Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời Bài 5: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: KHÚC CA HÒA BÌNH
BÀI 5: NHỮNG CON HẠC GIẤY
VIẾT: TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ
(15 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không thuộc phần mở đầu của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ?
A. Giới thiệu tên bài thơ.
B. Nêu tình cảm, cảm xúc về bài thơ.
C. Giới thiệu tên tác giả.
D. Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
Câu 2: Đâu là một trong những điều yêu thích ở bài thơ mà em có thể đưa vào đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ?
A. Nhân vật có phẩm chất tốt.
B. Cảnh vật trong bài thơ tươi đẹp.
C. Bài thơ ẩn chứa thông điệp ý nghĩa.
D. Nhân vật có phẩm chất tốt, cảnh vật trong bài thơ tươi đẹp hoặc bài thơ ẩn chứa thông điệp ý nghĩa.
Câu 3: Khi tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất?
A. Xác định cảm xúc và tình cảm của người viết khi đọc bài thơ.
B. Phân tích các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ.
C. Mô tả các nhân vật và sự kiện trong bài thơ.
D. Trình bày lại nội dung bài thơ một cách ngắn gọn.
Câu 4: Để tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ cần làm gì đầu tiên?
A. Phân tích chi tiết các từ ngữ trong bài thơ.
B. Đưa ra các ý tưởng về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
C. Xác định những cảm xúc chính mà bài thơ gợi lên cho người viết.
D. Tóm tắt nội dung bài thơ.
Câu 5: Để tìm ý cho một đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài thơ có thể bắt đầu bằng cách nào?
A. Lên kế hoạch phân tích từng câu thơ chi tiết.
B. Tưởng tượng cảm xúc của mình khi đọc bài thơ và ghi lại những cảm nhận ban đầu.
C. Đưa ra một vài chi tiết về tác giả và bối cảnh sáng tác.
D. Nói về các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã dùng trong bài thơ.
II. THÔNG HIỂU (03 CÂU)
Câu 1: Tại sao khi viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài thơ cần liên hệ cảm xúc cá nhân với nội dung bài thơ?
A. Vì nó giúp tăng cường sự hiểu biết về bài thơ.
B. Vì nó giúp dễ dàng phân tích các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ.
C. Vì nó giúp thể hiện sự chân thực và sâu sắc trong cảm nhận.
D. Vì nó giúp giải thích nội dung bài thơ một cách ngắn gọn.
Câu 2: Khi tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ nên lựa chọn những ý nào để bài văn có chiều sâu?
A. Những cảm xúc tích cực và hình ảnh đẹp trong bài thơ.
B. Những cảm xúc mạnh mẽ, sâu sắc mà bài thơ gợi lên.
C. Những thông tin về tác giả và bối cảnh sáng tác.
D. Những từ ngữ mới lạ và độc đáo trong bài thơ.
Câu 3: Khi tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ cần làm gì?
A. Những thông tin chi tiết về tác giả và lịch sử sáng tác.
B. Những cảm xúc gắn liền với các hình ảnh trong bài thơ.
C. Những sự kiện diễn ra trong bài thơ.
D. Những biện pháp nghệ thuật nổi bật trong bài thơ.
III. VẬN DỤNG (05 CÂU)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Bài thơ "Hạt gạo làng ta" của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp và giá trị của hạt gạo - biểu tượng của sự lao động cần cù và tinh thần yêu nước. Qua từng dòng thơ, em cảm nhận được sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với bàn tay lao động của bác nông dân đã hiến dâng mồ hôi, công sức để tạo nên những hạt gạo trắng tinh. Hạt gạo không chỉ là thức ăn hàng ngày mà còn là niềm tự hào, là tâm hồn của dân tộc ta, là sự gắn kết giữa con người với đất mẹ thiêng liêng. Bài thơ giúp em thêm trân trọng từng bữa cơm gia đình, nhận ra giá trị to lớn của lao động nông nghiệp và càng yêu quý hơn đất nước, quê hương mình. Tình cảm, cảm xúc dạt dào và lòng biết ơn sâu sắc đến những người nông dân đã được tác giả gửi gắm một cách chân thành qua những vần thơ mộc mạc, giàu hình ảnh.
Câu 1: Đoạn văn viết về điều gì?
A. Niềm tự hào về đất nước.
B. Giá trị của hạt gạo và lòng biết ơn đối với nông dân.
C. Sự vất vả của người nông dân.
D. Tình yêu quê hương.
Câu 2: Câu văn dưới đây thuộc phần nào trong cấu trúc đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ?
Bài thơ "Hạt gạo làng ta" của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp và giá trị của hạt gạo - biểu tượng của sự lao động cần cù và tinh thần yêu nước.
A. Phần mở đầu.
B. Phần triển khai.
C. Phần kết thúc.
D. Phần mở đầu hoặc kết thúc.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------