Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1

ĐỀ SỐ 03:

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nội dung định luật Boyle?

A. Khi nhiệt độ của một lượng khí xác định giữ không đổi thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ thuận với thể tích của nó.

B. Khi nhiệt độ của một lượng khí thay đổi thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ thuận với thể tích của nó.

C. Khi nhiệt độ của một lượng khí xác định giữ không đổi thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ nghịch với thể tích của nó.

D. Khi nhiệt độ của một lượng khí thay đổi thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ nghịch với thể tích của nó.

Câu 2: Hệ thức đúng của định luật Boyle là

A. p1V2 = p2V1.

B. p/V = hằng số.

C. V/p = hằng số.

D. pV = hằng số.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là tính chất của các phân tử khí?

A. Chuyển động hỗn loạn, không ngừng.

B. Nhiệt độ càng cao, các phân tử khí chuyển động càng nhanh.

C. Các phân tử khí va chạm vào thành bình gây ra áp suất.

D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.

Câu 4: Thí nghiệm chuyển động Brown trong không khí là cơ sở để đưa ra nội dung nào trong mô hình động học phân tử chất khí?

A. Kích thước của các phân tử khí rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.

B. Phân tử khí chuyển động hỗn loạn, không ngừng.

C. Khi chuyển động các phân tử khí va chạm với nhau và với thành bình.

D. Chuyển động của phân tử khí càng nhanh thì nhiệt độ của khí càng cao.

Câu 5: Quá trình biến đổi trạng thái của một khối lượng khí xác định khi nhiệt độ giữ không đổi được gọi là gì?

A. Quá trình đẳng áp.

B. Quá trình đẳng tích.

C. Quá trình đẳng áp hoặc đẳng tích.

D. Quá trình đẳng nhiệt.

Câu 6: Điều kiện tiêu chuẩn có giá trị nhiệt độ và áp suất là

A. T = 273 K và p = 0 atm.

B. T = 273 K và p = 1 atm.

C. T = 0 K và p = 1 atm.

D. T = 0 K và p = 0 atm.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói lực liên kết giữa các phân tử ở thể khí so với ở thể lỏng và thể rắn?

A. Lực liên kết giữa các phân tử ở thể khí, thể lỏng và thể rắn là như nhau.

B. Không so sánh được lực liên kết giữa các phân tử ở thể khí, thể lỏng và thể rắn.

C. Lực liên kết giữa các phân tử ở thể khí mạnh hơn so với ở thể lỏng và thể rắn.

D. Lực liên kết giữa các phân tử ở thể khí rất yếu so với ở thể lỏng và thể rắn.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí xác định?

A. Đồ thị biểu diễn p – V là một nhánh của đường hypebol.

B. Tích của áp suất và thể tích là một hằng số.

C. Đường đẳng nhiệt của cùng một lượng khí ứng với các nhiệt khác nhau thì khác nhau.

D. Áp suất tỉ lệ thuận với thể tích.

Câu 9: Để phân biệt khí lí tưởng và khí thực người ta định nghĩa khí lí tưởng là gì?

A. Khí lí tưởng là khí tuân theo đúng các định luật Boyle và Charles.

B. Khí lí tưởng là khí không tuân theo các định luật Boyle và Charles.

C. Khí lí tưởng là khí tuân theo định luật Boyle và không tuân theo định luật Charles.

D. Khí lí tưởng là khí không tuân theo định luật Boyle và tuân theo định luật Charles.

Câu 10: Đâu là hệ thức diễn tả đúng định luật Charles?

A. Tech12h

B. Tech12h

C. Tech12h

D.  Tech12h

Câu 11: Một khối khí lí tưởng thực hiện quá trình đẳng áp ở hai áp suất khác nhau được biểu diễn như hình sau:

Tech12h

Mối quan hệ giữa p1 và p2

A. p1 < p2.

B. p1 = p2.

C. p1 > p2.

D. Không so sánh được.

Câu 12: Khi tăng nhiệt độ của một lượng khí xác định từ 320C lên đến 1040C và giữ cho áp suất không đổi thì thể tích khí tăng thêm 1,2l. Thể tích của lượng khí trước khi tăng nhiệt độ là

A. 1,7 lít.

B. 5,1 lít.

C. 6,3 lít.

D. 0,5 lít.

Câu 13: Một mol của bất kì khí nào ở điều kiện tiêu chuẩn đều có áp suất bằng bao nhiêu?

A. p = 1,013.104 Pa.

B. p = 1,013.103 Pa.

C. p = 1,013.105 Pa.

D. p = 1,013.106 Pa.

Câu 14: Một mol của bất kì khí nào ở điều kiện tiêu chuẩn đều có nhiệt độ bằng bao nhiêu?

A. T = 273 K.

B. T = 0 K.

C. T = 1 K.

D. T = 100 K.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về phương trình trạng thái của một lượng khí xác định?

A. Quá trình chuyển trạng thái không phụ thuộc cách chuyển trạng thái mà chỉ phụ thuộc trạng thái đầu và trạng thái cuối.

B. Độ lớn hằng số pV/T không phụ thuộc vào lượng khí ta xét.

C. Phương trình pV = nRT là phương trình trạng thái của một lượng n mol khí lí tưởng.

D. R = 8,31 J/mol.K là hằng số khí lí tưởng.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay