Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 6 Đọc: Tiếng ru

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6 Đọc: Tiếng ru. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG

BÀI 6

ĐỌC: TIẾNG RU

(19 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (07 CÂU)

Câu 1: Bài thơ “Tiếng ru” do tác giả nào sáng tác?

  1. Xuân Quỳnh
  2. Xuân Diệu
  3. Bằng Việt
  4. Tố Hữu

Câu 2: Bài thơ "Tiếng ru" được sáng tác theo thể thơ nào?

  1. Bảy chữ.
  2. Lục bát.
  3. Năm chữ.
  4. Tự do.

Câu 3: Bài thơ là lời của ai?

  1. Không ai cả
  2. Tác giả
  3. Người mẹ
  4. Thầy cô giáo

Câu 4: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa của từ “đồng chí”?

  1. Người đứng trong tổ chức cách mạng hoặc cùng chí hướng
  2. Là người đứng đầu một tổ chức
  3. Là anh em, bạn bè thân mật cùng chung chí hướng
  4. Người bạn bằng tuổi, học cùng nhau cái gì đó.

Câu 5: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa của từ “bồi”

  1. Đào sâu xuống
  2. Lấp vào chỗ trống
  3. Thêm vào, đắp thêm
  4. Vá vào chỗ trống

 

Câu 6: Trong bài thơ “Tiếng ru”, theo tác giả, con người phải biết yêu thứ gì?

  1. Yêu bản thân mình.
  2. Yêu các loài muông thú.
  3. Yêu đồng chí và anh em.
  4. Yêu thiên nhiên

Câu 7: Nối hai cột để tạo thành những câu đúng

1. Con ong làm mật

a) yêu trời

2. Con cá bơi

b) yêu hoa

3. Con chim ca

c) yêu nước

  1. 1-a; 2-b; 3-c
  2. 1-c; 2-b; 3-a
  3. 1-b; 2-a; 3-c
  4. 1-b; 2-c; 3-a
  1. THÔNG HIỂU (07 CÂU)

Câu 1: Khổ thơ đầu khuyên chúng ta điều gì? Tìm ý đúng.

  1. Cần phải sống chan hòa với thiên nhiên
  2. Cần phải biết bảo vệ môi trường sống của mình.
  3. Cần phải biết yêu thương các loài vật.
  4. Cần phải gắn bó với cộng đồng, yêu thương mọi người.

Câu 2: Vì sao “con ong yêu hoa, con cá yêu nước, con chim yêu trời”?

  1. Vì đó đều là những thức ăn ngon lành mà chúng yêu thích.
  2. Vì đó đều là những chúng được dạy.
  3. Vì đó đều là nguồn sống, môi trường sống của chúng.
  4. Vì đó đều là những thứ chúng làm ra, tạo ra.

Câu 3: Vì sao lại nói “Một ngôi sao chẳng sáng đêm”?

  1. Vì ngôi sao ở quá xa nên ta không nhìn thấy nó sáng.
  2. Vì nó quá nhỏ bé trong khi bầu trời lại vô cùng rộng lớn.
  3. Vì bản thân ngôi sao rất tối tăm.
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Vì sao lại nói “một người chỉ là đốm lửa tàn”?

  1. Vì một người không làm thay đổi được cả thế giới mà phải cần tới mọi người.
  2. Vì một người sẽ rất yếu ớt, không thể làm được việc nặng.
  3. Vì một người sẽ không có khả năng tạo ra đèn điện.
  4. Vì con người luôn đi theo quy luật sinh-lão-bệnh-tử của tự nhiên

Câu 5: Lí do gì mà núi không chê đất thấp?

  1. Vì núi và đất là bạn thân của nhau.
  2. Vì núi sợ đất buồn, tủi thân.
  3. Vì đất là nền của biển, núi muốn cao phải có biển.
  4. Vì đất là nền của núi, núi muốn cao thì phải có nền.

Câu 6: Tại sao biển không chê sông nhỏ?

  1. Vì sau này sông sẽ lớn dần thành biển.
  2. Vì mọi dòng sông đều chảy về biển, làm cho nước biển tràn đầy.
  3. Vì biển và sông cùng do thần sinh ra, cùng chung một mẹ.
  4. Vì biển một ngày già nua sẽ nhỏ như sông.

Câu 7: Những chi tiết nào dưới đây giúp ta hiểu được vai trò, sức mạng của sự đoàn kết?

  1. “Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.”

  1. “Mai sau con lớn hơn thầy

Các con ôm cả hai tay đất tròn”

  1. “Một ngôi sao, chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.

Một người - đâu phải nhân gian?”

  1. Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?

Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?”

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Em nhận được lời khuyên gì từ khổ thơ thứ ba?

  1. Mỗi thực thể sống đều phải gắn với đồng loại, với môi trường mà nó đang sống, đang tồn tại mà nếu tách ra, thì sẽ không có sự tồn tại ở đó.
  2. Nên biết bản thân mình có tài giỏi ra sao thì cũng một phần là nhờ những người đi trước dẫn dắt.
  3. Một mình sẽ khó có thể thành công nhanh chóng, chính vì thế mà phải có người dẫn dắt.
  4. Lời khuyên là nên biết bản thân như thế nào, không nên đề cao bản thân mình quá bởi mình giỏi sẽ có người giỏi hơn, không nên tự mãn từ khổ thơ thứ ba.

Câu 2: Nội dung ý nghĩa bài thơ “Tiếng ru”, nói lên điều gì ?

  1. Tất cả con người, sự vật phải biết yêu thương nơi họ sinh sống.
  2. Tất cả con người, sự vật phải biết yêu thương những thứ nuôi sống họ.
  3. Con người sống trong cộng đồng phải biết yêu thương anh em, đồng chí.
  4. Tất cả mọi người sinh sống phải biết yêu thiên nhân và bảo vệ thiên nhiên

Câu 3: Trong khổ thơ thứ 3 có những tính từ nào?

“Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?

Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?”

  1. bởi, chê, đổ, còn
  2. cao, bồi, thất, sâu, nhỏ
  3. núi, đất, sông, biển, nước
  4. có, ngồi, ở, muôn, còn
  1. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Theo em hiểu, khổ thơ cuối nói gì về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái?

  1. Khổ thơ cuối nói về tình cảm yêu thương vô bờ của cha mẹ về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái.
  2. Khổ thơ cuối là những vần thơ chan chứa tình yêu thương, lời giáo dục sâu sắc và niềm tin tưởng của lớp người làm cha, làm mẹ với lớp cháu con, thế hệ trẻ hôm nay với mục đích sẽ mang lại ý nghĩa cao đẹp cho cuộc đời.
  3. Là lời khuyên nhủ con cái hãy sống để yêu thương, sống có ích cho đất nước
  4. Triết lý sâu sắc của tác giả qua những câu từ nhẹ nhàng, như lời người mẹ nhắn nhủ con thơ.

 

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối bài 6: Tiếng ru

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay