Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối: Đánh giá giữa học kì 1

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đánh giá giữa học kì 1. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. ĐỌC - HIỂU (05 CÂU)

ĂN CẮP LÀ XẤU

Một ngày nọ, Rosy đi tới một tiệm tạp hóa để mua bánh mì. Khi nhìn thấy người chủ đang bận rộn với các khách hàng khác, Rosy đã lấy cắp vài viên kẹo đường.

Khi về tới nhà, mẹ Rosy hỏi đã lấy các viên kẹo đường ở đâu. Rosy đành phải nói sự thật với mẹ. Mẹ Rosy nói, “Ăn cắp rất là xấu. Người chủ tiệm có thể không nhìn thấy con nhưng Chúa luôn thấy tất cả các việc con làm. Vì vậy, ta không bao giờ ăn cắp”.

Rosy hiểu ra những lời nói của mẹ và quay trở lại tiệm tạp hóa để trả lại mấy viên kẹo đường cho người chủ tiệm. Người chủ tiệm rất vui khi thấy sự thành thật của Rosy và thưởng cho Rosy một ít kẹo đường.

(Theo Truyện ngắn thiếu nhi hay và ý nghĩa)

Câu 1: Rosy đã làm gì khi thấy người chủ tiệm bánh mì đang bận rộn với các khách hàng khác?

  1. Uống trà.
  2. Chơi với thú cưng.
  3. Lấy cắp vài viên kẹo đường.
  4. Ăn bánh mì.

 

Câu 2: Mẹ đã nói gì khi biết Rosy đã lấy cắp vài viên kẹo đường?

  1. Ăn cắp là rất xấu.
  2. Không được ăn cắp.
  3. Ăn cắp không nên làm.
  4. Lần sau không được lấy cắp nữa.

Câu 3: Sau khi Rosy hiểu ra những lời nói của mẹ, cô bé đã làm gì?

  1. Đến xin lỗi người chủ tiệm.
  2. Trả lại mấy viên kẹo đường cho người chủ tiệm.
  3. Trả tiền kẹo cho người chủ tiệm.
  4. Không làm gì cả.

Câu 4: Vì sao Rosy lại được người chủ tiệm thưởng cho một ít kẹo đường?

  1. Vì người chủ tiệm thấy cô bé rất ngoan.
  2. Vì cô bé đã biết lỗi của mình.
  3. Vì người chủ tiệm rất vui khi thấy sự thành thật của cô bé.
  4. Vì cô bé đã đến trả lại kẹo đường mình ăn cắp.

Câu 5: Bài học rút ra qua câu chuyện trên là gì?

  1. Không nên ăn cắp những thứ mình thích.
  2. Ăn cắp không hề tốt mà rất xấu.
  3. Ăn cắp khiến cho bản thân trở nên xấu đi.
  4. Không được ăn cắp đồ không phải của mình. Nếu có lỡ làm sai phải nhận lỗi, như vậy sẽ dễ được tha thứ hơn.

II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (10 CÂU)

Câu 1: Danh từ là gì?

  1. Là những hư từ.
  2. Là những từ chỉ hành động của con người, sự vật …
  3. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật…
  4. Là những từ chỉ sự vật: con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm…

Câu 2: Câu văn sau có mấy danh từ?

Tôi yêu em như trời mưa mong nắng.

  1. 5 danh từ.
  2. 4 danh từ.
  3. 3 danh từ.
  4. 2 danh từ.

Câu 3: Điền từ vào chỗ trống: Các danh từ riêng phải được … các chữ cái đầu tiên.

  1. Viết thường.
  2. B. Xen kẽ viết hoa và viết thường.
  3. C. Viết hoa.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 4: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các danh từ?

  1. Rộng rãi, bầu trời.
  2. Tươi sáng, chạy nhảy.
  3. Cây bưởi, vận động viên.
  4. Sữa bò, đậm đà.

Câu 5: Quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức là gì?

  1. Viết hoa chữ cái đầu tiên của tên.
  2. Viết hoa chữ cái đầu của từng bộ phận tạo thành tên.
  3. Viết hoa tất cả chữ cái đầu tiên của tên.
  4. Viết hoa xen kẽ các chữ cái của tên.

Câu 6: Động từ là gì?

  1. A. Là những từ chỉ hành vi của con người.
  2. B. Là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. 
  3. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật.
  4. Là những từ chỉ sự vật.

Câu 7: Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm động từ?

  1. Mếu máo, tươi cười, ngậm ngùi.
  2. Rạng rỡ, cười xinh, vui cười.
  3. Mếu máo, vui vẻ, xinh đẹp.
  4. Ăn uống, chạy nhảy, nô đùa.

Câu 8: Động từ trong câu “Bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân.” là gì?

  1. Bệnh nhân.
  2. Khám bệnh.
  3. Bác sĩ.
  4. Đang.

Câu 9: Đâu là động từ trong đoạn thơ dưới đây?

Quê hương là cánh diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

  1. Đồng.
  2. Quê hương.
  3. Thả.
  4. Cánh diều.

Câu 10: Câu nào dưới đây có chứa 2 động từ trở lên?

  1. Năm nay em lên lớp 4.
  2. Em yêu hoa.
  3. Hà là bạn của em.
  4. Bác Hà mua 4 cái bánh cá cho Lan.

III. VIẾT (05 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Một trong những lễ hội mà tôi đã có dịp chứng kiến là lễ hội đấu vật. Đó là một trong những nét văn hóa tiêu biểu của quê hương tôi.

Lễ hội đấu vật ở quê tôi thường được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Các vòng loại sẽ lựa chọn ra năm đô vật mạnh nhất đại diện cho thôn bước vào trận chung kết.

Trận đấu diễn ra vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Sau khi hai đô vật chào hỏi khán giả, trọng tài thổi còi ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật cởi trần, mặc một chiếc quần đùi, tay buộc một chiếc khăn khác màu sắc để phân biệt. Cả hai đô vật cúi người, nắm vào bắp tay của nhau tạo thành thế đấu vật. Họ di chuyển trên sàn để thăm do đối phương. Đô vật nào cũng ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Phía trên sân khấu, có một người đang đánh trống. Nhịp trống dồn dập khiến không khí càng thêm sôi động. Còn khán giả thì cũng hò reo cổ vũ nhiệt tình. Mười phút thi đấu diễn ra thật căng thẳng.

Khi ban tổ chức thông báo bắt đầu cuộc thi, cả hai bước vào sân cúi chào khán giả. Trọng tài thổi còi và phất cờ ra hiệu trận đấu bắt đầu. Hai đô vật dùng đôi tay chắc khỏe của mình ra múa khởi động. Đôi chân không ngừng giậm nhảy, lùi trước lùi sau để thăm dò đối thủ. Hai đô vật đã tiến sát lại gần nhau, hai tay giữ vào vai đối thủ. Thân hình của họ trông thật dũng mãnh. Còn gương mặt thì đã nhễ nhại mồ hôi. Thoắt cái, đô vật khăn xanh đã vật ngã được đối thủ xuống đất bằng một thế đòn hiểm. Trọng tài ra hiệu thời gian để chờ đô vật khăn đỏ đứng dậy. “Ba… hai… một… Hết giờ!” - đô vật khăn đỏ vẫn nằm dưới sàn nhà. Lúc đó, chiến thắng sẽ thuộc về đô vật khăn xanh. Mỗi một trận đấu vật đều diễn ra sôi nổi, hấp dẫn.

Các trận đấu vật để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Tôi cảm thấy yêu mến và tự hào về những con người của quê hương mình. Họ không chỉ khỏe khoắn, mạnh mẽ mà còn đầy tinh thần thượng võ.

Câu 1: Bài văn trên kể về gì?

  1. Lễ hội làng quê.
  2. Lễ hội đấu vật.
  3. Trải nghiệm của người xem đấu vật.
  4. Cảm xúc của người xem đấu vật.

Câu 2: Có bao nhiêu đô vật sẽ được chọn ra trong vòng loại?

  1. 3 đô vật.
  2. 4 đô vật.
  3. 5 đô vật.
  4. 6 đô vật.

Câu 3: Người viết có suy nghĩ gì khi xem các trận đấu vật?

  1. Hào hứng phấn khởi.
  2. Yêu mến và tự hào về con người ở quê hương.
  3. Thưởng thức trận đấu.
  4. Không hứng thú lắm.

Câu 4: Cuộc đấu vật được kể lại theo trình tự như nào?

  1. Chào hỏi khán giả - Đô vật vào tư thế chuẩn bị - Bắt đầu trận đấu.
  2. Chào hỏi khán giả - Vào tư thế chuẩn bị - Chào hỏi khán giả.
  3. Vào tư thế chuẩn bị - Chào hỏi khán giả - Bắt đầu trận đấu.
  4. Vào tư thế chuẩn bị - Chào hỏi khán giả - Bắt đầu trận đấu - Trọng tài thổi còi.

Câu 5: Người viết cảm thấy con người quê hương mình như thế nào?

  1. Khỏe khoắn, tự tin, yêu đời.
  2. Mạnh mẽ, chắc khỏe, dũng cảm.
  3. Lạc quan, tự tin, yêu đời.
  4. Khỏe khoắn, mạnh mẽ, đầy tinh thần thượng võ.

 

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối bài: Ôn tập và đánh giá giữa học kì I tiết 1

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay