Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Vật lí 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Theo mô hình động học phân tử, trạng thái của vật chất được xác định dựa trên cách sắp xếp và chuyển động của các phân tử. Vậy theo mô hình này, vật chất tồn tại ở những trạng thái nào dưới đây?
A. Chất rắn, chất lỏng, chất khí.
B. Chất rắn, chất lỏng, chất khí, trạng thái chuyển thể.
C. Chất rắn, chất lỏng, trạng thái chuyển thể, chân không.
D. Chất rắn, chất lỏng, chân không.
Câu 2: Hiện tượng mà các hạt nhỏ trong chất lỏng hoặc khí chuyển động một cách ngẫu nhiên và không ngừng do va chạm liên tục của các phân tử được gọi là gì?
A. Chuyển động Brown.
B. Chuyển động vật lí.
C. Chuyển động tinh thể.
D. Plasma.
Câu 3: Liên kết giữa các phân tử trong vật chất chủ yếu xuất phát từ loại lực nào dưới đây?
A. Lực đẩy.
B. Lực hút.
C. Cả lực hút và lực đẩy.
D. Lực tương tác.
Câu 4: Giá trị thế năng của các phân tử trong vật chất chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Tốc độ chuyển động của phân tử.
B. Nhiệt độ của vật.
C. Thể tích của vật.
D. Khoảng cách giữa các phân tử.
Câu 5: Theo hệ đơn vị SI, nội năng được đo bằng đơn vị nào sau đây?
A. Niu-tơn (N).
B. Jun (J).
C. Oát (W).
D. Vôn (V).
Câu 6: Theo định luật I của nhiệt động lực học, độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng các đại lượng nào?
A. Công và nhiệt lượng mà vật nhận được.
B. Động năng và thế năng.
C. Động năng và nhiệt lượng mà vật nhận được.
D. Công, động năng và thế năng.
Câu 7: Có thể làm thay đổi nội năng của vật bằng cách nào?
A. Thực hiện công và nhận nhiệt lượng
B. Thực hiện công và truyền nhiệt.
C. Nhận công và nhận nhiệt lượng.
D. Nhận công và truyền nhiệt.
Câu 8: Thực hiện công 400 J để nén khí trong một xilanh thì khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng là 40 J. Độ thay đổi nội năng của khí trong xilanh là
A. 440 J.
B. 360 J.
C. 40 J.
D. 400 J.
Câu 9: Một lượng nước và một lượng rượu có thể tích bằng nhau được cung cấp các nhiệt lương tương ứng Q1 và Q2. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 và của rượu là 800 kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.k và của rượu là 2500 J/kg.K. Để độ tăng nhiệt độ của nước và rượu bằng nhau thì
A. Q1 = Q2.
B. Q1 = 1,25Q2.
C. Q1 = 1,68Q2.
D. Q1 = 20Q2.
Câu 10: Một vật được làm lạnh từ 1000C xuống 00C. Theo thang nhiệt độ Kelvin, vật này đã giảm đi bao nhiêu độ?
A. 273 K.
B. 136,5 K.
C. 32 K.
D. 50 K.
Câu 11: Tính chất vật lí được sử dụng nhiều trong việc chế tạo nhiệt kế là gì?
A. Sự truyền nhiệt.
B. Sự nở dài của chất rắn.
C. Đối lưu.
D. Sự nở vì nhiệt.
Câu 12: Khi hai vật có nhiệt độ chênh lệch tiếp xúc nhau thì nhiệt năng được truyền như thế nào?
A. Truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
B. Truyền từ vật có nhiệt độ thấp sang vật có nhiệt độ cao.
C. Không có sự truyền nhiệt năng giữa chúng.
D. Vật ở trạng thái cân bằng nhiệt.
Câu 13: Hai nhiệt độ dùng làm mốc của thang nhiệt độ Celsius là
A. Nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ sôi của thiếc.
B. Nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ sôi của rượu etylic.
C. Nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết.
D. Nhiệt độ đóng băng và nhiệt độ sôi của thủy ngân.
Câu 14: Nhiệt dung riêng của nước là bao nhiêu?
A. 4200 J/kg.K.
B. 2100 J/kg.K.
C. 10000 J/kg.K.
D. 840 J/kg.K.
Câu 15: Nhiệt dung riêng là thông tin quan trọng thường được dùng khi thiết kế các hệ thống nào?
A. Cơ khí, điện tử.
B. Cơ học, nhiệt độ.
C. Làm mát, sưởi ấm.
D. Điều khiển tự động.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................