Trắc nghiệm bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên

Toán 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích cho thầy cô. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung các câu hỏi.

Xem: => Giáo án powerpoint Toán 6 kết nối tri thức

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Phép trừ 7 - 9 thực hiện được trên tập hợp số tự nhiên

B. Phép trừ 123 – 456 thực hiện được trên tập hợp số tự nhiên

C. Phép trừ 58 – 60 thực hiện được trên tập hợp số tự nhiên

D. Phép trừ 2 021 – 2 021 thực hiện được trên tập hợp số tự nhiên

Câu 2. Cho phép tính 789 - 541. Chọn câu sai trong các câu sau?

A. 541 là số trừ

B. 541 là số bị trừ

C. 789 là số bị trừ 

D. 248 là hiệu

Câu 3. Trong tập hợp N, phép trừ a - b chỉ thực hiện được nếu

A. a > b

B. a < b

C. a = b

D. a ≥ b

Câu 4. Kết quả của phép cộng được gọi là

A. Tổng

B. Số hạng

C. Hiệu

D. Số cộng

Câu 5. So sánh kết quả a + b và b + a

A. a + b = b + a

B. a + b ≥ b + a

C. a + b < b + a

D. a + b ≤ b + a

Câu 6. So sánh kết quả (a + b) + c và a + (b + c)

A. (a + b) + c > a + (b + c)

B. (a + b) + c = a + (b + c)

C. (a + b) + c ≥ a + (b + c)

D. (a + b) + c ≤ a + (b + c)

Câu 7. Trong phép tính 456 – 34 = 422. Thì 422 là

A. Số trừ

B. Hiệu

C. Tổng

D. Số bị trừ

Câu 8. Trong phép tính 84 + 123 = 207. Số 123 là

A. Tích

B. Thừa số

C. Số hạng

D. Tổng

Câu 9. Phép cộng số tự nhiên có tính chất

A. Giao hoán

B. Vừa giao hoán, vừa kết hợp

C. Kết hợp

D. Đáp án khác

Câu 10. Thay “?” bằng số thích hợp: 5 982 + ? = 9 875 + 5 982

A. 9 758                B. 9 578                C. 9 785                   D. 9 875

2. THÔNG HIỂU (12 câu)

Câu 1. Thực hiện phép tính: 15 + 78 + 99 + 42

A. 190

B. 243

C. 234

D. 210

Câu 2. Tính: 473 - 65 + 145 - 219

A. 334                 B. 344                   C. 433                  D. 434

Câu 3. Tìm x biết: 154 + (x - 314) = 765

A. x = 592

B. x = 925

C. x = 259

D. x = 952

Câu 4. Tìm x biết: 751 - (315 + x) = 25

A. x = 441

B. x = 144

C. x = 411

D. x = 114

Câu 5. Tìm số tự nhiên x biết rằng nếu cộng thêm 31 đơn vị ta thu được một số tự nhiên là 55

A. x = 24

B. x = 25

C. x = 26

D. x = 27

Câu 6. Tìm số tự nhiên x, biết nếu lấy 25 cộng với chính nó thì ta được một số có giá trị gấp 5 lần số 12.

A. x = 30

B. x = 35

C. x = 40

D. x = 45

Câu 7. Tính tổng của số tự nhiên lớn nhất có bốn chữ số khác nhau và số tự nhiên nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau.

A. 8 888            B. 8 899              C. 9 999              D. 9 888

Câu 8. Tính hiệu của số lớn nhất và số nhỏ nhất có bốn chữ số là 3; 9; 0; 6

A. 9 261             B. 2 970             C. 6 291              D. 6 561

Câu 9. So sánh kết quả của phép tính M = 956 + 24 - 58 + 123 và N = 89 + 1 021 - 99

A. M = N

B. M < N

C. M > N

D. Không xác định được

Câu 10. Tính một cách hợp lí: 285 + 470 + 115 + 230

A. 400                B. 700                  C. 1 100                    D. 1 000

Câu 11. Tính giá trị biểu thức: 135 + 360 + 65 +40

A. 400                 B. 450                 C. 650                       D. 600

Câu 12. Tính giá trị biểu thức: 19 - 16 + 13 - 10 + 7 - 4

A. 9                     B. 6                     C. 3                           D. 0

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1. Bạn Nam có 127 viên bi, bạn Tuấn cho bạn Nam thêm 17 viên bi nữa. Hỏi bạn Hùng có tất cả bao nhiêu viên bi?

A. 134 viên bi

B. 144 viên bi

C. 124 viên bi

D. 149 viên bi

Câu 2. Năm Lan 6 tuổi thì tuổi của anh trai Lan gấp đôi tuổi Lan. Hỏi năm Lan 20 tuổi thì anh trai Lan bao nhiêu tuổi?

A. 24                      B. 25                 C. 26                    D. 27

Câu 3. Dân số Trung Quốc năm 2020 là 1 441 457 889 người. Dân số Ấn Độ ít hơn dân số Trung Quốc 29 091 077 người. Hãy tính dân số Ấn Độ năm 2020?

A. 1 412 366 814 người

B. 1 421 366 814 người

C. 1 421 636 841 người

D. 1 241 663 841 người

Trả lời câu 4 - 5: Hàng ngày, Tuấn đi xe bus đến trường. Ban đầu Tuấn đi bộ khoảng 5 phút để đến bến xe buýt, mất không quá 25 phút cho tuyến xe buýt thứ nhất, mất không quá 10 phút cho bến xe buýt thứ hai, sau đó đi bộ từ bến xe đến trường trong khoảng 5 phút.

Câu 4. Trong trường hợp Tuấn không phải chờ tuyến xe bus nào thì thời gian đi học của Tuấn là bao nhiêu?

A. 30 phút

B. 45 phút

C. 50 phút

D. 1 tiếng

Câu 5.  Lớp học bắt đầu lúc 7 giờ, Tuấn phải ra khỏi nhà muộn nhất lúc mấy giờ để không bị muộn học?

A. 6 giờ 30 phút

B. 6 giờ

C. 6 giờ 15 phút

D. 6 giờ 20 phút

Câu 6. Có ba giỏ táo với số lượng quả như sau: Giỏ thứ nhất đựng 15 quả táo, giỏ thứ hai đựng 13 quả táo, giỏ thứ ba đựng ít hơn tổng số táo của giỏ thứ nhất và giỏ thứ hai 4 quả. Hỏi số lượng táo trong giỏ thứ ba là bao nhiêu?

A. 27 quả                 B. 26 quả                 C. 25 quả                    D. 24 quả

Câu 7. Để chuẩn bị năm học mới, Nam mua sắm một số đồ dùng học tập. Nam mua hết 10 quyển vở hết 50 000 đồng, 3 cây bút hết 15 000 đồng. Nam đưa người bán hàng tờ 100 000 đồng. Hỏi người bán hàng phải trả lại Nam bao nhiêu?

A. 35 000 đồng

B. 75 000 đồng

C. 65 000 đồng

D. 50 000 đồng

Câu 8. Lớp 6B có 40 học sinh. Đầu năm lớp có 5 bạn chuyển đến và cuối năm có 3 bạn chuyển đi. Hỏi sĩ số của lớp 6B cuối năm là bao nhiêu?

A. 43 học sinh

B. 45 học sinh

C. 38 học sinh

D. 40 học sinh

Câu 9. Sản lượng gieo trồng lúa vụ Thu Đông năm 2019 của vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước tính đạt được 763 tấn thóc, tăng 103 tấn so với năm 2018. Hãy tính sản lượng thóc thu được vào năm 2018.

A. 660 tấn               

B. 760 tấn              

C. 766 tấn             

D. 866 tấn

Câu 10. Nhà ga số 1 và nhà ga số 2 của một sân bay có thể tiếp nhận tương ứng 6 526 300 và 4 090 000 lượt hành khách mỗi năm. Nhờ đưa vào sử dụng nhà ga số 3 mà mỗi năm sân bay có thể tiếp nhận được khoảng 22 851 200 lượt khách. Hãy tính số lượt khách mà nhà ga số 3 có thể tiếp nhận mỗi năm.

A. 12 234 900 lượt khách

B. 12 324 900 lượt khách

C. 12 851 200 lượt khách

D. 10 616 300 lượt khách

4. VẬN DỤNG CAO (8 câu)

Câu 1. Tính nhanh: P = 26 + 27 + 28 + 29 + 30 + 31 + 32 + 33

A. P = 232 

B. P = 263

C. P = 236

D. P = 223

Câu 2. Tính tổng của số tự nhiên nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau và số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau.

A. 1089              B. 1098                C. 1079                 D. 1097

Câu 3. Tổng 1 + 3 + 5 + 7 + ... + 97 có chữ số tận cùng là số nào dưới đây?

A. Số có chữ số tận cùng là 7

B. Số có chữ số tận cùng là 2

C. Số có chữ số tận cùng là 1

D. Số có chữ số tận cùng là 3

Câu 4. Tính M = 99 - 97 + 95 - 93 + 91 - 89 +…+ 7 - 5 + 3 - 1

A. M = 45

B. M = 50

C. M = 55

D. M = 60

Câu 5. Tính P = 25 + 30 + 35 + 40 +…+ 100

A. P = 2 000

B. P = 1 000

C. P = 1 500

D. P = 2 500

Câu 6. Giá trị của biểu thức S = 13 + 15 + 17 + … + 2 001 là

A. 1 001 965

B. 200 003 930

C. 190 095

D. Không xác định được

Câu 7. Kết quả của phép tính: 

Q = 2 021 + 2 022 + 2 023 + 2 024 + 2 025 + 2 026 + 2 027 + 2 028 + 2 029.

A. 16 200              B. 14 175               C. 18 225                  D. 20 250

Câu 8. Tính tổng một cách hợp lí:

1 021 + 1 022 + 1 023 + 1 024 + 1 025 + 1 026 + 1 027 + 1 028 + 1 029

A. 9 522                B. 8 200                 C. 8 925                     D. 9 225

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm toán 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay