Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 9 Luyện từ và câu: Luyện tập về hai thành phần chính của câu
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9 Luyện từ và câu: Luyện tập về hai thành phần chính của câu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNGBÀI 9
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: HAI THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
(20 CÂU)
- TRẮC NGHIỆM
- NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Hai thành phần chính của câu gồm những thành phần nào?
- Vị ngữ
- Chủ ngữ
- Cả chủ ngữ và vị ngữ
- Trạng ngữ
Câu 2: Thành phần chính của câu là gì?
- Là thành phần không bắt buộc
- Là thành phần bắt buộc
- Là thành phần vô cùng ít trong câu
- Là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một số ý trọn vẹn
Câu 3: Câu “mỗi khi đi qua đoạn đường đó” mắc lỗi gì?
- Thiếu vị ngữ
- Thiếu chủ ngữ
- Thiếu trạng ngữ
- Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
Câu 4: Trong câu sau “Đọc quyển sách này rất bổ ích” chủ ngữ thuộc từ loại gì?
- Động từ
- Danh từ
- Tính từ
- Đại từ
Câu 5: Tìm chủ ngữ của câu sau “Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!”
- Ôi chao!
- Chú
- Chú chuồn chuồn nước
- làm sao!
Câu 6: Lựa chọn đáp án đúng để điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Chủ ngữ trong bộ phận câu thường do [...] tạo thành”.
- động từ (cụm động từ)
- tính từ (cụm tính từ)
- danh từ (cụm danh từ)
- danh từ và động từ
Câu 7: Chủ ngữ trong câu: “Chợ Năm Căn // nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập” trả lời cho câu hỏi gì?
- Ai
- Là gì?
- Con gì?
- Cái gì?
Câu 8: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào từ “chim sơn ca” làm chủ ngữ?
- Bố mua tặng em một chú chim sơn ca
- Bình nuôi một chú chim sơn ca và một chú vẹt.
- Chim sơn ca là loài chim có tiếng hót vô cùng hay
- Cửa hàng bán rất nhiều loài chim nào là sơn ca, vẹt, tu hú, gõ kiến,…
Câu 9: Câu “Năm 1945, được đổi tên thành cầu Long Biên” mắc lỗi gì?
- Thiếu chủ ngữ
- Thiếu vị ngữ
- Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
- Thiếu thành phần biệt lập
Câu 10: Câu “Năm 2000, được xây mới rất đẹp” mắc lỗi gì?
- Thiếu chủ ngữ
- Thiếu vị ngữ
- Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
- Thiếu thành phần biệt lập
- THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Vị ngữ nêu hoạt động, trạng thái là đáp án nào dưới đây?
- Tôi luôn nghĩ rằng bạn ấy rất tốt.
- Nam đang ngủ trưa
- Mai có mái tóc vàng hoe.
- Mẹ về là một niềm vui.
Câu 2: Câu sau mắc lỗi gì “Với kết quả học tập tiến bộ đã khiến bộ mẹ vui lòng”
- Thiếu vị ngữ
- Thiếu chủ ngữ
- Thiếu trạng ngữ
- Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
Câu 3: Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong câu sau “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rở như những bức tranh bày trong các tủ hàng hiện ra trước mắt em bé”. (Cô bé bán diêm)
- Hàng ngàn ngọn nến sáng rực
- Những bức tranh
- Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rở
- Thiếu chủ ngữ
Câu 4: “Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều” chủ ngữ được gạch chân trả lời cho câu hỏi nào dưới đây?
- Ai?
- Cái gì?
- Làm gì?
- Ai thế nào?
Câu 5: Bộ phận in đậm trong câu “Cái giàn mướp trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng” là thành phần nào trong câu?
- Vị ngữ
- Chủ ngữ
- Trạng ngữ
- Bổ ngữ
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Điền chủ ngữ cho những câu sau
1. Hôm nay, ... đi lao động. | a. Chiếc xe đạp |
2. ... là học sinh giỏi của lớp tôi. | b. Bầu trời |
3. ... trong xanh, không một gợn mây. | c. chim |
4. Sáng sớm, ... hót líu lo trên cành cây. | d. Lan |
5. ... rất đẹp. | e. tôi |
- 1-e; 2-d; 3-b; 4-c; 5-a
- 1-a; 2-c; 3-d; 4-b; 5-e
- 1-b; 2-e; 3-a; 4-d; 5-c
- 1-e; 2-a; 3-c; 4-d; 5-b
Câu 2: Tìm các vị ngữ của câu kể Ai là gì? trong đoạn văn dưới đây?
Một chị phụ nữ nhìn tôi cười, hỏi:
- Em là con nhà ai mà đến giúp chị chạy thóc thế này?
- Em là cháu bác Tự. Em về làng nghỉ hè.
- về làng nghỉ hè.
- là con nhà ai mà đến giúp chị chạy thóc thế này?
- là cháu bác Tự.
- nhìn tôi cười
Câu 3: Tìm các chủ ngữ của câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn dưới đây?
“Tay mẹ không trắng đâu. Bàn tay mẹ rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương. Hai bàn tay xoa vào má cứ ram ráp nhưng không hiểu sao Bình rất thích. Hằng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải làm biết bao nhiêu là việc.”
- Tay mẹ; Bàn tay mẹ
- Hai bàn tay; Bình
- Đôi bàn tay của mẹ; Mẹ
- Bàn tay mẹ; Đôi bàn tay của mẹ
- VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Cho đoạn văn sau và chọn đáp án đúng: “Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. Các bà đeo những vòng bạc, vòng vàng. Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ. Hôm nay, Tây Nguyên thật tưng bừng”.
Câu 1: Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên.
- Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.
- Các bà đeo những vòng bạc, vòng vàng
- Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ.
- Tây Nguyên thật tưng bừng
Câu 2: Cho biết vị ngữ trong câu trên do từ ngữ nào tạo thành.
- Do danh từ và các từ kèm theo nó (cụm danh từ) tạo thành
- Do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành
- Do tính từ và các từ kèm theo nó (cụm tính từ) tạo thành
- Do trạng từ và các từ kèm theo có tạo thành
=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối bài 9: Sự tích con Rồng cháu Tiên