Trắc nghiệm bài 15: Quy tắc dấu ngoặc
Toán 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 15: Quy tắc dấu ngoặc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích cho thầy cô. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Toán 6 kết nối tri thức
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1. Cho phép tính (-385 + 210) + (217 – 385). Khi bỏ dấu ngoặc, ta được:
A. – 385 + 210 + 385 – 217
B. 385 + 210 + 217 – 385
C. 385 – 210 + 217 – 385
D. – 385 + 210 + 217 – 385
Câu 2. Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “–” đằng trước, ta
A. giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc
B. giữ nguyên dấu của số hạng đầu, các số hạng còn lại đổi dấu
C. đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc
D. đổi dấu số hạng đầu, các số hạng còn lại giữ nguyên dấu
Câu 3. Sau khi phá ngoặc phép tính 4 – (12 – 15) ta được
A. 4 – 12 – 15
B. 4 – 12 + 15
C. 4 + 12 – 15
D. 4 – 12 – 15
Câu 4. A = 56 + 27 - 11 - 28 + 84 bằng với biểu thức nào dưới đây?
A. 56 + 27 - (11 - 28 + 84)
B. (56 - 27) - (11 - 28 + 84)
C. (56 + 27) - (11 + 28 - 84)
D. (56 - 27) - (11 + 28 -84)
Câu 5. Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta
A. đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc
B. giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc
C. giữ nguyên dấu của số hạng đầu, các số hạng còn lại đổi dấu
D. Đổi dấu số hạng đầu, các số hạng còn lại giữ nguyên dấu
Câu 6. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
a) Với a, b là các số nguyên dương, hiệu a – b là một số nguyên dương.
b) Với a, b là các số nguyên âm, hiệu a – b là một số nguyên âm.
c) số 0 trừ đi một số nguyên thì bằng số đối của số nguyên đó.
A. 0 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 7. Thu gọn các tổng sau: M = – (a – b – c) – (-a + b + c) – (a – b + c)
A. M = a + b + c
B. M = - a + b + c
C. M = - a + b - c
D. M = a + b - c
2. THÔNG HIỂU (20 câu)
Câu 1. Tính (9−21) − (−91+10) ta được:
A. 65 B. -72 C. 69 D. 79
Câu 2. Tìm số nguyên y biết: y – 345 – 69 = -12
A. y = 302 B. y = 402 C. y = 203 D. y = 204
Câu 3. Tính (55+23) − (−45 − 77) ta được:
A. -100 B. 64 C. -52 D. 200
Câu 4. Giá trị của biểu thức (23 + 19) + (−13 + 11) là:
A. 40 B. 3 C. 47 D. -65
Câu 5. Tính giá trị biểu thức: (-314) – (75 + x) nếu x = 25
A. – 214 B. – 414 C. – 314 D. – 404
Câu 6. Giá trị của biểu thức − (32 + 14) − (−14 + 68) là
A. 86 B. -54 C. -100 D. 34
Câu 7. Tính tổng 30 + 12 + (–20) + (–12)?
A. 16 B. 10 C. -10 D. -16
Câu 8. Đơn giản biểu thức: x + 22 + (-14) + 52?
A. x - 50 B. x + 60 C. x + 50 D. x - 60
Câu 9. Tính tổng (–17) + 5 + 8 + 17 + (-5)?
A. 13 B. 12 C. 14 D. 3
Câu 10. Tính nhanh tổng sau: (-2002) - (57 - 2002)?
A. 47 B. -57 C. 57 D. -47
Câu 11. Giá trị của biểu thức − (76 + 139) − (24 − 39) là:
A. 63 B. 145 C. -200 D. -15
Câu 12. Thực hiện các phép tính sau: 333 - [(-14 657) + 57] - 78
A. 14 303 B. - 14 345 C. 14 855 D. 14 969
Câu 13. Tính một cách hợp lí: (39 – 2 689) + 2 689
A. 40 B. 5 405 C. – 5 339 D. 39
Câu 14. Cho a = -13, b = 25, c = -30. Tính giá trị của biểu thức: 25 + a – (b + c) - a
A. 39 B. 30 C. 20 D. 4
Câu 15. Tìm số nguyên x biết: – (x – 6 + 85) = (x + 51) – 54
A. x = -38 B. x = 38 C. x = 15 D. x = 14
Câu 16. Tìm số nguyên x biết: – (35 – x) – (37 – x) = 33 - x
A. x = -35 B. x = 35 C. x = 105 D. x = -105
Câu 17. Tính hợp lí (-1215) - (-215 + 115) - (-1115) ta được:
A. -2000 B. 2000 C. 0 D. 1000
Câu 18. Chọn câu đúng:
A. (-7) + 1100 + (-13) + (-1100) = 20
B. (-7) + 1100 + (-13) + (-1100) = -20
C. (-7) + 1100 + (-13) + (-1100) = 30
D. (-7) + 1100 + (-13) + (-1100) = -10
Câu 19. Tìm x, biết: 12 987 – x – [(-720) + 1 247 – 247] = 12 987.
A. 280 B. -280 C. 12 707 D. -12 707
Câu 20. Tổng các số nguyên âm nhỏ nhất có 3 chữ số và số nguyên âm lớn nhất có 3 chữ số là?
A. - 1 099 B. 1 099 C. - 1 009 D. - 1 199
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1. Vào mùa mưa, mực nước trung bình của một hồ chứa cao hơn 5m so với mực nước thông thường. Vào mùa khô, mực nước trung bình của hồ chứa đó lại thấp hơn 3m so với mực nước thông thường. Mực nước trung bình của hồ chứa nước đó vào mùa mưa và mùa khô chênh lệch bao nhiêu?
A. 2m B. 8m C. 5m D. -3m
Câu 2. Tại câu lạc bộ Toán học, ba bạn Lâm, Hùng và Khánh tranh luận với nhau:
Bạn Lâm khẳng định luôn tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số trừ và số bị trừ; bạn Hùng thì bảo tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng chỉ lớn hơn số bị trừ; còn bạn Khánh cho rằng không thể tìm được hai số nguyên nào như bạn Lâm và Hùng khẳng định. Theo em, bạn nào sai?
A. Bạn Lâm
B. Bạn Hùng
C. Bạn Khánh
D. Cả ba bạn đều sai
Câu 3. Cho các số nguyên a, b, c, d. Biết: x = (-a) + b – (c + d) và y = c – b + (d + a).
Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. x = y B. x = -y C. x > y D. x < y
Câu 4. Chiếc diều của bạn Vũ đang ở độ cao 20m so với mặt đất. Sau một lúc độ cao của chiếc diều tăng thêm 3m rồi sau đó lại giảm 5m. Hỏi chiếc diều cao bao nhiêu mét so với mặt đất sau hai lần thay đổi độ cao?
A. 18m B. 8m C. 22m D. 28m
Câu 5. Tháng 10 một cửa hàng bán lẻ lãi được 10 triệu đồng, tháng 11 bị lỗ 3 triệu đồng, tháng 12 lãi 5 triệu đồng. Hỏi sau ba tháng, cửa hàng đó lãi hay lỗ được bao nhiêu triệu đồng?
A. Lỗ 2 triệu đồng
B. Lãi 12 triệu đồng
C. Lãi 8 triệu đồng
D. Lỗ 8 triệu đồng
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1. Tính một cách hợp lí Q = 7 – 8 + 9 – 10 + 11 – 12 + …+2009 – 2010
A. - 1 001 B. - 1 002 C. 1 000 D. - 1 000
Câu 2. Tính một cách hợp lí P = -1 – 2 – 3 – 4 - …-2008 – 2009 – 2010
A. - 2 021 055 B. - 1 055 202 C. - 2 025 550 D. Đáp án khác
Câu 3. Tính một cách hợp lí Y = 1 – 3 – 5 + 7 – 9 – 11+ …+ 1000 – 1002 - 1004
A. - 2 883 B. - 2 383 C. - 2 338 D. - 2 050