Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 25: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 25: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: NGHỆ THUẬT MUÔN MÀU
BÀI 25 : TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
ĐỌC: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
(19 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Tác giả của bài đọc “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà” là ai?
A. Quang Dũng.
B. Tản Đà.
C. Quang Huy.
D. Chính Hữu.
Câu 2: Ba-la-laia-ca là đàn gì?
A. Tên một loại đàn 3 dây của người Nga.
B. Tên một loại đàn 3 dây của người Áo.
C. Tên một loại đàn 2 dây của người Ba Lan.
D. Tên một loại đàn 2 dây của người Bỉ.
Câu 3: Đâu là câu trả lời đúng về sông Đà?
A. Phụ lưu lớn nhất của sông Hồng.
B. Chảy từ Hòa Bình qua các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Phú Thọ.
C. Phụ lưu lớn nhất của sông Mã.
D. Chảy từ Điện Biên qua các tỉnh Hòa Bình, Sơn La.
Câu 4: Tiếng đàn được miêu tả như thế nào?
A. Giống với đám mây trôi nhẹ nhàng.
B. Giống như ngọn gió bình yên.
C. Giống như cơn gió mùa hạ.
D. Giống như tiếng chim mùa thu.
Câu 5: Tác giả miêu tả tiếng đàn trong thời gian nào?
A. Buổi sáng.
B. Buổi trưa.
C. Buổi chiều.
D. Buổi tối.
Câu 6: Ở đoạn đầu, tiếng đàn thổi qua đâu?
A. Thổi qua công trình thủy điện.
B. Thổi qua rừng bạch dương.
C. Thổi qua từng đám mây.
D. Thổi qua mái tóc cô gái Nga.
Câu 7: Khổ thứ 2, tiếng đàn được so sánh với cái gì?
A. Với ngọn gió.
B. Với dòng trăng.
C. Với ngọn sóng.
D. Với mái tóc cô gái Nga.
Câu 8: Sông Đà gửi ánh sáng đi đâu?
A. Đi muôn ngả.
B. Đi tới vùng thảo nguyên.
C. Đi tới những công trình thủy điện.
D. Đi tới những vùng quê xa xôi.
Câu 9: Đêm khuya khi mọi người, mọi vật đang say giấc ngủ thì còn ai đang thức?
A. Những tháp khoan.
B. Cô gái Nga.
C. Những xe ủi, xe ben.
D. Dòng sông Đà.
Câu 10: Ở khổ thơ 2, âm thanh của tiếng đàn gợi liên tưởng thú vị gì?
A. Gợi liên tưởng đến những đám mây bồng bềnh.
B. Gợi liên tưởng đến mái tóc cô gái Nga.
C. Gợi liên tưởng đến tiếng sóng náo nức.
D. Gợi liên tưởng đến tiếng gió dìu dặt.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Tác giả liên tưởng tiếng đàn với tiếng gió dìu dặt đã tôn nên vẻ đẹp âm thanh gì của tiếng đàn?
A. Hiện lên những hình ảnh, âm thanh của làng quê nghèo.
B. Hiện lên những cung bậc âm thanh của đô thị xa xôi.
C. Hiện lên những cung bậc âm thanh của vùng thảo nguyên vô tận.
D. Hiện lên những hình ảnh, âm thanh của cuộc sống.
Câu 2: Những liên tưởng của tác giả tô lên vẻ đẹp âm thanh gì của tiếng đàn?
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 25: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà