Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời bài 7: Sử dụng từ điển

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7: Sử dụng từ điển. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: KHUNG TRỜI TUỔI THƠ

BÀI 7: CHỚM THU

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: SỬ DỤNG TỪ ĐIỂN

(19 CÂU)

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Đâu là bước đầu tiên khi sử dụng từ điển để tìm hiểu nghĩa của từ đa nghĩa?

A. Dò từ trên xuống dưới theo thứ tự để tìm vị trí của từ cần tra.

B. Tìm trang có chữ cái đầu tiên của từ.

C. Đọc phần giải nghĩa của từ.

D. Chọn nghĩa phù hợp.

Câu 2: Đâu không phải là các sử dụng từ điển để tìm hiểu nghĩa của từ đa nghĩa?

A. Tìm trang có chữ cái đầu tiên của từ.

B. Dò từ trên xuống dưới theo thứ tự để tìm vị trí của từ cần tra.

C. Đọc phần giải nghĩa của từ và chọn nghĩa phù hợp.

D. Tra từ theo thứ tự từ trái qua phải.

Câu 3: Nghĩa trong từ điển là gì?

A. Nghĩa gốc.

B. Nghĩa chuyện.

C. Nghĩa đối lập.

D. Ví dụ minh họa.

Câu 4: Mỗi nghĩa của từ thường kèm theo gì?

A. Ví dụ minh họa là các từ ngữ.

B. Ví dụ minh họa là là các từ trái nghĩa.

C. Ví dụ minh họa là các từ ngữ hoặc câu văn.

D. Ví dụ minh họa là các câu ca dao.

Câu 5: Nghĩa của từ đa nghĩa được đánh số thứ tự 2, 3, 4… có ý nghĩa gì?

A. Nghĩa gốc.

B. Nghĩa chuyển.

C. Các từ đồng nghĩa.

D. Các từ đồng âm.

Câu 6: Đâu là đặc điểm của phần giải nghĩa từ trong từ điển?

A. Phần giải nghĩa ngắn gọn trong một câu.

B. Các nghĩa của một từ đa nghĩa trình bày tách biệt sang các mục từ khác nhau.

C. Các nghĩa của một từ đa nghĩa được trình bày trong một mục từ.

D. Chỉ có một nghĩa gốc của từ được trình bày trong từ điển.

Câu 7: Kí hiệu đnt trong từ điển có nghĩa là gì?

A. Danh từ.

B. Tính từ.

C. Đại từ.

D. Động từ.

Câu 8: Kí hiệu dt trong từ điển có nghĩa là gì?

A. Danh từ.

B. Động từ.

C. Từ đồng nghĩa.

D. Ca dao.

Câu 9: Kí hiệu đt trong từ điển có nghĩa là gì?

A. Từ Hán Việt.

B. Đại từ.

C. Hư từ.

D. Động từ.

Câu 10: Kí hiệu Tng trong từ điển có nghĩa là gì?

A. Thành ngữ.

B. Từ đồng nghĩa.

C. Tục ngữ.

D. Trợ từ.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Quyển từ điển tiếng Việt được dùng để làm gì?

A. Dùng để tra nghĩa của các từ tiếng Việt.

B. Dùng để tra nghĩa của các từ tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác.

C. Dùng để tìm hiểu kiến thức của các môn học.

D. Dùng để viết các bài văn.

Câu 2: Từ ăn không mang nét nghĩa nào dưới đây?

A. Hoạt động đưa thực phẩm vào để nuôi sống bản thân.

B. Giành về mình phần hơn, phần thắng.

C. Phải chịu lấy một kết quả nào đó.

D. Di chuyển khỏi một địa điểm nào đó.

Câu 3: Tra từ điển và cho biết từ ẩm thấp có nghĩa là gì?

A. Có chứa nhiều hơi nước.

B. Khí cụ đo độ ẩm.

C. Độ ẩm.

D. Mềm ỉu.

Câu 4: Từ nào dưới đây có nghĩa là mách cho điều cần thiết?

A. Mách lẻo.

B. Mách bảo.

C. Mách qué.

D. Mách nước.

Câu 5: Đâu là nghĩa gốc của danh từ ?

A. Hàng dệt bằng tơ nõn có những đường dọc nhỏ đều nhau, thường được nhuộm đen.

B. Làm cho đồ bằng vải, lụa phẳng và có nếp bằng các đưa đi đưa lại sát trên bề mặt một dụng cụ có mặt phẳng được nung nóng,

C. Chuyển từ nơi cao xuống và lướt sát gần một mặt phẳng như mặt nước, mặt đất.

D. Biểu thị điều sắp nêu ra là nội dung của điều vừa nói đến.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải nghĩa của từ bánh?

A. Món ăn có hình khối nhất định, chế biến bằng bột, thường có thêm chất ngọt, mặn, béo. 

B. Bộ phận của xe, có dạng đĩa tròn hoặc vành lắp nan hoa, quay quanh một trục để thực hiện một chuyển động hoặc để truyền chuyển động.

C. Từ dùng để chỉ từng đơn vị có hình khối bề ngoài giống như chiếc bánh.

D. Sang và đẹp một cách khác thường.

Câu 2: Từ mắt trong câu sau có nghĩa là gì?

Mắt quả dứa không ăn được.

A. Cơ quan để nhìn của người hay động vật.

B. Khu vực trung tâm cơn bão.

C. Lỗ hở ở các vật dụng được đan.

D. Bộ phận giống như hình con mắt ở ngoài vỏ của một số quả.

Câu 3: Đâu không phải là nghĩa của từ mạch?

A. Đường ống dẫn máu ở động vật hay dẫn nhựa ở động vật.

B. Đường nước chảy ngầm dưới đất.

C. Hệ thống các thiết bị điện được nối với nhau bằng những dây dẫn để dòng điện có thể đi qua.

D. Đường chạy dài liên tục hình thành do vật nối tiếp nhau không đứt đoạn.

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Tra từ điển và cho biết từ in đậm trong đoạn thơ sau có nghĩa là gì?

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.

A. Đơn vị hành chính thời trước, lớn hơn phủ, huyện.

B. Quả khô của một số cây lương thực.

C. Bộ phận hình tròn hay hình dẹt chứa trong quả, nảy mầm thì cho câu con.

D. Lượng nhỏ chất lỏng.

=> Giáo án Tiếng Việt 5 chân trời bài 7: Sử dụng từ điển

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay