Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 1: Tiếng rao đêm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Tiếng rao đêm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG GẮN BÓ

BÀI 1: Tiếng rao đêm

BÀI 1: TIẾNG RAO ĐÊM

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Trong bài Tiếng rao đêm, tiếng rao mà tác giả nghe thấy là gì?

A. Bánh… mì… ì… ì!

B. Bánh… giò… ò… ò!

C. Bánh… khúc… úc… úc!

D. Bánh… bao… ao… ao!

Câu 2: Trong bài Tiếng rao đêm, tác giả miêu tả tiếng rao như thế nào?

A. Tiếng rao vui vẻ và sôi động trong đêm khuya tĩnh mịch.

B. Tiếng rao lanh lảnh và trong trẻo trong đêm khuya tĩnh mịch.

C. Tiếng rao đều đều, khàn khan kéo dài trong đêm khuya tĩnh mịch.

D. Tiếng rao ngắt quãng và chói tai trong đêm khuya tĩnh mịch.

Câu 3: Trong bài đọc Tiếng rao đêm, điều gì đã khiến nhân vật tôi giật mình tỉnh giấc?

A. Nhân vật tôi giật mình tỉnh giấc bởi tiếng sấm.

B. Nhân vật tôi giật mình tỉnh giấc bởi tiếng rao bánh.

C. Nhân vật tôi giật mình tỉnh giấc bởi tiếng kêu cứu.

D. Nhân vật tôi giật mình tình giấc vì những tiếng la "Cháy! Cháy nhà!"

Câu 4: Trong bài đọc Tiếng rao đêm, ngôi nhà nào đang bốc cháy?

A. Nhà hàng xóm đang bốc lửa phừng phừng.

B. Nhà cuối hẻm đang bốc lửa phừng phừng. 

C. Nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng.

D. Nhà giữa hẻm đang bốc lửa phừng phừng.

Câu 5: Tác giả miêu tả bóng người xuất hiện trong đám cháy như thế nào?

A. Thấp, béo, nhanh nhẹn.

B. Cao, gầy, khập khiễng.

C. Trung bình, mập mạp, chậm chạp.

D. Nhỏ bé, nhanh nhẹn, linh hoạt.

Câu 6: Trong bài Tiếng rao đêm, người đàn ông đã làm gì khi chạy ra khỏi ngôi nhà đang cháy?

A. Hét to kêu cứu, phóng thẳng ra đường.

B. Che chở vật gì đó, phóng thẳng ra đường.

C. Vứt bỏ đồ đạc, phóng thẳng ra đường.

D. Cố gắng dập lửa, hét to kêu cứu.

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Trong bài Tiếng rao đêm, điều gì xảy ra khi người đàn ông vừa té quỵ?

A. Người đàn ông vừa té quỵ thì mọi người bỏ chạy.

B. Người đàn ông vừa té quỵ thì một cây rầm sập xuống.

C. Người đàn ông vừa té quỵ thì ngôi nhà đổ sập.

D. Người đàn ông vừa ts quỵ thì lửa bùng lên dữ dội.

Câu 2: Trong bài Tiếng rao đêm, vật mà người đàn ông ôm khư khư chạy ra từ đám cháy là gì?

A. Một túi tiền.

B. Một con vật cưng.

C. Một đứa bé.

D. Một món đồ quý giá.

Câu 3: Trạng thái của đứa bé sau khi ra khỏi đám cháy được miêu tả như thế nào?

A. Tỉnh táo, bình tĩnh.

B. Mặt mày đen nhẻm, thất thần, khóc không thành tiếng.

C. Khóc lóc thảm thiết.

D. Cười vui vẻ.

Câu 4: Người ta đã làm gì với người đàn ông sau khi cứu được anh ta?

A. Bỏ mặc anh ta.

B. Đưa anh ta vào bệnh viện.

C. Khiêng người đàn ông ra xa. Cấp cứu cho anh ta.

D. Hỏi anh ta về nguyên nhân hỏa hoạn.

III. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Trong bài Tiếng rao đêm, điều gì khiến mọi người ngạc nhiên và bất ngờ về người đàn ông?

A. Anh ta là lính cứu hỏa.

B. Anh ta là cha của đứa bé.

C. Anh ta có một cái chân gỗ.

D. Anh ta là người gây ra hỏa hoạn.

Câu 2: Tiếng rao bánh giò được nghe vào thời điểm nào?

A. Buổi sáng.

B. Buổi trưa.

C. Buổi chiều.

D. Buổi đêm.

Câu 3: Tác giả cảm nhận tiếng rao bánh giò như thế nào?

A. Vui vẻ.

B. Hào hứng.

C. Buồn não ruột.

D. Phấn khích.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu) 

=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 1: Tiếng rao đêm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay