Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Điện Biên

Tài liệu giáo GDĐP lớp 10 Điện Biên. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Điện Biên. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Điện Biên lớp 10

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Điện Biên
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Điện Biên
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Điện Biên
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Điện Biên
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Điện Biên

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ: DANH LAM THẮNG CẢNH VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN

BÀI 1: NÚI, ĐÈO HÙNG VĨ MIỀN BIÊN CƯƠNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

  • Trình bày được địa điểm và nét đặc sắc chính của các danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
  • Rút ra được bài học kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển bền vững các danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ kết hợp với tranh ảnh, bài hát, để trình bày thông tin, thảo luận; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu kiến thức: Khai thác thông tin, phát triển năng lực sử dụng tư liệu, phân tích biểu đồ, tranh ảnh,… để tìm hiểu địa điểm và nét đặc sắc chính của các danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí để liên hệ thực tế địa phương, tìm hiểu nội dung bài học.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, tự học: Chủ động tìm hiểu địa lí, lịch sử để xây dựng quê hương.
  • Tự giác: Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu tư liệu liên quan đến bài học.
  • Yêu nước: Tự hào về giá trị của các danh lam thắng cảnh và cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên của tỉnh Điện Biên.
  • Trách nhiệm: Xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của các danh lam thắng cảnh và cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên của tỉnh Điện Biên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Điện Biên)
  • Tranh, ảnh, tư liệu,… về các danh lam thắng cảnh và cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên của tỉnh.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Điện Biên).
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và kết nối vào bài học.
  3. Nội dung:

- GV cho HS quan sát hình ảnh và đặt câu hỏi.

- GV nêu vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học

  1. Sản phẩm: HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Điện Biên là miền biên cương với vành đai biên giới dài trên 450 km, qua bốn huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà, Điện Biên. Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cao nguyên đá Tủa Chùa (huyện Tủa Chùa), đèo Pha Đin (huyện Tuần Giáo) và ngã ba biên giới A Pa Chải - Tá Miếu (huyện Mường Nhé) là những địa danh núi, đèo tiêu biểu, nổi tiếng.

- GV trình chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi: Em biết gì về vẻ đẹp hùng vĩ của những ngọn núi, con đèo này? Chúng ta cần làm gì để quảng bá vẻ đẹp của núi, đèo Điện Biên phục vụ cho sự phát triển của du lịch địa phương?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chú ý lắng nghe, quan sát hình ảnh và giành xung phong trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 1 – 2 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu rõ nét hơn về những danh lam thắng cảnh và cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên tỉnh Điện Biên, chúng ta sẽ cùng nhau đến vớiBài 1: Núi, đèo hùng vĩ miền biên cương.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về rừng đá tai mèo trên cao nguyên Tủa Chùa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có thể:

- Mô tả được những nét chính về cao nguyên đá ở huyện Tủa Chùa.

- Đề xuất được phương án phát triển du lịch nơi đây.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh và tìm hiểu về cao nguyên đá ở huyện Tủa Chùa.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

+ Hãy mô tả những nét chính về cao nguyên đá ở huyện Tủa Chùa.

+ Vùng cao nguyên đá ở Tủa Chùa có những đặc điểm gì nổi bật và khác biệt so với nơi khác?

- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm thảo luận theo kĩ thuật “khăn trải bàn” với nội dung:

+ Vùng cao nguyên đá ở huyện Tủa Chùa có tiềm năng du lịch như thế nào?

+ Em hãy đề xuất một số biện pháp để phát triển du lịch bền vững ở huyện Tủa Chùa.

 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

 - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

1. Rừng đá tai mèo trên cao nguyên Tủa Chùa

- Cao nguyên đá ở huyện Tủa Chùa nằm trải rộng trên địa bàn ba xã Tả Phìn, Tả Sìn Thàng và Xá Nhè của huyện Tủa Chùa, được coi là một “tiểu Đồng Văn thứ hai" hoặc “Đồng Văn thu nhỏ".

- Vùng cao nguyên đá ở huyện Tủa Chùa còn được gọi là cao nguyên Sín Chải (Sin Chai, Xin Chải), có diện tích khoảng 1500 km2 với chiều rộng khoảng 25 km, chiều dài khoảng 60 km, độ cao trung bình là 1500 m so với mực nước biển.

- Về địa chất:

+ Nằm trong dãy cao nguyên đá vôi trải dài từ Phong Thổ (Lai Châu) đến phía tây Thanh Hoá với khoảng 70% diện tích là đá vôi.

+ Trên những triền đồi và thung lũng khô cằn với thảm thực vật thưa thớt mọc lên những mỏm đá, khối đá lởm chởm, thường được gọi là đá tai mèo.

- Nơi đây có nhiều tiềm năng phát triển các loại hình du lịch: văn hoá, lịch sử và tham quan khám phá.

+ Đến đây du khách có thể khám phá hang động Xá Nhè, Hấu Chua, Mường Đun, thành Vàng Lồng,…

+ Du khách cũng có thể bơi thuyền dọc sông Đà, đồng thời khám phá, trải nghiệm những giá trị văn hoá phi vật thể qua các lễ hội và thưởng thức những món ăn đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc.

 

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Điện Biên
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Điện Biên

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Tài liệu quan tâm

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Chat hỗ trợ
Chat ngay