Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Nay em mười tuổi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Nay em mười tuổi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: CHỦ NHÂN TƯƠNG LAI

BÀI 3: NAY EM MƯỜI TUỔI

ĐỌC: NAY EM MƯỜI TUỔI

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Bài đọc “Nay em mười tuổi” miêu tả tâm trạng của nắng như thế nào?

A. Hồi hộp.

B. Thổn thức.

C. Lo lắng.

D. Trăn trở.

Câu 2: Trong bài đọc “Nay em mười tuổi”, trăng đêm khuya được miêu tả như thế nào?

A. Trăng khuya sáng ven đường.

B. Trăng soi sáng khắp đường.

C. Trăng khuya lóng lánh ven đường.

D. Trăng hồi hộp thức suốt đêm.

Câu 3: Trong bài đọc “Nay em mười tuổi”, “Thu” trong câu “Thu cõng khoảng trời dễ thương” là gì?

A. Bạn nhỏ trong bài đọc.

B. Mùa thu.

C. Bạn cùng lớp của bạn nhỏ.

D. Cô giáo của bạn nhỏ.

Câu 4: Trong bài đọc “Nay em lên mười”, nhân vật dậy sớm nhất nhà là ai?

A. Bạn nhỏ.

B. Mẹ bạn nhỏ.

C. Bố bạn nhỏ.

D. Chú gà.

Câu 5: Trong bài đọc “Nay em lên mười”, từ nào được nhà thơ sử dụng để điền vào chỗ chấm trong câu thơ “Căng tròn trái thị …. tỏa hương”?

A. Nhẹ nhàng.

B. Dịu dàng.

C. Êm ả.

D. Êm đềm.

Câu 6: Trong bài đọc “Nay em mười tuổi”, cỏ xanh đã tặng bạn nhỏ món quà gì?

A. Cỏ xanh hớn hở đính sương làm quà.

B. Cỏ xanh vui vẻ đính lá làm quà.

C. Cỏ xanh hớn hở gói hoa làm quà.

D. Cỏ xanh hớn hở đính nơ làm quà.

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Trong bài đọc “Nay em mười tuổi”, câu thơ “Cỏ xanh hớn hở đính sương làm quà” dùng biện pháp tu từ gì?

A. Không dùng biện pháp tu từ nào.

B. Ẩn dụ.

C. Nhân hóa.

D. So sánh.

Câu 2: Những con vật nào được nhắc đến trong bài đọc “Nay em mười tuổi”?

A. Con mèo.

B. Con vịt, con gà.

C. Con gà, bầy chim.

D. Con bướm, con ong.

Câu 3: Trong bài đọc “Nay em mười tuổi”, loại quả nào được nhắc đến trong bài đọc?

A. Qủa na.

B. Qủa bưởi.

C. Qủa thị.

D. Qua chanh

Câu 4: Bạn nhỏ trong bài đọc đã ngắm gì trên bầu trời?

A. Ngắm những đám mây.

B. Ngắm ông mặt trời.

C. Ngắm bầy chim liệng.

D. Ngắm đàn cò bay.

III. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Tại sao tác giả dùng từ “rực hồng” để miêu tả tiếng gà gáy?

A, Để âm thanh của chú gà trở nên lãng mạn hơn.

B. Để nhấn mạnh sự rực rỡ và vui tươi của buổi sáng.

C. Để biểu lộ sự chững chạc của chú gà.

D. Để làm cho đoạn văn sinh động hơn

.

Câu 2: Trong các câu thơ sau, câu thơ nào sử dụng biện pháp nhân hóa?

A. Lúa phơi bông khắp cánh đồng.

B. Gió thơm bay giữa mênh mông thảm vàng.

C. Trống trường vang tiếng nói cười.

D. Ngắm bầy chim liệng thân thương.

Câu 3: Trong các câu thơ sau, câu nào không sử dụng biện pháp nhân hóa?

A. Trống trường vang tiếng nói cười.

B. Thu đi học cõng khoảng trời dễ thương.

C. Chú gà dậy sớm nhất nhà.

D. Căng tròn trái thị dịu dàng tỏa hương.

VI. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tại sao bài thơ được đặt tên là “Nay em lên mười”?

A. Vì bài thơ miêu miêu tả niềm vui của bạn nhỏ khi tròn mười tuổi. Niềm vui ấy lan tỏa đến cảnh vật, thiên nhiên.

B. Vi bài thơ miêu tả tâm trạng vui sướng của bạn nhỏ vào dịp sinh nhật mười tuổi.

C. Vì bạn nhỏ trong bài thơ nhận được món quà vô cùng ý nghĩa khi bạn tròn mười tuổi.

D. Vì bài thơ miêu tả sự thay đổi của thiên nhiên cảnh vật khi bạn nhỏ mười tuổi.

Câu 2: Bài thơ “Nay em lên mười” gợi cho em những cảm xúc như thế nào?

A. Gợi cảm xúc buồn bã và u sầu.

B. Không gợi cảm xúc gì.

C. Gơi cảm xúc vui tươi và hân hoan.

D. Gợi sự thư thả và êm ái

=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 3: Nay em mười tuổi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay