Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Cà Mau

Tài liệu giáo GDĐP lớp 10 Cà Mau. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Cà Mau. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Cà Mau lớp 10

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Cà Mau
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Cà Mau
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Cà Mau
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Cà Mau
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Cà Mau
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Cà Mau
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Cà Mau

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 6: KINH TẾ CÀ MAU

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

  • Trình bày được hiện trạng cơ cấu các ngành kinh tế ở tỉnh Cà Mau.
  • Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới phân bố và phát triển các ngành kinh tế ở tỉnh Cà Mau.
  • Đọc được bản đồ, xử lý, phân tích số liệu thống kê và vẽ được biểu đồ về các ngành kinh tế ở tỉnh Cà Mau.
  • Hiểu được vai trò của tỉnh Cà Mau trong Vùng kinh tế trọng điểm Đồng Bằng sông Cửu Long.
  • Biết được trách nhiệm của công dân trong cuộc tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với địa phương nơi cư trú.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học.

Năng lực riêng:

  • Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: vận dụng kiến thức, kỹ năng địa lý để khai thác thông tin, tìm hiểu về vai trò của tỉnh Cà Mau trong Vùng kinh tế trọng điểm Đồng Bằng sông Cửu Long.
  • Năng lực tìm hiểu: khai thác thông tin, phát triển năng lực sử dụng tranh ảnh, bản đồ; xử lý, phân tích số liệu thống kê và vẽ được biểu đồ với các ngành kinh tế ở tỉnh Cà Mau.
  1. Phẩm chất
  • Gọi tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
  • Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm.
  • Có trách nhiệm trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với địa phương nơi cư trú.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với GV
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Cà Mau)
  • Tranh, ảnh, tư liệu, tài liệu sưu tầm.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với HS
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Cà Mau).
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu các ngành kinh tế ở Cà Mau.
  3. Nội dung: Tình huống và phần câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn và hướng dẫn HS tham gia trò chơi:

+ Chia lớp thành 3 đội, các đội thực hiện một nhiệm vụ: Nêu tên các ngành kinh tế là thế mạnh của tỉnh Cà Mau mà em biết.

+ Trong vòng 5 phút, đội nào kể được nhiều và chính xác hơn thì đội đó thắng cuộc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia đội, thực hiện trò chơi mà GV hướng dẫn.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các đội trả lời câu hỏi: Thủy sản, nông nghiệp, lâm nghiệp

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái quát về cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Cà Mau

  1. Mục tiêu: Trình bày được hiện trạng cơ cấu các ngành kinh tế ở tỉnh Cà Mau.
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu hiện trạng cơ cấu các ngành kinh tế ở tỉnh Cà Mau.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS làm việc cá nhân, hãy đọc thông tin một một, quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi:

+ Trình bày hiện trạng cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Cà Mau.

+ Trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Cà Mau.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS Đọc thông tin trong sách giáo khoa và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

I. Khái quát về cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Cà Mau

- Tỉnh Cà Mau của cơ cấu nền kinh tế đa dạng với nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, nhất là các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng và du lịch; trong đó nhóm ngành công nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh.

- Năm 2020, giá trị sản xuất của ngành:

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đạt 20 746,2 tỉ đồng (chiếm 33,0% trong cơ cấu GRDP).

+ Ngành công nghiệp, xây dựng đạt 19 384,4 tỉ đồng (chiếm 30,8% trong cơ cấu GRDP).

+ Ngành dịch vụ đạt 22 701,3 tỉ đồng (chiếm 36,2% trong cơ cấu GRDP).

- Cơ cấu theo ngành ở tỉnh Cà Mau đã có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giảm tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, tăng tỉ trọng ngành dịch vụ.

 

Hoạt động 2: Thực trạng các ngành kinh tế ở tỉnh Cà Mau

  1. Mục tiêu:

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới phân bố và phát triển các ngành kinh tế ở tỉnh Cà Mau.

- Đọc được bản đồ, xử lý, phân tích số liệu thống kê và vẽ được biểu đồ về các ngành kinh tế ở tỉnh Cà Mau.

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu thực trạng các ngành kinh tế ở tỉnh Cà Mau.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành ba nhóm thảo luận theo kĩ thuật mảnh ghép, thực hiện nhiệm vụ:

Vòng 1: nhóm chuyên gia

+ Nhóm 1:

·        Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở tỉnh Cà Mau.

·        Xác định các vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chính ở tỉnh Cà Mau.

·        Trình bày về tình hình sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở tỉnh Cà Mau.

+ Nhóm hai:

·        Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành công nghiệp ở tỉnh Cà Mau.

·        Trình bày tình hình sản xuất ngành công

II. Thực trạng các ngành kinh tế ở tỉnh Cà Mau

1. Nghành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

a. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành nông lâm thủy sản

* Nhân tố tự nhiên:

- Thuận lợi:

+ Tỉnh Cà Mau có đất phù sa trẻ, giàu hàm lượng mùn, độ phì nhiêu cao thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng.

+ Tỉnh Cà Mau có khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt, ẩm cao, ít chịu ảnh hưởng của bão nên thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng, vật nuôi.

+ Tỉnh Cà Mau có hệ thống sông ngòi dày đặc, diện tích mặt biển lớn nên thuận lợi cho ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

+ Tỉnh Cà Mau có tài nguyên rừng phong phú. Diện tích rừng ngập mặn chiếm chủ yếu. Đây là cơ sở quan trọng để tỉnh Cà Mau phát triển ngành lâm nghiệp.

- Khó khăn:

+ Phần lớn diện tích đất trồng nông nghiệp tỉnh Cà Mau lại bị đất nhiễm phèn, nhiễm mặn nên tốn chi phí cho việc cải tạo, ảnh hưởng tới canh tác.

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Cà Mau
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Cà Mau

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay