Phiếu trắc nghiệm Toán 6 kết nối Ôn tập Chương 3: Số nguyên (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 3: Số nguyên (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án powerpoint Toán 6 kết nối tri thức

ÔN TẬP CHƯƠNG 3. SỐ NGUYÊN

Câu 1: Điểm cách -1 ba đơn vị theo chiều âm là:

  1. 3
  2. -3
  3. -4
  4. 4

Câu 2: Có bao nhiêu số nguyên nằm giữa -3 và 4:

  1. 3
  2. 5
  3. 6
  4. 7

Câu 3: Số liền trước của số -19 là số:

  1. 20
  2. -17
  3. -18
  4. -20

Câu 4: Cho số nguyên a lớn -2 thì số nguyên a là:

  1. Số nguyên dương
  2. Số tự nhiên
  3. Số nguyên âm
  4. Số -1 và số tự nhiên

Câu 5: Chọn khẳng định đúng:

  1. Số nguyên a lớn hơn -4. Số a chắc chắn là số dương
  2. Số nguyên a nhỏ hơn 3. Số a chắc chắn là số âm
  3. Số nguyên a lớn hơn 1. Số a chắc chắn là số dương
  4. Số nguyên a nhỏ hơn 0. Số a có thể là số dương, có thể là số âm

Câu 6: Trong các khẳng đinh sau, khẳng định nào đúng?

  1. Số nguyên lớn hơn – 1 là số nguyên dương
  2. Trong hai số nguyên âm, số nào có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn thì lớn hơn
  3. Số nguyên nhỏ hơn 1 là số nguyên âm
  4. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên là số đối của nó

 

Câu 7: Số đối của - 2021 là

  1. 2021
  2. - 2021
  3. 1021
  4. - 1021

 

Câu 8: Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “–” đằng trước, ta:

  1. giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc
  2. giữ nguyên dấu của số hạng đầu, các số hạng còn lại đổi dấu
  3. đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc
  4. đổi dấu số hạng đầu, các số hạng còn lại giữ nguyên dấu

 

Câu 9: Tìm phát biểu đúng

  1. Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân phần số tự nhiên của hai số đó với nhau rồi đặt dấu “-” trước kết quả nhận được
  2. Tích của một số nguyên với 0 luôn bằng 0
  3. Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân phần số tự nhiên của hai số đó với nhau
  4. Tất cả đáp án trên

 

Câu 10:  -117 là gì của 13?

  1. -117 là bội của 13
  2. -117 là ước của 13
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

 

Câu 11: Sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần: 0; -2; 5; 7; -1; -8

  1. 7; 5; 0; -1; -2; -8
  2. -1; -2; -8; 0; 5; 7
  3. -8; -2; -1; 0; 5; 7
  4. -8; -2; 0; -1; 5; 7

 

Câu 12: Tìm các số nguyên x thỏa mãn – 12 < x < 13. Có bao nhiêu số nguyên như vậy?

  1. 23
  2. 24
  3. 25
  4. 26

 

Câu 13: Bỏ dấu ngoặc rồi tính: (77 + 22 – 65) - (67 + 12 - 75)

  1. 10
  2. 20
  3. 30
  4. 40

 

Câu 14: Chọn câu đúng:

  1. 170 - 228 = 58
  2. 228 - 892 < 0
  3. 782 - 783 > 0
  4. 675 - 908 > -3

 

Câu 15: Tính (55 + 23) − (−45 − 77) ta được:

  1. -100
  2. 64
  3. -52
  4. 200

 

Câu 16: Đơn giản biểu thức: x + 22 + (-14) + 52?

  1. x - 50
  2. x + 60
  3. x + 50
  4. x - 60

 

Câu 17: Tìm số nguyên x, y biết: (x - 25) . (y + 5) = 0

  1. x = 25 và y = -5
  2. x = 25 và y Z
  3. x Z và y = -5
  4. Tất cả đáp án trên

 

Câu 18: Thực hiện phép tính: (-2) . 29 + (-2) . (-99) + (-2) . (-30)

  1. 199
  2. 299
  3. 200
  4. -199

 

Câu 19: So sánh hai biểu thức sau: M = (9876 – 6789) . (9876 + 6789) và N = – 134

  1. M < N
  2. M > N
  3. M = N
  4. M < N < 0

 

Câu 20: Tìm hai số nguyên khác nhau a và b thỏa mãn a ⋮ b và b ⋮ a.

  1. a và b là hai số nguyên dương bằng nhau
  2. a và b là hai số nguyên âm bằng nhau
  3. a và b là hai số nguyên đối nhau
  4. a và b bằng 0

 

Câu 21: Tài khoản ngân hàng của ông X có 25 784 209 đồng. Trên điện thoại thông minh, ông X nhận được 3 tin nhắn:

(1) số tiền giao dịch -1 765 000 đồng;

(2) số tiền giao dịch 5 772 000 đồng;

(3) số tiền giao dịch -3 478 000 đồng;

Hỏi sau 3 lần giao dịch như trên trong tài khoản của ông X còn lại bao nhiêu tiền?

  1. 26 313 209 đồng
  2. 23 613 209 đồng
  3. 26 209 313 đồng
  4. Đáp án khác

 

Câu 22: Tại câu lạc bộ Toán học, ba bạn Lâm, Hùng và Khánh tranh luận với nhau:

Bạn Lâm khẳng định luôn tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số trừ và số bị trừ; bạn Hùng thì bảo tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng chỉ lớn hơn số bị trừ; còn bạn Khánh cho rằng không thể tìm được hai số nguyên nào như bạn Lâm và Hùng khẳng định. Theo em, bạn nào sai?

  1. Bạn Lâm
  2. Bạn Hùng
  3. Bạn Khánh
  4. Cả ba bạn đều sai

 

Câu 23: Nếu -30m biểu diễn độ sâu là 30 m dưới mực nước biển thì +20m biểu diễn độ cao là

  1. 20m trên mực nước biển
  2. - 20m dưới mực nước biển
  3. 20m dưới mực nước biển
  4. -20m trên mực nước biển

 

Câu 24: Một xí nghiệp may gia công có chế độ thưởng và phạt như sau: Một sản phẩm tốt được thưởng 50 000 đồng, một sản phẩm có lỗi bị phạt 40 000 đồng. Chị Mai làm được 20 sản phẩm tốt và 4 sản phẩm bị lỗi. Chị Mai nhận được bao nhiêu tiền?

  1. 84 000 đồng
  2. 840 000 đồng
  3. -160 000 đồng
  4. 1 000 000 đồng

 

Câu 25: Nhiệt độ đầu tuần tại một trạm nghiên cứu ở Nam Cực là -25⁰C. Sau 7 ngày nhiệt độ tại đây là - 39⁰C. Hỏi trung bình mỗi ngày nhiệt độ thay đổi bao nhiêu độ C?

  1. Giảm 2⁰C
  2. Tăng 2⁰C
  3. Giảm 14⁰C
  4. Tăng 14⁰C

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm toán 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay