Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời Bài 7: Lộc vừng mùa xuân

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Lộc vừng mùa xuân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: GIỮ MÃI MÀU XANH

BÀI 7: LỘC VỪNG MÙA XUÂN 

ĐỌC: LỘC VỪNG MÙA XUÂN   

( 25 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tác giả của bài thơ "Lộc vừng mùa xuân" là ai?

A. Nguyễn Đình Thi

B. Xuân Quỳnh

C. Trương Nam Hương

D. Hữu Thỉnh

Câu 2: Trong bài thơ, cây lộc vừng được mô tả có bao nhiêu nhánh?

A. 7 nhánh.

B. 8 nhánh.

C. 9 nhánh.

D. 10 nhánh.

Câu 3: Theo bài thơ, cây lộc vừng đã trải qua điều gì cùng với lịch sử?

A. Mưa nắng.

B. Giông gió bão bùng.

C. Sương mù.

D. Hoang vu.

Câu 4: Hoa của cây lộc vừng được ví như gì?

A. Chuỗi cườm.

B. Sương mù.

C. Rồng bay.

D. Gươm báu.

Câu 5: Cây lộc vừng trong bài thơ được miêu tả với hình ảnh nào nổi bật?

A. Cây xanh tươi với lá to.

B. Thân cây mảnh mai và mỏng manh.

C. Cành nhỏ và hoa trắng.

D. Gốc cây lớn với chín nhánh rồng bay. 

Câu 6: Trong bài thơ, cây lộc vừng được cho là có tuổi cùng với điều gì?

A. Mặt hồ. 

B. Lịch sử.

C. Sương mù.

D. Cỏ cây.

Câu 7: Hình ảnh “dây hoa thả những chuỗi cườm” trong bài thơ miêu tả điều gì?

A. Sự quý phái của cây lộc vừng.

B. Hình dáng của những chùm hoa lộc vừng.

C. Những quả của cây lộc vừng.

D. Cành cây rủ xuống mặt hồ. 

Câu 8: Tác giả nhắc đến dòng sông nào trong bài thơ?

A. Sông Hương. 

B. Sông Hồng.

C. Sông Đà.

D. Không đề cập đến tên sông cụ thể.

Câu 9: Hình ảnh nào dưới đây không xuất hiện trong bài thơ?

A. Hồ Gươm.

B. Cây lộc vừng.

C. Bóng vua xưa.

D. Cây tre xanh.

Câu 10: Hình ảnh “dáng nghiêng kính cần như vừa trả gươm” liên quan đến địa danh nào?

A. Sông Hương. 

B. Hồ Gươm.

C. Hồ Tây.

D. Đền Hùng.

II. THÔNG HIỂU (08 CÂU)

Câu 1: Câu thơ “Dáng nghiêng kính cần như vừa trả gươm” gợi nhắc đến sự kiện lịch sử nào?

A. Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh. 

B. Vua Quang Trung đại phá quân Thanh.

C. Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long.

D. Vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho Trần Anh Tông.

Câu 2: Tại sao hình ảnh cây lộc vừng được nhắc đến trong bài thơ?

A. Vì lộc vừng là biểu tượng của sự sinh sôi.

B. Vì cây lộc vừng là loại cây duy nhất bên Hồ Gươm.

C. Vì lộc vừng là loại cây có lịch sử lâu đời, gắn với lịch sử dân tộc.

D. Vì cây lộc vừng chỉ nở hoa vào mùa xuân. 

Câu 3: Hình ảnh “tán nhoà trong bóng vua xưa” trong bài thơ gợi nhắc điều gì?

A. Sự gắn bó của cây lộc vừng với quá khứ và lịch sử.

B. Vẻ đẹp lộng lẫy của cây lộc vừng.

C. Cây lộc vừng che phủ cả mặt hồ.

D. Vẻ đẹp của vua chúa thời xưa.

Câu 4: Hình ảnh “gốc rêu trầm tích ngùi thơm sẽ sàng” muốn nhấn mạnh điều gì?

A. Mùi thơm của rêu phủ lên gốc cây. 

B. Dấu ấn thời gian và vẻ cổ kính của cây lộc vừng.

C. Cây lộc vừng vừa mới mọc.

D. Rêu xanh làm cho cây lộc vừng thêm mềm mại.

Câu 5: Qua câu thơ “Gốc nhoài chín nhánh rồng bay”, hình ảnh cây lộc vừng được tác giả liên tưởng đến điều gì?

A. Cây lộc vừng giống hình con rồng.

B. Cây lộc vừng có rễ chĩa ra nhiều hướng.

C. Hình ảnh cây lộc vừng trong phong thủy.

D. Sự uốn lượn mềm mại như hình ảnh rồng bay.

Câu 6: Câu thơ "Sắc hoa vẫn toả rỡ ràng sớm nay" thể hiện điều gì về cây lộc vừng?

A. Cây lộc vừng đã già và sắp tàn. 

B. Cây lộc vừng nở hoa đẹp dù trải qua thời gian và bão táp.

C. Cây lộc vừng không thay đổi theo mùa.

D. Cây lộc vừng chỉ nở hoa vào mùa xuân.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 7: Lộc vừng mùa xuân

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay