Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Luyện tập về từ đa nghĩa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Luyện tập về từ đa nghĩa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: CHỦ NHÂN TƯƠNG LAI

BÀI 3: NAY EM LÊN MƯỜI

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐA NGHĨA

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Từ đa nghĩa là gì?

A. Là từ có từ một tới hai nghĩa trở lên.

B. Là từ có nghĩa đen và nghĩa bóng.

C. Là từ có ít nhất từ hai nghĩa trở lên.

D. Là từ có một nghĩa nhưng nhiều cách hiểu.

Câu 2: Trong từ đa nghĩa có những nghĩa nào sau đây?

A. Nghĩa gốc và nghĩa đen.

B. Nghĩa bóng và nghĩa chuyển.

C. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

D. Nghĩa gốc và nghĩa bóng.

Câu 3: Từ “ăn” trong câu “ăn no ấm bụng được dùng với nghĩa nào?

A. Nghĩa chuyển.

B. Nghĩa bóng.

C. Nghĩa gốc.

D. Nghĩa ẩn dụ.

Câu 4: Trong các câu sau, câu nào từ “lưỡi” đùng với nghĩa gốc?

A. Lưỡi dao này rất sắc, cẩn thận kẻo đứt tay.

B. Lưỡi rìu vung lên chỉ ba nhát là cái cây đã đổ ầm xuống đất.

C. Khi làm vệ sinh cá nhân buổi sáng, đánh răng xong đừng quên vệ sinh lưỡi.

D. Bất thình lình một lưỡi gươm chĩa ngay về phía anh ấy.

Câu 5: Trong các câu sau đây câu nào từ miệng được dùng với nghĩa chuyển? 

A. Cô bé có khuôn miệng nhỏ nhắn, xinh xắn.

B. Đừng có mà suốt ngày chỉ biết “há miệng chờ sung” như thế.

C. Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà.

D. Miệng hố được che đậy rất kĩ càng, đây chính là cái bẫy để bắt thú dữ.

Câu 6: Từ xuân trong câu nào dưới đây mang nghĩa gốc?

A. Cô ấy đã ngoài 30 nhưng vẫn còn xuân lắm.

B. Đã 30 cái xuân nhưng cô ấy vẫn chưa từng được trải qua mùi vị tình yêu.

C. Mùa xuân đến, trường chúng em lại tổ chức hoạt động trồng cây gây rừng.

D. Tuổi thanh xuân con gái trôi qua nhanh lắm.

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Từ nào dưới đây không phải là từ có nghĩa chuyển của từ mắt?

A. Mắt biếc.

B. Mắt na.

C. Mắt lưới.

D. Mắt cây.

Câu 2: Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân. 

B. Cứ chiều chiều Vũ lại nghe thấy tiếng còi tàu vào cảng ăn hàng.

C. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi lại cùng nhau ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.

D. Chiếc xe đạp này, ăn phanh thật đấy.

 Câu 3: Tiếng nào dưới đây ghép với từ “đánh” thì mang nghĩa gốc?  

A. trống B. đàn  C. cờ  D. nhau

Câu 4: Từ “bay” nào trong các từ dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển?

A. Cái bay B. Bay lượn C. Cái bay D. Bay màu

III. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Từ nào dưới đây có thể chuyển nghĩa được?

A. Com – pa.

B. Quạt điện.

C. Rèm.

D. Lá

Câu 2: Từ nào dưới đây không có nghĩa chuyển?

A. Mũi.

B. Mặt.

C. Đồng hồ.

D. Tai.

Câu 3: Nghĩa chuyển của từ “quả”?

A. Qủa tim.

B. Qủa dừa.

C. Hoa quả.

D. Qủa táo.

IV.VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Câu nào dưới đây có từ in đậm được dùng theo nghĩa gốc?

A. Huy là tay vợt xuất sắc của đội tuyển.

B. Đường chân trời ửng hồng bởi sắc hoàng hôn.

C. Chú hề có chiếc mũi đỏ chót, trông thật ngộ nghĩnh.

D. Há miệng chờ sung.

Câu 2: Giải thích ý nghĩa của từ in đậm trong câu dưới đây?

“Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”.

A. Chỉ số lượng.

B. Chỉ thức ăn được nấu kĩ đến độ ăn được.

C. Chỉ quả đã vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, có hương thơm, vị ngọt.

D. Sự thành thục, am hiểu đầy đủ mọi khía cạnh.

=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Luyện tập về từ đa nghĩa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay