Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối: Ôn tập giữa học kì 1

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập giữa học kì 1. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I

PHẦN 1: ÔN TẬP

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. ĐỌC - HIỂU (05 CÂU)

BÀN TAY VÀNG

Ngày xửa ngày xưa, có một người đàn ông tham lam sống ở thị trấn nhỏ nọ. Người đàn ông này vô cùng giàu và có một niềm say mê đặc biệt với vàng cùng những thứ lạ mắt. Mặt khác, ông ta cũng rất yêu thương con gái duy nhất của mình hơn bất cứ điều gì trên đời.

Một ngày nọ, người đàn ông tình cờ gặp một nàng tiên khi mái tóc của nàng tiên nữ ấy đang mắc kẹt vào một nhánh cây. Không suy nghĩ nhiều, người đàn ông liền lao đến và giúp đỡ nàng tiên.

Ngay sau đó, lòng tham nổi dậy, ông ta lập tức yêu cầu nàng tiên đáp lại sự giúp đỡ bằng việc ban cho ông một điều ước. Người đàn ông ước rằng tất cả những gì ông ta chạm vào đều sẽ hóa thành vàng. Vị tiên nhận lời.

Sau khi có được điều ước, người đàn ông tham lam vội vã về nhà để cho vợ và con thấy điều kỳ diệu mà mình có được. Khi ông ta vừa đến nhà, cô con gái yêu chạy ra đón và vô tình chạm vào tay cha. Ngay lập tức, toàn thân cô hóa thành vàng. Người đàn ông lúc này vô cùng hối tiếc về ước muốn sai lầm kia và dành quãng đời còn lại để tìm kiếm nàng tiên đã ban cho mình điều ước đó.

(Theo Truyện thiếu nhi Việt Nam hay và ý nghĩa)

Câu 1: Người đàn ông trong câu chuyện trên được miêu tả như thế nào?

  1. Tham lam, giàu có.
  2. Nghèo khổ, lam lũ.
  3. Nghèo khó, bần cùng.
  4. Mê tiền.

 

Câu 2: Điều ước mà người đàn ông yêu cầu nàng tiên ban cho là gì?

  1. Ban cho ông ta ngàn cân vàng.
  2. Tất cả những gì ông ta chạm vào đều sẽ hóa thành vàng.
  3. Ban cho ông ta sức mạnh.
  4. Ban cho ông ta ngàn mảnh đất rộng lớn.

Câu 3: Vì sao người đàn ông lại hối tiếc về ước muốn sai lầm của mình?

  1. Vì điều ước đó mà ông không thể chạm vào con gái.
  2. Vì điều ước đó mà khi con gái chạm vào ông liền hóa thành vàng.
  3. Vì điều ước đó mà ông không ăn được thứ gì.
  4. Vì điều ước đó mà cả vợ và con gái ông đều xa lánh ông.

Câu 4: Người đàn ông dành quãng đời còn lại để làm gì?

  1. Tìm kiếm thêm nhiều món đồ quí hiếm.
  2. Tìm cách hóa giải điều ước.
  3. Tìm cách biến con gái trở lại bình thường.
  4. Tìm kiếm nàng tiên đã ban cho mình điều ước.

Câu 5: Bài học rút ra qua câu chuyện trên là gì?

  1. Lòng tham sẽ khiến ta mất đi người thân của mình.
  2. Vàng có nhiều đến mấy cũng không ăn được.
  3. Lòng tham vô đáy sẽ dẫn con người ta đến những kết cục bi thương.
  4. Chúng ta cần giúp đỡ mọi người trong bất kì hoàn cảnh nào.

II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (10 CÂU)

Câu 1: Danh từ là gì?

  1. Là những hư từ.
  2. Là những từ chỉ hành động của con người, sự vật …
  3. Là những từ chỉ sự vật: con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm…
  4. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật…

Câu 2: Câu văn sau có mấy danh từ?

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh.

  1. 6 danh từ.
  2. 5 danh từ.
  3. 4 danh từ.
  4. 3 danh từ.

Câu 3: Điền từ vào chỗ trống: Các danh từ riêng phải được … các chữ cái đầu tiên.

  1. Viết thường.
  2. Viết hoa.
  3. Xen kẽ viết hoa và viết thường.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 4: Câu dưới đây có những danh từ chung nào?

Nguyễn Tuân sinh ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  1. A. Nguyễn Tuân, quê, thôn, xã, phường.
  2. Thượng Đình, Hà Nội, quê, thôn, xã, quận.
  3. Thôn, xã, phường, quận.
  4. Phố, quê, thôn, xã, làng, phường, quận.

Câu 5: Dòng nào dưới đây là viết đúng?

  1. Thị trấn Sa-pa thuộc tỉnh lào Cai.
  2. Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm đồng.
  3. Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh.
  4. Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc thành phố Hà nội.

Câu 6: Động từ là gì?

  1. Là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. 
  2. Là những từ chỉ hành vi của con người.
  3. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật.
  4. Là những từ chỉ sự vật.

Câu 7: Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm động từ?

  1. Mếu máo, tươi cười, ngậm ngùi.
  2. Rạng rỡ, cười xinh, vui cười.
  3. Khóc, cười, xinh đẹp.
  4. Khóc, mếu, cười.

Câu 8: Động từ trong câu “Bệnh nhân đang nằm trong phòng hồi sức.” là gì?

  1. Bệnh nhân.
  2. Nằm.
  3. Trong phòng.
  4. Phòng hồi sức.

Câu 9: Điền động từ thích hợp vào chỗ trống?

Mẹ ơi!

Con … mẹ quá! Sao mẹ đi công tác lâu thế? Tối nào em Chi cũng khóc đòi mẹ. Con … em lắm. Chúng con rất mong mẹ về.

  1. Nhớ - ghét.
  2. Thương - nhớ.
  3. Nhớ - thương.
  4. Nhớ - buồn.

Câu 10: Câu nào dưới đây có chứa 2 động từ trở lên?

  1. Năm nay em lên lớp 4.
  2. Em thích đi chơi công viên.
  3. Em yêu gia đình em rất nhiều.
  4. Bác Hà mua 4 cái bánh cá cho Lan.

III. VIẾT (05 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ... Vì thế khi nói chuyện bà hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu. Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải. Hôm nay, bà nói về câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ những kẻ dù hiểu biết rất hạn hẹp nhưng lúc nào cũng huênh hoang, tự đắc. Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy. Và thế là bà đã kể cho tôi nghe câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.

Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên nó tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật nhỏ khác rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ểch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị dẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách. Giống như có nhiều người trẻ hiện nay ít kinh nghiệm, ít hiểu biết nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất.

Câu 1: Nội dung của câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” được kể trong văn bản trên là gì?

  1. Khuyên nhủ con người nên biết mình biết ta.
  2. Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
  3. Phê phán những kẻ tự cao tự đại, không biết khiêm tốn.
  4. Giúp người đọc nhận thức được vị trí hiện tại của mình.

Câu 2: Câu chủ đề của bài văn trên là gì?

  1. Bà đã kể cho tôi nghe câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
  2. Bà tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ…
  3. Bà nói về câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.
  4. Bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.

Câu 3: Tìm các từ liên kết câu trong phần mở đầu của đoạn văn trên?

  1. Mọi chuyện, diễn ra, cuối cùng.
  2. Vì thế, sau đó, sau lần ấy.
  3. Và thế là, sau khi.
  4. Vì thế, rồi, và thế là.

Câu 4: Mục đích của đoạn mở đầu bài văn trên là gì?

  1. Dẫn dắt để kể câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”
  2. Giới thiệu câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” một cách trực tiếp.
  3. Kể lại câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”
  4. Không có đáp án nào đúng.

Câu 5: Người viết có thái độ như thế nào khi nghe xong câu chuyện?

  1. Trung lập.
  2. Phê phán.
  3. Tích cực.
  4. Thờ ơ.

 

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối bài: Ôn tập và đánh giá giữa học kì I tiết 1

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay