa đông.
  2. Ngô Tất Tố (1893-1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội)
  3. Hôm nay tôi đi học (trích Tôi đi học – Thanh Tịnh)
  4. - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. (Lão Hạc)

Câu 8: Trường hợp nào dưới đây có thể thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc đơn?

  1. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: - Bác trai đã khá rồi chứ?
  2. Chồng chị - anh Dậu tuy mới 26 tuổi nhưng đã học nghề làm ruộng đến mười bảy năm.
  3. Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận: - Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.
  4. Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác truyền thông.

Câu 9: Cách đặt dấu câu trong dấu ngoặc đơn dưới đây có tác dụng gì?

Họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy (!?)

  1. Khẳng định
  2. Phản đối
  3. Nghi ngờ
  4. Châm biếm

Câu 10: Đặt dấu ngoặc đơn vào câu văn sau: Mẹ tôi người mặc áo màu tím đang trò chuyện vui vẻ với bà con trong xóm.

  1. (Mẹ tôi) người mặc áo màu tím đang trò chuyện vui vẻ với bà con trong xóm.
  2. (Mẹ tôi người mặc áo màu tím) đang trò chuyện vui vẻ với bà con trong xóm.
  3. Mẹ tôi (người mặc áo màu tím) đang trò chuyện vui vẻ với bà con trong xóm.
  4. Mẹ tôi người mặc áo màu tím (đang trò chuyện vui vẻ với bà con trong xóm).

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Giải thích vì sao câu dưới đây có sử dụng dấu ngoặc đơn?

Chiều dài của cầu là 2290m (kể cả phần cầu dẫn với chín nhịp dài và mười nhịp ngắn).

  1. Đánh dấu phần hình dung sự vật nhằm giúp người đọc hiểu rõ trong 2290m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn.
  2. Đánh dấu phần giải thích nhằm giúp người đọc hiểu rõ trong 2290m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn.
  3. Đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ trong 2290m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn.
  4. Đánh dấu phần bổ sung thông tin nhằm giúp người đọc hiểu rõ trong 2290m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn.

Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống đề hoàn thành những lưu ý khi sử dụng dấu ngoặc đơn một cách đúng nhất?

- Có thể dùng kèm dấu ngoặc đơn với dấu chấm hỏi (?) để tỏ thái độ [...].

- Cũng có khi dấu ngoặc đơn được dùng kèm với dấu chấm than (!) để bộc lộ thái độ [...].

  1. phê phán; phản đối
  2. hoài nghi; mỉa mai, châm biếm
  3. khẳng định; nghi ngờ
  4. đồng tình; phản đối

Câu 3: Có thể bỏ dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau được không? Vì sao?

Tuy thế người con trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết.

  1. Có. Vì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên không thay đổi.
  2. Có. Vì phần trong ngoặc đơn chỉ giải thích, bổ sung thêm thông tin chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản.
  3. Không. Vì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên sẽ bị thay đổi nếu bỏ ngoặc đơn. Phần trong ngoặc đơn là thuyết minh, bổ sung thêm thông tin cho phần nghĩa cơ bản.
  4. Không. Vì dấu ngoặc đơn được dùng trong trường hợp đánh dấu chú thích thông tin của bài rất quan trọng, nếu nỏ thì câu văn sẽ không hoàn chình.
  1. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong đoạn trích dưới đây

Qua các cụm từ “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát như thế,không thể khác), “định phận tại thiên thư” (định phận tại sách trời), “hành khan thủ bại hư” (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ.

  1. Dùng để đánh dấu phần giải thích ý nghĩa các cụm từ tiếng Hán: tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư. Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần chú thích có công dụng giải thích cho phần đứng trước
  2. Dùng để đánh dấu phần bổ sung thông tin các cụm từ tiếng Hán: tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư. Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần chú thích có công dụng bổ sung thông tin cho phần đứng trước
  3. Dùng để đánh dấu phần thuyết minh thông tin các cụm từ tiếng Hán: tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư. Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần chú thích có công dụng thuyết minh thông tin cho phần đứng trước
  4. Dùng để hình dung rõ hơn về các cụm từ tiếng Hán: tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư. Dấu ngoặc đơn giúp hình dung cụ thể thông tin cho phần đi trước.

 

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối Bài 21: Những cánh buồm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay