Phiếu trắc nghiệm Toán 6 kết nối Ôn tập Chương 1: Tập hợp các số tự nhiên (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 1: Tập hợp các số tự nhiên (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

Câu 1: Tập hợp các số tự nhiên khác 1 và nhỏ hơn 6 là:

  1. {0; 2; 3; 4; 5}
  2. {1; 2; 3; 4; 5}
  3. {0; 2; 4}
  4. {0; 1; 2; 3; 4; 5}

Câu 2: Số la mã L có giá trị là:

  1. 10
  2. 40
  3. 50
  4. 60

Câu 3: Kết quả của phép tính 43 : 43 là:

  1. 0
  2. 1
  3. 4
  4. 46

Câu 4: Chọn câu đúng:

  1. 1000 = 103
  2. 10121 = 0
  3. ab + ab = a2b
  4. 125 : 126 = 121

Câu 5: Cho tập hợp A = {x  N | 2 < x  8}. Kết luận nào sau đây không đúng?

  1. 8 A
  2. Tập hợp A có 6 phần tử
  3. 2 A
  4. Tập hợp A gồm các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn hoặc bằng 8

Câu 6: Cho tập M là các số tự nhiên lớn hơn 9 và nhỏ hơn 18, phát biểu nào sau đây là sai?

  1. 12 ∈ M
  2. 9 ∉ M
  3. 18 ∈ M
  4. 15 ∈ M

 

Câu 7: Chữ số 6 trong số 6 250 759 có giá trị là bao nhiêu?

  1. 600
  2. 6 000
  3. 6 000 000
  4. 6

 

Câu 8: Trong hai số tự nhiên a và b, nếu a lớn hơn b thì trên tia số nằm ngang điểm a nằm ở đâu?

  1. Bất kì trên tia số
  2. Bên phải điểm 0
  3. Bên phải điểm b
  4. Bên trái điểm b

 

Câu 9: Trong tập hợp N, phép trừ a - b chỉ thực hiện được nếu

  1. a > b
  2. a < b
  3. a = b
  4. a ≥ b

 

Câu 10: Kết quả của phép nhân hai số tự nhiên được gọi là

  1. Tổng
  2. Hiệu
  3. Tích
  4. Thương

 

Câu 11: Lũy thừa bậc n của số tự nhiên a được viết là:

  1. an
  2. a. n
  3. a + n
  4. a – n

 

Câu 12: Thứ tự thực hiện phép tính nào sau đây là đúng đối với biểu thức có dấu ngoặc?

  1. [ ] → ( ) → { }
  2. ( ) → [ ] → { }
  3. { } → [ ] → ( )
  4. [ ] → { } → ( )

 

Câu 13: Hãy viết tập hợp A = {16; 17; 18; 19} dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng

  1. A = {x ∈ ℕ|15 < x < 19}
  2. A = {x ∈ ℕ|16 < x < 20}
  3. A = {x ∈ ℕ|15 < x < 20}
  4. A = {x ∈ ℕ|15 < x ≤ 20}

 

Câu 14: Một số tự nhiên được viết bởi ba chữ số 1 và ba chữ số 9 nằm xen kẽ nhau. Đó là số nào?

  1. 191919
  2. 919191
  3. 119199
  4. Đáp án A và B

 

Câu 15: Cho m = 25 560 774 và n = 25 064 143. Trên tia số (nằm ngang), điểm n nằm ở đâu?

  1. Nằm bên phải điểm m
  2. Nằm bên trái điểm m
  3. Bên phải điểm 0
  4. Bất kì đâu trên tia số

 

Câu 16: Tìm x biết: 154 + (x - 314) = 765

  1. x = 592
  2. x = 925
  3. x = 259
  4. x = 952

 

Câu 17: Số dư của phép chia 1 292 : 81 là

  1. 7
  2. 77
  3. 8
  4. 66

 

Câu 18: Viết kết quả phép tính sau dưới dạng lũy thừa: 33. 18 - 33. 15         

  1. 34
  2. 3. 33
  3. 81
  4. 9. 9

 

Câu 19: Tính 14 + 2. 82

  1. 144
  2. 143
  3. 142
  4. 145

 

Câu 20: Cho danh sách tên các bạn thuộc Tổ 1 lớp 6A: Bùi Chí Dũng; Lê Thị Trà My; Bùi Ngọc Ánh; Hoàng Anh Tuấn; Nguyễn Ngọc Quỳnh; Đỗ Mỹ Dung; Bùi Thị Cẩm Nhung. Viết tập hợp các họ của các bạn trong tổ 1.

  1. H = {Bùi; Lê; Hoàng; Nguyễn; Đỗ}
  2. H = {Bùi; Hoàng; Nguyễn}
  3. H = {Bùi, Hoàng; Đỗ}
  4. H = {Bùi; Lê; Hoàng; Nguyễn; Ngô}

 

Câu 21: Dùng 3 que diêm có thể xếp được các số La Mã nào nhỏ hơn 20

  1. III, IV, VI, IX, XI
  2. III, IV, XI
  3. VI, IX, XI, VII, XII
  4. VI, IX, XI

 

Câu 22: Ba bạn An, Bắc, Cường dựng cố định một cây sào thẳng đứng rồi đánh dấu chiều cao của các bạn lên đó bởi ba điểm. Điểm A ứng với chiều cao của bạn An, B ứng với chiều cao của Bắc và C ứng với chiều cao của Cường. Biết rằng bạn An cao 150 cm, bạn Bắc cao 153 cm, bạn Cường cao 148 cm. Sắp xếp các điểm A, B, C trên cây sào theo thứ tự từ thấp đến cao.

  1. A, B, C
  2. A, C, B
  3. C, A, B
  4. C, B, A

 

Câu 23: Tổng 1 + 3 + 5 + 7 + ... + 97 có chữ số tận cùng là số nào dưới đây?

  1. Số có chữ số tận cùng là 7
  2. Số có chữ số tận cùng là 2
  3. Số có chữ số tận cùng là 1
  4. Số có chữ số tận cùng là 3

 

Câu 24: Không tính giá trị cụ thể hãy so sánh M = 2 010 . 2 010; N = 2 008 . 2 012

  1. M = N
  2. M > N
  3. M < N
  4. Không xác định được

 

Câu 25: Truyền thuyết Ấn Độ kể rằng người phát minh ra bàn cờ vua đã chọn phần thưởng là số thóc rải trên 64 ô của bàn cờ vua như sau: ô thứ nhất để 1 hạt thóc, ô thứ hai để 2 hạt thóc, ô thứ ba để 4 hạt thóc, ô thứ tư để 8 hạt thóc,… Cứ như thế số hạt ở ô sau gấp đôi số hạt ở ô trước. Hỏi ô số 34 của bàn cờ có bao nhiêu hạt thóc.

  1. 234
  2. 34. 2
  3. 342
  4. 233

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm toán 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay