Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 5: Luyện tập về đại từ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Luyện tập về đại từ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: CHUNG SỐNG YÊU THƯƠNG
BÀI 5: TRƯỚC NGÀY GIÁNG SINH
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ
(15 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (6 câu)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Cái Lan chạy sang nhà Hoa, đứng ở ngoài cửa nói vọng vào: - Sao giờ này cậu vẫn còn ngồi đây? Vào thay áo quần nhanh lên để đi sinh nhật Mi. - Ơ, tớ tưởng 7 giờ tối mới bắt đầu mà? - Lan nghi ngờ. - Trời ạ, thế cậu không định đi mua quà cho nó hả? - Lan hỏi lại. Nghe nói vậy, Hoa vội bật dậy, lao vào nhà, vừa đi vừa nói vọng ra: - Cậu chờ tớ chút, rồi chúng mình cùng đi! |
Câu 1: Trong câu "Sao giờ này cậu vẫn còn ngồi đây?", đại từ "cậu" ám chỉ ai?
A. Lan.
B. Hoa.
C. Mi.
D. Người không xác định.
Câu 2: Từ "nó" trong câu "Thế cậu không định đi mua quà cho nó hả?" đề cập đến:
A. Lan
B. Hoa
C. Mi.
D. Quà sinh nhật
Câu 3: Trong câu "Cậu chờ tớ chút", "tớ" là đại từ xưng hô chỉ:
A. Lan.
B. Hoa.
C. Mi.
D. Người nói chung.
Câu 4: Đại từ nào được sử dụng để chỉ cả Lan và Hoa trong đoạn văn?
A. Chúng mình.
B. Chúng nó.
C. Các cậu.
D. Họ.
Câu 5: Trong câu "Ơ, tớ tưởng 7 giờ tối mới bắt đầu mà?", đại từ "tớ" chỉ ai?
A. Lan.
B. Hoa.
C. Mi.
D. Người không xác định.
Câu 6: Có bao nhiêu đại từ khác nhau được sử dụng trong đoạn văn này?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Cho câu văn "Hôm qua, bà Lan vừa lau nhà nhưng hôm nay bà Lan lại lau nhà tiếp.", cách sử dụng đại từ nào sẽ giúp câu văn tự nhiên và tránh lặp lại?
A. Hôm qua, bà Lan vừa lau nhà nhưng hôm nay bà ấy lại lau nhà tiếp.
B. Hôm qua, bà Lan vừa lau nhà nhưng hôm nay họ lại lau nhà tiếp.
C. Hôm qua, bà Lan vừa lau nhà nhưng hôm nay nó lại lau nhà tiếp.
D. Hôm qua, bà Lan vừa lau nhà nhưng hôm nay chúng ta lại lau nhà tiếp.
Câu 2: Trong câu "Chị Mai mua một chiếc lọ, rồi cuối ngày, chị Mai ghé cửa hàng mua một bó hồng nhung.", đại từ nào có thể thay thế "chị Mai" ở lần xuất hiện thứ hai?
A. Cô ấy.
B. Chị ấy.
C. Bà ấy.
D. Nó.
Câu 3: Trong câu "Chú chó sung sướng vẫy đuôi nhìn hình ảnh chính chú chó được phản chiếu trong gương.", cụm từ "chính chú chó" có thể được thay thế bằng đại từ nào?
A. Nó.
B. Mình.
C. Bản thân.
D. Chúng.
Câu 4: Trong câu "Thằng Tí vừa về đến nhà nhưng một lát sau thằng Tí lại chạy đi ngay.", cách sử dụng đại từ nào sẽ giúp câu văn tự nhiên và tránh lặp lại?
A. Thằng Tí vừa về đến nhà nhưng một lát sau nó lại chạy đi ngay.
B. Thằng Tí vừa về đến nhà nhưng một lát sau chúng lại chạy đi ngay.
C. Thằng Tí vừa về đến nhà nhưng một lát sau bạn ấy lại chạy đi ngay.
D. Thằng Tí vừa về đến nhà nhưng một lát sau chúng ta lại chạy đi ngay.
III. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Chọn đại từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu: Con suối chảy róc rách suốt cả mùa hè, nên giờ (...) đã thấm mệt, phải ngủ say để dưỡng sức.
A. Mình.
B. Bạn.
C. Nó.
D. Cậu.
Câu 2: Chọn đại từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu: Chiếc bánh quy này do chính tay cô Tư làm ra và (...) rất tự hào về sản phẩm của mình.
A. Họ.
B. Cô ấy.
C. Nó.
D. Chúng mình.
Câu 3: Chọn đại từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu: Anh Hùng vừa hoàn thành bức tranh tuyệt đẹp và (...) rất hài lòng với tác phẩm của mình.
A. Họ.
B. chúng ta.
C. Anh ấy.
D. Nó.
III. VẬN DỤNG CAO (2câu)
=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 5: Luyện tập về đại từ