Phiếu trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối Bài 7: Bài tập về vật lí nhiệt
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Bài tập về vật lí nhiệt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
BÀI 7: BÀI TẬP VỀ VẬT LÍ NHIỆT
(22 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Sự hóa hơi có thể xảy ra dưới hình thức nào?
A. Bay hơi và nóng chảy.
B. Bay hơi và sôi.
C. Sôi và đông đặc.
D. Nóng chảy và thăng hoa.
Câu 2: Theo định luật I của nhiệt động lực học, độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng các đại lượng nào?
A. Công, động năng và thế năng.
B. Động năng và thế năng.
C. Động năng và nhiệt lượng mà vật nhận được.
D. Công và nhiệt lượng mà vật nhận được.
Câu 3: Đâu là công thức chuyển nhiệt độ từ thang Celsius sang thang Kelvin?
A. T (K) = t (0C) + 273.
B. T (K) = 1,8t (0C) + 32.
C. T (K) = t (0C) – 273.
D. T (K) = 1,8t (0C) – 32.
Câu 4: Nhiệt hóa hơi riêng của một chất lỏng là gì?
A. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
B. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất lỏng đó hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.
C. Là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy và hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.
D. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 10C.
Câu 5: Đơn vị của nhiệt dung riêng là gì?
A. J/kg.
B. J/kg.K.
C. J.kg/K.
D. J/K.
Câu 6: Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là bao nhiêu?
A. 2,77.105 J/kg.
B. 3,34.105 J/kg.
C. 0,25.105 J/kg.
D. 1,80.105 J/kg.
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình nội năng của vật biến đổi chỉ bằng cách truyền nhiệt?
A. ΔU = 0.
B. ΔU < Q.
C. ΔU > Q.
D. ΔU = Q.
Câu 2: Với cùng một chất, quá trình chuyển thể nào sẽ làm giảm lực tương tác giữa các phân tử nhiều nhất?
A. Nóng chảy.
B. Đông đặc.
C. Hóa hơi.
D. Ngưng tụ.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhiệt dung riêng của một chất?
A. Được đo bằng đơn vị J/kg.K.
B. Nhiệt dung riêng được kí hiệu là Q.
C. Nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt độ của vật là: Q = mcΔt.
D. Vật làm bằng chất có nhiệt dung riêng nhỏ thì dễ nóng lên và cũng dễ nguội đi.
Câu 4: Kết luận nào dưới đây không đúng khi nói về thang nhiệt độ Celsius?
A. Kí hiệu của nhiệt độ là t.
B. Đơn vị đo nhiệt độ là 0C.
C. 10C tương đương với 273 K.
D. Chọn mốc nhiệt độ nước đá đang tan ở áp suất 1 atm là 00C.
Câu 5: Hệ thức nào sau đây mô tả quá trình vật vừa nhận nhiệt lượng, vừa nhận công từ vật khác?
A. ΔU = A + Q khi Q > 0 và A < 0.
B. ΔU = A + Q khi Q > 0 và A < 0.
C. ΔU = A + Q khi Q < 0 và A > 0.
D. ΔU = A + Q khi Q > 0 và A > 0.
Câu 6: Mô hình động học phân tử về cấu tạo chất không có nội dung nào sau đây?
A. Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn.
B. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.
C. Các phân tử chuyển động không ngừng.
D. Giữa các phân tử có lực liên kết phân tử.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
5. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI (3 CÂU)
Câu 1: Một bình đun nước nóng bằng điện có công suất . Nước được làm nóng khi đi qua buồng đốt của bình. Nước chảy qua buồng đốt với lưu lượg . Nhiệt độ của nước khi đi vào buồng đốt là . Cho nhiệt dung riêng của nước là . Bȯ qua mọi hao phí.
a) Nhiệt độ của nước khi ra khỏi buồng đốt là .
b) Nếu nhiệt độ của nước khi đi vào buồng đốt tăng gấp đôi thì nhiệt độ nước ra khỏi buồng đốt tăng gấp đôi.
c) Nếu công suất điện giảm 2 lần thì nhiệt độ nước ra khỏi buồng đốt là .
d) Để điều chỉnh nhiệt độ của nước ra khỏi buồng đốt, ta có thể thay đổi: công suất điện; lưu lượng dòng nước; nhiệt độ nước đi vào.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Vật lí 12 kết nối Bài 7: Bài tập về vật lí nhiệt