Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Gia Lai

Tài liệu giáo GDĐP lớp 10 Gia Lai. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Gia Lai. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Gia Lai lớp 10

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Gia Lai
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Gia Lai
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Gia Lai
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Gia Lai
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Gia Lai
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Gia Lai

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỈNH GIA LAI

BÀI 1: NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN TỈNH GIA LAI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

  • Xác định và trình bày được vị trí địa lý, địa hình và một số tài nguyên thiên nhiên tỉnh Gia Lai.
  • Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học.

Năng lực riêng:

  • Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kỹ năng địa lý để phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai.
  • Năng lực tìm hiểu: Khai thác thông tin, phát triển năng lực sử dụng tranh ảnh để trình bày vị trí địa lý, địa hình và một số tài nguyên thiên nhiên tỉnh Gia Lai.
  1. Phẩm chất
  • Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
  • Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Gia Lai)
  • Tranh, ảnh, tư liệu, tài liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Gia Lai).
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về vị trí ở Gia Lai
  3. Nội dung: Tình huống và phần câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nghe bài hát Gia Lai quê tôi và kể tên một số địa danh ở Gia Lai.

https://www.youtube.com/watch?v=8ZkjDKjjQJ8

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe video, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời trước lớp:

+ Các địa danh nổi tiếng ở Gia Lai: Chùa Minh Thành, Thác Phú Cường, Núi lửa Chư Đăng Ya…

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sơ lược về văn hóa tượng mồ và nhà mồ

  1. Mục tiêu:

- Xác định và trình bày được vị trí địa lý tỉnh Gia Lai.

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lý đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai.

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu vị trí địa lý tỉnh Gia Lai.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu:

+ Diện tích: 15 511km2.

+ Dân số: 1 541829 người (Niên giám thống kê Gia Lai năm 2020).

+ Tỉnh Gia Lai hiện có 17 đơn vị hành chính: 1 thành phố (Pleiku), 2 thị xã (An Khê và Ayun Pa), 14 huyện trực thuộc. Tỉnh lị đóng tại thành phố Pleiku.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Quan sát hình 1.3 và đọc thông tin trong bài, em hãy:

+ Cho biết tỉnh Gia Lai giáp với những quốc gia, tỉnh, thành phố nào?

+ Xác định điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của tỉnh Gia Lai trên bản đồ.

+ Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, đọc thông tin trong SGK, quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời trước lớp.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Vị trí địa lý

- Hệ tọa độ địa lý:

+ Điểm cực Bắc: 14o37’B (Xã Sơn Lang, huyện Kbang).

+ Điểm cực Nam: 12o58’B (xã Krông Năng, huyện Krông Pa)

+ Điểm cực Đông: 108o54’Đ (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa)

+ Điểm cực Tây: 107o28’ Đ (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ)

- Vị trí tiếp giáp:

+ Phía Đông giáp với tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

+ Phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri của Campuchia thông qua Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, với đường biên giới quốc gia dài hơn 80km.

+ Phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk.

+ Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum.

ð Với vị trí trên, tỉnh Gia Lai nằm trong vùng tam giác phát triển thuộc ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, với ba tuyến đường chính là quốc lộ 14, 19 và 25, là cửa ngõ nối Campuchia với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và biển Đông.

- Tỉnh Gia Lai có điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, giao lưu văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội, Gia Lai với vị trí là tỉnh biên giới cũng đặt ra nhiều vấn đề an ninh - quốc phòng.

Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

  1. Mục tiêu:

- Xác định và trình bày địa hình và một số tài nguyên thiên nhiên tỉnh Gia Lai.

- Phân tích được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai.

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Gia Lai.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận theo kĩ thuật mảnh ghép:

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

+ Nhóm 1: Quan sát hình 1.4, đọc thông tin trong bài à kết hợp với kiến thức của bản thân, em hãy nêu các dạng địa hình chính của tỉnh Gia Lai?

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a. Địa hình

- Địa hình tỉnh Gia Lai có độ cao trung bình so với mực nước biển, cao ở phía Bắc và Đông Bắc, thấp dần ở Nam và Tây Nam.

- Địa hình tương đối đa dạng, vừa có núi cao và các cao nguyên.

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Gia Lai
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Gia Lai

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay