Trắc nghiệm bài 1: Tập hợp

oán 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Tập hợp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích cho thầy cô. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung các câu hỏi.

Xem: => Giáo án powerpoint Toán 6 kết nối tri thức

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 1: Tập hợp
Trắc nghiệm bài 1: Tập hợp
Trắc nghiệm bài 1: Tập hợp

 1. NHẬN BIẾT (15 câu)

 Câu 1. Cho tập hợp A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}, phát biểu nào sau đây là đúng?

 A. 11 ∈ A

 B. 1 ∉ A

 C. 7 ∉ A

 D. 10 ∈ A

Câu 2. Cho tập M là các số tự nhiên lớn hơn 9 và nhỏ hơn 18, phát biểu nào sau đây là sai?

A. 12 ∈ M     

B. 9 ∉ M        

C. 18 ∈ M     

D. 15 ∈ M

Câu 3. Cách viết tập hợp nào sau đây đúng?

A. H = {1; 2; 3; 4}  

B. H = (1; 2; 3; 4)

C. H = 1; 2; 3; 4    

D. H = [1; 2; 3; 4]

Câu 4. Tập hợp Ν* là

A. Tập hợp số tự nhiên

B. Tập hợp có số tự nhiên khác 0

C. Tập hợp các số tự nhiên lẻ

D. Tập hợp các số tự nhiên chẵn

Câu 5. Các cách để mô tả tập hợp là

A. Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp

B. Liệt kê các phần tử của tập hợp

C. Minh họa bằng sơ đồ Venn

D. Đáp án A và B

Câu 6. Cho tập hợp K = {0; 5; 3; 4; 7}. Tập hợp K có bao nhiêu phần tử?

A. 3                      

B. 4                    

C. 5                             

D. 2

Câu 7. Cho các cách viết sau: A = [a, b, c, d]; B = {2; 13; 45}; C = (1; 2; 3); D = 1. Có bao nhiêu cách viết tập hợp là đúng trong các cách viết trên?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 8. Quan sát hình dưới đây và chọn phát biểu đúng

A. H = {1; 2; 3; 4}

B. H = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}

C. H = {0; 1; 2; 3; 4}

D. H = {1; 3; 5}

Câu 9. Cho tập hợp A = {5; 6; 7; 8} và tập hợp B = {7; 8; 9}. Tập hợp C gồm các phần tử thuộc tập A nhưng không thuộc tập hợp B là?

A. C = {7}    

B. C = {6; 7; 8}    

C. C = {5; 6}    

D. C = {9}

Câu 10. Cho tập hợp A = {Huế, Hà, Nguyệt, Hoài} và tập hợp B = {Hà, Tuấn, Chi}. Tập hợp C gồm các phần tử thuộc tập A lẫn tập hợp B là?

A. C = {Hà}    

B. C = {Huế; Chi}    

C. C = {Hà; Nguyệt, Chi}    

D. C = {Hoài}

Câu 11. Cho tập hợp M = {1; 2; 3; 4} và tập hợp N = {3; 4; 5}. Tập hợp P gồm các phần tử thuộc tập N nhưng không thuộc tập hợp M là?

A. P = {5}    

B. P = {1; 2; 5}    

C. P = {1; 2}    

D. P = {2; 4}

Câu 12. Tập hợp H gồm các phần tử là: Toán, Văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học. Viết tập hợp H ta được:

A. H = [Toán, Văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học]

B. H = {Toán, Văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học}

C. H = (Toán, Văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học)

D. H = Toán, Văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học

Câu 13. Cách viết tập hợp dưới dạng liệt kê các phần tử là

A. M = {1; 2; 3; 6; 7}

B. N = x ∈ N; 9 < x < 15

C. P = {x ∈ N*| x < 10}

D. Q = 5; 6; 7; 8; 9

Câu 14. Cách viết tập hợp dưới dạng nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp là

A. M = {1; 2; 3; 6; 7}

B. N = x ∈ N; 9 < x < 15

C. P = {x ∈ N*| x < 10}

D. Q = 5; 6; 7; 8; 9

Câu 15. Cho hình vẽ sau, liệt kê các phần tử của tập hợp D

A. D = {102; 106}

B. D = {3; 20; 101; 102; 106}

C. D = {3; 20; 101}

D. D = {3; 20; 101; C}

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1. Viết tập hợp A = {x ∈ ℕ|21 < x ≤ 25} dưới dạng liệt kê các phần tử là?

A. A = {22; 23; 24; 25; 26}  

B. A = {23; 24; 25; 26; 27} 

C. A = {22; 23; 24; 25}

D. A = {23; 24; 25; 26}

Câu 2. Hãy viết tập hợp A = {16; 17; 18; 19} dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng

A. A = {x ∈ ℕ|15 < x < 19}  

B. A = {x ∈ ℕ|16 < x < 20}

C. A = {x ∈ ℕ|15 < x < 20}

D. A = {x ∈ ℕ|15 < x ≤ 20}

Câu 3. Viết tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10.

A. M = {6; 7; 8; 9}    

B. M = {5; 6; 7; 8; 9}

C. M = {6; 7; 8; 9; 10}    

D. M = {6; 7; 8}

Câu 4. Chọn phát biểu sai.

A. Tập hợp N = {0; 1; 2; 3; 4; 5;...}

B. 21 ∈ Ν*

C. 0 ∈ Ν* 

D. Tập hợp Ν* = {1; 2; 3; 4; 5;...}.

Câu 5. Liệt kê các phần tử của tập hợp A, biết A = {$\overline{ab}$∈ N | a + b = 5 và a, b ∈ N}

A. A = {14; 23; 32; 41}

B. A = {12; 23; 32; 41; 50}

C. A = {23; 32; 41; 50}

D. A = {14; 23; 32; 41; 50}

Câu 6.  Viết tập hợp các chữ cái trong từ HAI PHONG

A. M= {H; A; I; P; H; O; N; G}

B. M = {H; A; I; P; O; N; G}

C. M = {H; A; I}

D. M = {P; H; O; N; G}

Câu 7. Gọi X là tập hợp các chữ cái trong từ “nguyet”. Cách viết đúng là:

A. X = {n; g; u; y; e; t}

B. X = {t; e; y; n}

C. X = {n; g; u; y; t}

D. X = {n; g; u; e; t}

Câu 8. Tập hợp các tháng dương lịch có 30 ngày là

A. P = {Tháng 1; Tháng 3; Tháng 5; Tháng 7; Tháng 8; Tháng 10; Tháng 12}

B. P = {Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11}

C. P = {Tháng 1; Tháng 3; Tháng 5; Tháng 7}

D. P = {Tháng 1; Tháng 3; Tháng 4; Tháng 6}

Câu 9. Cho H là tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn 5 và không lớn hơn 79. Viết tập hợp H bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử.

A. H = {n ∈ N | n lẻ và 5 < n < 79}

B. H = {n ∈ N | n lẻ và 5 < n≤ 79}

C. H = {n ∈ N | n lẻ và 5 ≤n < 79}

D. H = {n ∈ N | n lẻ và 5 ≤ n ≤79}

Câu 10. Cho H là tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn 5 và không lớn hơn 79. Giả sử các phần tử của A được viết theo giá trị tăng dần. Tìm phần tử thứ mười hai của A.

 A. x = 30

B. x = 29

C. x = 22

D. x = 28

Câu 11. Liệt kê các các phần tử của tập hợp B biết B là tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 217 102

A. B = {2; 1; 7; 1; 0; 2}

B. B = {2; 1; 7; 0}

C. B = {2; 0; 2; 1}

D. B = {2; 0; 2; 1; 7}

Câu 12. Cho tập hợp A = {0; 1; 2; x; y}; B = {3; a; b; c}. Đáp án nào sau đây sai?

A. 2 ∈ A

B. a ∉ A

C. b ∉ B

D. 3 ∈ B

Câu 13. Cho tập hợp M = {x ∈ N | x chia hết cho 2}, phát biểu đúng là

A. 0 ∈ M

B. 3 ∈ M

C. 4 ∉ M

D. 1 010 ∉ M

Câu 14. Cho tập hợp M = {8; 9; 10; …; 57}, viết tập hợp M bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp?

A. M = x ∈ N | 8 ≤ x ≤ 57

B. M = {x ∈ N | 8 ≤ x ≤ 57}

C. M = x ∈ N; 8 ≤ x ≤ 57

D. M = [x ∈ N | 8 ≤ x ≤ 57]

Câu 15. Cho hai tập hợp A = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 8; 10} và B = {1; 3; 5; 7; 9; 11}. Viết tập hợp E vừa là tập hợp con của tập hợp A và vừa là tập hợp con của tập hợp B.

A. E = {1; 3; 5; 7}

B. E = {1; 3}

C. E = {1; 3; 5}

D. E = {1; 3; 7}

3. VẬN DỤNG (10 câu)

 Câu 1. Cho danh sách tên các bạn thuộc Tổ 1 lớp 6A: Bùi Chí Dũng; Lê Thị Trà My; Bùi Ngọc Ánh; Hoàng Anh Tuấn; Nguyễn Ngọc Quỳnh; Đỗ Mỹ Dung; Bùi Thị Cẩm Nhung. Viết tập hợp tên các bạn trong tổ 1 có cùng họ Bùi.

A. T = {My; Tuấn; Quỳnh}

B. T = {Dũng; Dung; Nhung}

C. T = {Dũng; Ánh; Nhung}

D. T = {My; Dung; Dũng}

Câu 2. Cho danh sách tên các bạn thuộc Tổ 1 lớp 6A: Bùi Chí Dũng; Lê Thị Trà My; Bùi Ngọc Ánh; Hoàng Anh Tuấn; Nguyễn Ngọc Quỳnh; Đỗ Mỹ Dung; Bùi Thị Cẩm Nhung. Viết tập hợp các họ của các bạn trong tổ 1.

A. H = {Bùi; Lê; Hoàng; Nguyễn; Đỗ}

B. H = {Bùi; Hoàng; Nguyễn}

C. H = {Bùi, Hoàng; Đỗ}

D. H = {Bùi; Lê; Hoàng; Nguyễn; Ngô}

Câu 3. Bác Nam có một khu vườn trồng hoa quả. Trên khu vườn bác trồng cam, quýt, bơ, chuối và dứa. Gọi E là tập hợp các cây mà bác Nam trồng trên khu vườn đó. Hãy viết E bằng cách liệt kê.

A. E = {cam; quýt; bơ}

B. E = {cam; quýt; bơ; chuối; dứa}

C. E = {cam; quýt; bơ; dứa}

D. E = {cam; quýt; bơ; chuối; dừa}

Câu 4. Viết tập hợp các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau từ các số 1; 2; 7 là

A. Q = {127; 172}

B. Q = {127; 172; 217; 271}

C. Q = {127; 172; 217; 271; 712; 721}

D. Q = {712; 721}

Câu 5. Liệt kê các phần tử của tập hợp A biết A là tập hợp các ngày trong tuần:

A. A = {thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật}

B. A = {thứ hai, thứ tư, thứ sáu, chủ nhật}

C. A = {hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám}

D. Đáp án khác

Câu 6. Cho K là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có mặt trong từ “HOANG HON”. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

A. O ∉ K

B. A ∈ K

C. H ∈ K

D. G ∈ K

Câu 7. Tập hợp P gồm các số tự nhiên lớn hơn 20 và không lớn hơn 27. Kết luận nào sau đây sai?

A. 25 ∈ P    

B. 27 ∈ P    

C. 21 ∉ P    

D. 28 ∉ P

Câu 8. Tập hợp S các tháng chẵn trong năm là

A. S = {tháng bốn; tháng sáu; tháng tám}

B. S = {tháng mười hai; tháng hai; tháng tư; tháng sáu; tháng tám}

C. S = {tháng một; tháng hai; tháng tư; tháng sáu; tháng tám; tháng mười}

D. S= {tháng mười hai; tháng hai; tháng tư; tháng sáu; tháng tám; tháng mười}

Câu 9. Tìm các phần tử của tập hợp C, biết rằng C là tập hợp các số tự nhiên x sao cho x - 10 = 5

A. C = {15}                 B. C = {10; 5}             C. C = Ø                        D. C = {10; 15}

Câu 10. Tập hợp D có bao nhiêu phần tử, biết D là tập hợp các số tự nhiên y sao cho: y x 0 = 0

A. 1 phần tử                B. Vô số phần tử         C. 0 phần tử                 D. 5 phần tử

4. VẬN DỤNG CAO (10 câu)

 Câu 1. Tính số phần tử của tập hợp các số tự nhiên lẻ không vượt quá 99

A. 48 phần tử              B. 50 phần tử              C. 52 phần tử               D. 54 phần tử

Câu 2. Tính số phần tử của tập hợp các số tự nhiên chẵn có 2 chữ số

A. 35 phần tử              B. 40 phần tử              C. 45 phần tử               D. 50 phần tử

Câu 3. Một quyển sách có 120 trang. Hỏi phải dùng tất cả bao nhiêu chữ số để đánh số các trang của quyển sách đó.

A. 250                          B. 251                          C. 252                           D. 253

Câu 4. Tìm số phần tử của tập hợp D = {0; 10; 20; …; 990; 1000}

A. 100 phần tử            B. 101 phần tử            C. 102 phần tử            D. 103 phần tử

Câu 5. Dùng ba chữ số 0; 5; 9 để viết tập hợp các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau. Hỏi tập hợp này có bao nhiêu phần tử?

A. 2                               B. 3                               C. 4                               D. 5

Câu 6. Cho tập A = {a; b; e; g; h; u}, viết tập hợp con của tập hợp A mà mọi phần tử của nó là nguyên âm

A. M = {a; b; g; h}

B. M = {e; u}

C. M = [e; u]

D. M = {a; b; e; u}

Câu 7. Cho tập A = {a; b; e; g; h; u}, viết tập hợp con của tập hợp A mà mọi phần tử của nó là nguyên âm

A. M = {a; b; g; h}

B. M = {e; u}

C. M = [e; u]

D. M = {a; b; e; u}

Câu 8. Tổng Q = 8 + 12 + 16 + ...+224 + 228 có bao nhiêu số hạng

A. 50

B. 55

C. 56

D. 221

Câu 9. Khi viết các số tự nhiên từ 100 đến 999 ta cần dùng bao nhiêu chữ số 6?

A. 200

B. 280

C. 300

D. 285

Câu 10. Viết tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của nó: B = {4; 9; 16; 25; 36; 49}

A. B = {x.x | x là số tự nhiên | 1 < x < 9}

B. B = {x | x là số tự nhiên | 4 < x < 49}

C. B = {x | x = k.k, k là số tự nhiên, 1 < k < 8}

D. B = {x | x = k.k, k là số tự nhiên, 4 < x < 49}

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm toán 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay