Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Hà Nội

Tài liệu giáo GDĐP lớp 10 Hà Nội. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Hà Nội. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Hà Nội lớp 10

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Hà Nội
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Hà Nội
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Hà Nội
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Hà Nội
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Hà Nội
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Hà Nội

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3: NHẬN DIỆN VÀ PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

  • Nhận diện các tệ nạn xã hội tại địa phương và biết cách phòng chống.
  • Hiểu về quyền và nghĩa vụ của công dân đối với việc xây dựng nếp sống văn minh.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, khoa học; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu kiến thức : Khai thác thông tin, phát triển năng lực sử dụng tranh ảnh, video để trình bày biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của các tệ nạn xã hội.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học : Vận dụng kiến thức, kĩ năng để khai thác thông tin, tìm hiểu về các tệ nạn xã hội trên địa bàn Hà Nội.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, tự học, nhiệt tình:
  • Chủ động tìm hiểu những thông tin cơ bản về các tệ nạn xã hội.
  • Hiểu được ý nghĩa của việc phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng nếp văn minh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Tự giác, trách nhiệm: Có ý thức phòng tránh các tệ nạn xã hội và vận động mọi người cùng tham gia.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Hà Nội)
  • Tranh, ảnh, video về tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Hà Nội).
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS trước khi tìm hiểu các tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, nhận diện các tệ nạn xã hội và trả lời câu hỏi.

- GV nêu vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học

  1. Sản phẩm:

- HS chú ý quan sát, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh sau đây nói về tệ nạn xã hội nào? Nêu một số hiểu biết của em về biểu hiện, tác hại của tệ nạn xã hội đó.

  

Cờ bạc

Đua xe

  

Ma tuý

Mại dâm

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Những năm gần đây, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã xây dựng, mở rộng nhiều mô hình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội dựa vào cộng đồng. Nhiều mô hình hoạt động hiệu quả đã góp phần phát hiện, xử lý không ít vụ việc phức tạp phát sinh, qua đó giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Chủ đề 3: Nhận diện và phòng chống tệ nạn xã hội tại thành phố Hà Nội.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Vài nét chính về tệ nạn xã hội

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm, nguyên nhân, tác hại của tệ nạn xã hội đối với con người.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung SGK, thảo luận nhóm và tìm hiểu về biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của các tệ nạn xã hội.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, rút ra câu trả lời.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép và thực hiện nhiệm vụ:

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

+ Nhóm 1: Tệ nạn xã hội là gì? Những biểu hiện

của tệ nạn xã hội.

+ Nhóm 2: Nêu nguyên nhân khiến con người sa vào các tệ nạn xã hội?

+ Nhóm 3: Nêu những hậu quả của tệ nạn xã hội với bản thân, gia đình và xã hội.

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

- Từ các nhóm chuyên gia, GV yêu cầu HS đổi vị trí, hình thành 3 nhóm mới bằng cách:

+ Trong nhóm chuyên gia, các thành viên tự đếm số thứ tự, những HS có cùng số thứ tự sẽ về chung một nhóm mới.

+ Lần lượt các thành viên trong nhóm mới chia sẻ nội dung phiếu học tập đã tìm hiểu trong nhóm chuyên gia cho các bạn trong nhóm.

+ Các thành viên trong nhóm mới thảo luận, phản biện và giải quyết nhiệm vụ mới và thống nhất sản phẩm cuối cùng: Trình bày khái niệm, nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội.

 

 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi đại diện HS trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV chốt đáp án và tổng kết kiến thức.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tệ nạn xã hội

1. Khái niệm

- Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức xã hội và có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu đời sống xã hội.

2. Biểu hiện

- Biểu hiện của tệ nạn xã hội:

+ Thói hư, tật xấu.

+ Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu.

+ Nếp sống xa đoạ truỵ lạc, mê tín đồng bóng, bói toán,…

3. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

- Kỷ cương pháp luật chưa nghiêm.

- Kinh tế kém phát triển.

- Chính sách mở cửa, ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường.

- Ảnh hưởng của các văn hoá phẩm đồi truỵ.

(…)

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Hà Nội
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 10 Hà Nội

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay