Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời Bài 3: Mùa xuân em đi trồng cây
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Mùa xuân em đi trồng cây. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: GIỮ MÃI MÀU XANH
BÀI 3: MÙA XUÂN EM ĐI TRỒNG CÂY
ĐỌC: MÙA XUÂN EM ĐI TRỒNG CÂY
( 22 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Bài thơ Mùa xuân em đi trồng cây miêu tả phong cảnh vào thời điểm nào?
A. Mùa hè.
B. Mùa đông.
C. Mùa thu.
D. Mùa xuân.
Câu 2: Bài thơ Mùa xuân em đi trồng cây do ai sáng tác?
A. Nguyễn Lãm Thắng.
B. Võ Thu Hương.
C. Hoàng Nguyên Thảo.
D. Xuân Diệu.
Câu 3: Bài thơ Mùa xuân em đi trồng cây nói về hoạt động gì?
A. Đọc sách về các loài cây.
B. Đi trồng cây.
C. Đi dã ngoại cùng các bạn trong lớp.
D. Dạo quanh khu rừng mùa xuân.
Câu 4: Ở khổ thơ thứ nhất, đồi hoang sẽ biến thành gì nhờ hoạt động đó?
A. Rừng thông.
B. Đồng cỏ.
C. Đồng hoa.
D. Hồ nước.
Câu 5: Nhân vật trong bài thơ được nhắc đến là ai?
A. Những cô bác kiểm lâm, các bạn sinh viên tình nguyện.
B. Bạn nhỏ, các cô bác lao công.
C. Các bạn nhỏ, thanh niên và mọi người cùng nhau.
D. Các cụ già và bạn nhỏ.
Câu 6: Trong bài thơ, hình ảnh nào xuất hiện khi nói về “mùa xuân”?
A. Cánh đồng lúa.
B. Nắng lên.
C. Tiếng chim hót.
D. Đồng hoa.
Câu 7: Trong bài thơ, “nụ cười hồn nhiên” của mọi người xuất hiện khi nào?
A. Khi cây lớn lên.
B. Khi mọi người trồng cây và đổ mồ hôi.
C. Khi gặt hái vụ mùa.
D. Khi mùa xuân qua đi.
Câu 8: Hình ảnh nào trong bài thơ miêu tả mọi người đang hăng say trồng cây trên đồi?
A. Đàn chim bay lượn.
B. Những ngôi nhà nhỏ trên đồi.
C. Trời mưa tầm tã.
D. Mũ nón nhấp nhô, mọi người chăm chỉ vun gốc, nâng cành.
Câu 9: Câu thơ "Đồi hoang sẽ hoá rừng thông" có nghĩa là gì?
A. Đồi hoang vu sẽ trở thành rừng thông nhờ cây được trồng.
B. Đồi hoang sẽ thành sa mạc.
C. Đồi hoang sẽ không còn cây nữa.
D. Đồi hoang sẽ thành đồng cỏ.
Câu 10: Bài thơ có nhắc đến loại cây nào sẽ được trồng để phủ xanh đồi núi?
A. Cây tre.
B. Rừng thông.
C. Cây bạch đàn.
D. Cây xoan.
II. THÔNG HIỂU (07 CÂU)
Câu 1: Mục đích của hoạt động trồng cây được nhắc đến trong bài thơ là gì?
A. Làm đẹp cảnh quan và bảo vệ môi trường.
B. Tăng thêm sản lượng gỗ.
C. Thu hoạch quả từ cây trồng.
D. Che bóng mát cho mùa hè.
Câu 2: Câu thơ “Nắng lên từ phía bàn tay em trồng” trong bài thơ có ý nghĩa gì?
A. Mặt trời mọc từ bàn tay của em.
B. Cây sẽ được chăm sóc tốt dưới ánh nắng.
C. Ánh nắng tượng trưng cho sự sống và hy vọng được bắt đầu từ hành động trồng cây của em.
D. Bàn tay em rất mạnh mẽ và kiên cường.
Câu 3: Câu thơ “Núi loang lổ cháy sẽ bùng màu xanh” có ý nghĩa gì?
A. Núi sẽ biến thành một khu rừng xanh sau khi cháy rừng.
B. Những khu vực núi rừng bị tàn phá sẽ hồi sinh với màu xanh của cây cối mới trồng.
C. Màu xanh sẽ xuất hiện khi mùa xuân đến.
D. Núi sẽ không còn loang lổ nữa.
Câu 4: Tại sao tác giả lại nhắc đến "mồ hôi" và "nụ cười hồn nhiên" trong bài thơ?
A. Để so sánh công việc trồng cây với các công việc khác.
B. Để cho thấy trồng cây rất dễ dàng và không tốn công sức.
C. Để nói về sự vất vả của mọi người khi phải làm việc.
D. Để nhấn mạnh niềm vui và sự cố gắng của mọi người khi tham gia trồng cây.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Mùa xuân em đi trồng cây