Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối: Đánh giá cuối học kì 1

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đánh giá cuối học kì 1. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. ĐỌC - HIỂU (05 CÂU)

CÓ NHỮNG DẤU CÂU

Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.

Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện.

Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết. Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều.

Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình.

Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.

Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa như vậy.

Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé !

(Theo Hồng Phương)

Câu 1: Sau khi đánh mất dấu phẩy, anh chàng trong câu chuyện trở thành một người như thế nào?

  1. Sợ những câu phức tạp, chỉ tìm những câu đơn giản.
  2. Nói nhanh không ngừng nghỉ khiến mọi người khó theo dõi.
  3. Bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu.
  4. Nói chậm dãi, nghỉ nhiều khiến ai cũng sốt ruột khi nghe anh ta nói.

 

Câu 2: Sau khi đánh mất dấu chấm than, anh chàng trở thành một người như thế nào?

  1. Rụt rè, nhút nhát, không dám đề nghị, nhờ cậy ai cả.
  2. Trở thành một người không có cảm xúc.
  3. Trở thành một người kể lể dài dòng, không đi vào trọng tâm.
  4. Đánh mất khả năng học hỏi.

Câu 3: Sau khi đánh mất dấu chấm hỏi, anh chàng trở thành một người như thế nào?

  1. Không có chính kiến, không dám chứng tỏ bản thân mình.
  2. Không thể diễn đạt suy nghĩ của mình cho người khác hiểu.
  3. Trở thành người ăn nói cộc lốc, trống không.
  4. Chẳng bao giờ hỏi ai nữa, đánh mất khả năng học hỏi.

Câu 4: Sau khi đánh mất dấu hai chấm, anh chàng trở thành một người như thế nào?

  1. Trong đầu luôn tràn ngập những câu hỏi không có lời giải đáp.
  2. Không liệt kê được nữa, không giải thích được hành vi của mình nữa.
  3. Trở thành người trầm cảm, u uất, không thể giao tiếp với mọi người.
  4. Không có chính kiến, không dám chứng tỏ bản thân mình.

Câu 5: Điều gì xảy ra với anh chàng khi anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép?

  1. Anh ta quên mất cách tư duy, chỉ biết trích dẫn lời của người khác mà không phát biểu được ý kiến của mình.
  2. Trong đầu luôn tràn ngập những câu hỏi không có lời giải đáp.
  3. Anh ta quên mất đi quá khứ của chính mình.
  4. Anh ta không thể chia sẻ, trò chuyện với những người xung quanh được nữa.

II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (10 CÂU)

Câu 1: Dấu câu nào có thể thay cho mỗi dấu sao dưới đây?

Chim sâu con hỏi bố:

(*) Bố ơi, chúng ta có thể trở thành họa mi được không ạ?

(*) Tại sao con muốn trở thành họa mi?

(*) Con muốn có tiếng hót hay để được mọi người yêu quý.

  1. Dấu hai chấm.
  2. Dấu gạch ngang.
  3. Dấu chấm than.
  4. Dấu hỏi.

Câu 2: Tìm vật được nhân hóa trong đoạn dưới đây?

Xóm đồ chơi tối nay có khách: một cô cá nhỏ, tròn trịa như quả trứng gà, một bé hươu cao cổ mới lọt lòng mẹ, loạng choạng nhổm dậy tập đi, một cô rùa bằng kem sữa tươi… mặc áo đầm.

(Lưu Thị Lương)

  1. Đồ chơi, cá, hươu, rùa.
  2. Khách, cá, gà, hươu.
  3. Đồ chơi, trứng gà, rùa.
  4. Đồ chơi, rùa, cá, trứng gà.

Câu 3: Cho biết các sự vật trong đoạn thơ dưới đây được nhân hóa bằng cách nào?

Khi mặt trời lặng im

Nằm dài sau dãy núi

Ấy là lúc bóng đêm

Tô màu cho thế giới.

(Nguyễn Quỳnh Mai)

  1. Gọi vật bằng những từ chỉ người.
  2. Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để tả vật.
  3. Trò chuyện với vật như với người.
  4. Dùng từ xưng hô của người dùng cho vật.

Câu 4: Từ nào dưới đây không phải là tính từ?

  1. Tươi tốt.
  2. Làm việc.
  3. Cần mẫn.
  4. Dũng cảm.

Câu 5: Có mấy tính từ trong đoạn văn dưới đây?

 Lúc đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

  1. 4 từ.
  2. 5 từ.
  3. 6 từ.
  4. 7 từ.

Câu 6: Động từ là gì?

  1. A. Là những từ chỉ hành vi của con người.
  2. B. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật.
  3. C. Là những từ chỉ sự vật.
  4. D. Là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. 

Câu 7: Tìm động từ trong đoạn thơ đã cho dưới đây?

Mặt trời rúc bụi tre

Buổi chiều về nghe mát

Bò ra sông uống nước

Thấy bóng mình, ngỡ ai

Bò chào: - “Kìa anh bạn!

Lại gặp anh ở đây!”

(Trích Chú bò tìm bạn)

  1. Rúc, bụi tre, nghe mát, bò, sông.
  2. Bò, nghe, bụi tre, sông, nước, anh bạn.
  3. Rúc, về, ra, uống, chào, gặp.
  4. Bụi tre, mặt trời, bò, ra, về, gặp.

Câu 8: Các từ ghi chép, nhảy múa, bay lượn, đánh răng, giặt giũ thuộc nhóm từ loại nào?

  1. Danh từ.
  2. Tính từ.
  3. Động từ.
  4. Danh từ chung.

Câu 9: Tìm danh từ trong câu đã cho dưới đây?

Vầng trăng tròn quá, ánh trăng trong xanh toả khắp khu rừng.

  1. Vầng trăng, ánh trăng, khu rừng.
  2. Vầng trăng, tròn, tỏa.
  3. Ánh trăng, trong xanh, khu rừng.
  4. Ánh trăng, tỏa, vầng trăng.

Câu 10: Tìm danh từ riêng trong đoạn văn đã cho dưới đây?

Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hoà âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội…

(Trích Chim rừng Tây Nguyên)

  1. Chim đại bàng.
  2. Mặt đất.
  3. Nền trời.
  4. Trường Sơn.

III. VIẾT (05 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Quê hương em ở Ba Vì, nơi nổi tiếng với trang trại bò sữa. Cũng như bao gia đình khác, gia đình em cũng có một trang trại bò sữa. Em rất yêu những chú bò sữa của nhà mình, chúng rất đẹp.

Chú bò sữa thân hình rất lớn, dài khoảng hai mét, cao gần một mét và nặng khoảng ba trăm ki lô gam. Chú có lớp da màu trắng, điểm trên đó là các đốm đen với các hình danh lạ mắt khác nhau rất thú vị. Thân mình to, chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể. Tấm lưng dài, bóng mượt. Cái bụng lớn, lúc nào cũng no cỏ trông như chiếc trống vậy. Cái đuôi dài, có một nhúm lông nhỏ màu trắng bên trên, lúc nào cũng phe phẩy trong như chiếc quạt nhỏ xinh. Bốn cái chân to, chắc khỏe đẹp thích nghi với đặc điểm của cơ thể, để nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Bò sữa là loại guốc chẵn, bàn chân có hai ngón đều nhau, cái móng dày khi đi nghe cộp cộp thật vui tai. Cái cổ ngắn, lúc lắc lúc lắc với lớp da rất lớn ở dưới. Đầu của chú bò trưởng thành lớn, nổi bật là hai con mắt to, màu đen được che chở bằng lớp lông mi dài. Hai chiếc tai nhỏ xinh trên đỉnh đầu luôn hơi rung rung trông rất đáng yêu. Cái miệng rộng, hàm trên răng mọc ngắn, làm em nhớ đến câu chuyện “Trí khôn của ta đây”, trâu vì cười hổ mà đập răng vào đá rồi gẫy mất hàm trên, có lẽ trâu và bò cùng một họ nên bò cũng vậy. Đó là suy nghĩ của em khi còn nhỏ, sau này mới biết, đó là sự biến đổi của bò đen thích nghi với việc ăn cỏ của nó. Mỗi sáng tinh sương, đàn bò lại được bố mẹ đưa ra ngoài đồng cỏ, nhìn ngắm những chú bò thong thả cúi ăn những ngọn cỏ còn đẫm sương đêm, lòng em thấy yên bình đến lạ. Bên cạnh những con bò mẹ, đàn bò con chạy lăng xăng trông thật ngộ nghĩnh. Đàn bò sữa mang lại nguồn thu nhập rất lớn cho gia đình em và là niềm vui của em mỗi chủ nhật khi cùng bố ra đồng cỏ chăm sóc chúng.

Em rất yêu quý chú bò sữa của nhà mình. Em nhất định sẽ cùng bố chăm sóc chúng thật tốt để gia đình em có thêm thu nhập và ngày ngày em lại được thấy hình ảnh của đàn bò thong thả, lững thững ăn cỏ.

Câu 1: Bài văn trên mở bài theo kiểu nào?

  1. Mở bài gián tiếp.
  2. Mở bài trực tiếp.
  3. Mở bài đóng.
  4. Mở bài đi thẳng vào nội dung vấn đề.

Câu 2: Đặc điểm hình dáng của bò sữa được miêu tả như thế nào?

  1. Thân hình rất lớn, dài khoảng hai mét, cao gần một mét và nặng khoảng ba trăm ki lô gam.
  2. Có lớp da màu trắng, điểm trên đó là các đốm đen với các hình danh lạ mắt khác nhau rất thú vị.
  3. Cái đuôi dài, có một nhúm lông nhỏ màu trắng bên trên, lúc nào cũng phe phẩy trong như chiếc quạt nhỏ xinh.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đàn bò sữa đem lại gì cho bạn nhỏ và gia đình?

  1. Nguồn thu nhập lớn cho gia đình.
  2. Niềm vui mỗi chủ nhật khi cùng bố ra đồng cỏ chăm sóc bò.
  3. Đem lại cảm giác bình yên.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Bạn nhỏ có cảm xúc như thế nào đối với bò sữa nhà mình?

  1. Yêu quí, trân trọng.
  2. Thờ ơ, hờ hững.
  3. Ghét bỏ, xa lánh.
  4. Lạnh lùng, vô tâm.

Câu 5: Kết bài trên được viết theo kiểu nào?

  1. Kết bài mở rộng.
  2. Kết bài không mở rộng.
  3. Kết bài đóng.
  4. Kết bài mở.

 

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối bài: ôn tập và đánh giá cuối học kì I tiết 1

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay