Phiếu trắc nghiệm Toán 6 kết nối Ôn tập Chương 4: Một số hình phẳng trong thực tiễn (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 4: Một số hình phẳng trong thực tiễn (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4. MỘT SỐ HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN

Câu 1: Chọn câu đúng:

  1. Chu vi hình bình hành bằng tổng một cặp cạnh kề nhau bất kì
  2. Chu vi hình bình hành bằng tổng của cạnh đấy và chiều cao
  3. Chu vi hình bình hành bằng tích của cạnh đáy nhân với chiều cao
  4. Chu vi của hình bình hành bằng hai lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kì

Câu 2: Cho hình bình hành có diện tích là 312 m2, độ dài đáy là 24 m, chiều cao hình bình hành đó là:

  1. 17 m
  2. 30 m
  3. 37 m
  4. 13 m

Câu 3: Chọn phát biểu sai?

  1. Hình vuông có bốn cạnh bằng nhau
  2. Hình vuông có bốn cặp cạnh đối song song
  3. Hình vuông có hai đường chéo bằng nhau
  4. Hình vuông có bốn góc bằng nhau

Câu 4: Hình dưới đây có bao nhiêu hình tam giác?

 
   
  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

 

Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai?

  1. Hình lục giác đều có 6 đỉnh
  2. Hình lục giác đều có 6 cạnh
  3. Hình lục giác đều có 6 đường chéo chính
  4. Hình lục giác đều có 6 góc

Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “......... là hình có ba cạnh bằng nhau và ba góc bằng nhau bằng 60⁰”

  1. Hình vuông
  2. Hình tam giác đều
  3. Hình lục giác đều
  4. Tất cả đáp án trên đều sai

 

Câu 7: Có bao nhiêu tính chất dưới đây là của hình vuông?

  1. i) Hình vuông có bốn cạnh bằng nhau.
  2. ii) Hình vuông có bốn góc bằng nhau và bằng 600.

iii) Hình vuông có hai đường chéo bằng nhau.

  1. 0   
  2. 1
  3. 2
  4. 3

 

Câu 8: Chọn câu đúng?

  1. Hình bình hành là hình vuông
  2. Hình vuông là hình bình hành
  3. Hình bình hành là hình chữ nhật
  4. Hình bình hành là hình thang

 

Câu 9: Có bao nhiêu tính chất dưới đây là tính chất của hình thang cân?

  1. a) Trong hình thang cân có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
  2. b) Trong hình thang cân có hai đường chéo bằng nhau.
  3. c) Trong hình thang cân có hai góc kề một đáy bằng nhau.
  4. d) Trong hình thang cân có hai cặp cạnh đối song song với nhau.
  5. 1
  6. 2
  7. 3
  8. 4

 

Câu 10: Cho hình thoi có a và b là độ dài hai đường chéo. Diện tích của hình thoi là

  1. S = ab
  2. S = ab
  3. S = 2ab
  4. D = ab

 

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là sai?

  1. Nếu tam giác MNP có MN = NP thì tam giác MNP là tam giác đều.
  2. Nếu tam giác MNP có góc M bằng góc N bằng góc P bằng 600thì tam giác MNP là tam giác đều.
  3. Nếu tam giác MNP có MN = NP = PQ thì tam giác MNP đều.
  4. Nếu tam giác MNP có NP = PQ thì chưa chắc tam giác MNP đã là tam giác đều.

 

Câu 12: Cho hình vuông MNPQ, khẳng định nào sau đây sai?

  1. MN = PQ
  2. MQ = QP
  3. MN = NP
  4. MN = MP

 

Câu 13: Khẳng định nào sau đây là sai?

  1. Hình vuông là hình chữ nhật nhưng không là hình thoi
  2. Hình vuông vừa là hình thoi vừa là hình chữ nhật
  3. Hình vuông có hai đường chéo bằng nhau và vuông góc với nhau
  4. Hình vuông có đường chéo là phân giác các góc trong hình vuông

 

Câu 14: Phát biểu nào dưới đây là sai?

  1. Hình tam giác đều có ba đường chéo bằng nhau
  2. Hình lục giác đều có sáu góc bằng nhau
  3. Hình vuông có hai đường chéo vuông góc với nhau
  4. Hình vuông có bốn góc bằng nhau bằng 90⁰

 

Câu 15: Tìm phát biểu sai?

  1. Trong hình bình hành, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
  2. Trong hình chữ nhật, bốn góc bằng nhau và bằng 90⁰
  3. Trong hình thoi, hai đường chéo bẳng nhau
  4. Trong hình thang cân, hai góc kề một đáy bằng nhau

 

Câu 16: Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 5cm, BC = 2cm thì

  1. CD = 5cm
  2. CD = 2cm
  3. CD = 7cm
  4. CD = 3cm

 

Câu 17: Cho hình thoi ABCD với O là giao điểm của hai đường chéo. Biết AB = 4cm. Tính độ dài của BC, CD, AD.

  1. 4cm
  2. 6cm
  3. 2cm
  4. 8cm

 

Câu 18: Diện tích hình vuông có chu vi bằng 96 cm là:

  1. 576 cm2
  2. 96 cm2
  3. 24 cm2
  4. 384 cm2

 

Câu 19: Cho hình bình hành có chu vi là 432cm. Độ dài cạnh lớn bằng 2 lần độ dài cạnh bé. Vậy cạnh bé có độ dài là:

  1. 70 cm
  2. 72cm
  3. 144cm
  4. 120cm

 

Câu 20: Hình bình hành có độ dài một cạnh bằng 10 cm và chiều cao tương ứng bằng 5 cm thì diện tích của hình bình hành đó gấp mấy lần diện tích hình vuông có cạnh 5cm?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

 

Câu 21: Tìm chi phí lát gạch sàn một phòng ngủ có dạng hình vuông có cạnh bằng 6m với giá 80 000 đồng cho mỗi mét vuông.

  1. 2 880 000 đồng
  2. 1 920 000 đồng
  3. 960 000 đồng
  4. 1 152 000 đồng

 


Câu 22: Cho hình lục giác đều ABCDEG, có bao nhiêu tam giác đều được tạo thành từ các đường chéo chính có cạnh bằng cạnh của lục giác đều.

  1. 8
  2. 2
  3. 4
  4. 6

Câu 23: Cho hình thang cân EFGH, biết chu vi hình thang là 68 cm, chiều dài 2 cạnh đáy lần lượt là 20 cm và 26 cm. Tính chiều dài cạnh bên của hình thang

  1. 12 cm
  2. 9 cm
  3. 11 cm
  4. 10 cm

 

Câu 24: Hãy đếm xem trong hình bên có bao nhiêu hình vuông, bao nhiêu hình chữ nhật?

 

  1. Có 4 hình vuông và 2 hình chữ nhật
  2. Có 4 hình vuông và 4 hình chữ nhật
  3. Có 5 hình vuông và 2 hình chữ nhật
  4. Có 5 hình vuông và 4 hình chữ nhật

 

Câu 25: Mảnh đất hình bình hành có cạnh đáy là 47m, mở rộng mảnh đất bằng cách tăng các cạnh đáy của hình bình hành này thêm 7m thì được mảnh đất hình bình hành mới có diện tích hơn mảnh đất ban đầu là 189 m2. Hãy tính diện tích mảnh đất ban đầu.

  1. 1296 m2
  2. 1926 m2
  3. 1629 m2
  4. 1269 m2

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm toán 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay