Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bình Định

Tài liệu giáo GDĐP lớp 7 Bình Định. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Bình Định. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Bình Định lớp 7

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bình Định
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bình Định
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bình Định
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bình Định
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bình Định
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bình Định
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bình Định

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3: VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau Chủ đề này, HS sẽ:

  • Trình bày được nguồn gốc, đặc trưng cơ bản, quá trình hình thành và phát triển của võ cổ truyền Bình Định.
  • Kể được tên một số võ đường tiêu biểu ở tỉnh Bình Định.
  • Sưu tầm, tìm hiểu và giới thiệu được các bài quyền thuộc võ cổ truyền Bình Định.
  • Thực hiện được những việc làm phù hợp góp phần gìn giữ, phát huy võ cổ truyền Bình Định.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, khoa học; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu kiến thức : Khai thác thông tin, phát triển năng lực sử dụng tranh ảnh để trình bày nguồn gốc, đặc trưng cơ bản, quá trình hình thành và phát triển của võ cổ truyền Bình Định
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học : Vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện các bài quyền thuộc võ cổ truyền Bình Định.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, tự học, nhiệt tình: Có ý thức tìm hiểu những thông tin cơ bản của môn võ cổ truyền Bình Định.
  • Tự giác: Có ý thức giữ gìn, phát huy võ cổ truyền Bình Định.
  • Trách nhiệm, trung thực: Tích cực tham gia các hoạt động nhóm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án Giáo dục địa phương (Bình Định)
  • Tranh, ảnh về môn võ cổ truyền Bình Định.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu Giáo dục địa phương (Bình Định).
  • Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kích thích hứng thú tìm hiểu võ cổ truyền Bình Định cho HS.
  3. Nội dung:

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, hướng dẫn HS tham gia trò chơi để xử lí tình huống và câu hỏi phần mở đầu SGK.

- GV nêu vấn đề, dẫn dắt HS vào bài học

  1. Sản phẩm:

- HS tích cực tham gia trò chơi, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn ?

- GV phổ biến Cách chơi cho HS:

+ Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội gồm 4 – 6 HS.

+ Nhiệm vụ: Xác định các bài quyền và binh khí đưc sử dụng trong các bức tranh?

+ Trong vòng 1 phút, đội nào có câu trả lời nhanh và chính xác thì đội đó thắng cuộc.

      

                   Ngọc trản quyền                                           Thái sơn côn

            

                Song phượng kiếm                                            Lôi long đao

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi, quan sát tranh và giành quyền trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, công bố kết quả trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Võ c truyền Bình Định với sự hoà quyện, đúc kết các tinh hoa võ học mang tính chọn lọc, mang bản sắc riêng và được các thế hệ võ nhân lưu giữ, phát triển. Lịch sử đã ghi nhận thời Tây Sơn là giai đoạn hưng thịnh và phát trin rực rỡ nhất của võ c truyền Bình Định. Võ c truyền Bình Định bao gồm nhiều môn phái xuất xứ từ tình Bình Định hoặc đã từng ph biến ở trong tỉnh, sau đó được truyền bá rộng rãi khp Việt Nam và thế giới. Võ cổ truyền Bình Định được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia theo Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Chủ đề 3: Võ cổ truyền Bình Định.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Vài nét chính về võ cổ truyền Bình Định

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nguồn gốc, đặc trưng cơ bản, quá trình hình thành và phát triển của võ cổ truyền Bình Định.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I, kết hợp thảo luận nhóm và tìm hiểu nguồn gốc, đặc trưng cơ bản, quá trình hình thành và phát triển của võ cổ truyền Bình Định.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, rút ra câu trả lời.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, của nhóm bằng cách nói, viết ra bảng phụ, điền phiếu bài tập,…
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận theo kĩ thuật mảnh ghép: Đọc thông tin mục I, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ.

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

+ Nhóm 1, 2:

·        Trình bày nguồn gốc hình thành võ cổ truyền Bình Định.

·        Võ cổ truyền Bình Định hình thành và phát triển như thế nào?

+ Nhóm 3, 4: Cho biết các đặc điểm của võ cổ truyền Bình Định.

+ Nhóm 5, 6: Trình bày các đặc trưng cơ bản của võ cổ truyền Bình Định.

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

Từ các nhóm chuyên gia, GV yêu cầu HS đổi vị trí, hình thành 6 nhóm mới là nhóm mảnh ghép:

+ Trong nhóm chuyên gia, các thành viên tự đếm số thứ tự, những HS có cùng số thứ tự sẽ về chung một nhóm mới.

+ Lần lượt các thành viên trong nhóm mới chia sẻ nội dung phiếu học tập đã tìm hiểu trong nhóm chuyên gia cho các bạn trong nhóm.

+ Các thành viên trong nhóm mới thảo luận, phản biện và giải quyết nhiệm vụ mới để thống nhất sản phẩm cuối cùng: Trình bày nguồn gốc, đặc trưng cơ bản, quá trình hình thành và phát triển của võ cổ truyền Bình Định?

 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi đại diện HS trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV chốt đáp án và tổng kết kiến thức.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về những nét chính về võ cổ truyền Bình Định.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Vài nét chính về võ cổ truyền Bình Định

- Nguồn gốc: Võ cổ truyền Bình Định được kết tinh từ 3 dòng võ: Chăm-pa, Đại Việt và Trung Hoa.

- Quá trình hình thành và phát triển:

+ Lịch sử võ cổ truyền Bình Định gắn liền với cuộc trường chinh đầy gian lao, thử thách và vô cùng oanh liệt của dân tộc. Bình Định là nơi hội tụ, kế thừa và phát triển những giá trị, tinh hoa nền võ học của các dân tộc Việt Nam, mà đỉnh cao là thời kì Phong trào Tây Sơn, do người anh hùng áo vải có đảo Quang Trung - Nguyễn Huệ khởi xướng và lãnh đạo.

+ Võ cổ truyền Bình Định hình thành và phát triển qua ba thời kì. Trước thời Tây Sơn, thời Tây Sơn và sau thời Tây Sơn.

- Đặc điểm:

+ Tính đa dạng: Đa dạng về những dòng võ, đa dạng về sự khác biệt trong kĩ thuật giữa các hệ phái. Tuy nhiên, sự đa dạng đó được dựa trên cơ sở một số đặc điểm chung mà hầu hết các dòng võ ở Bình Định đều có.

+ Tính võ thuật: Thể hiện rõ tính liên hoàn, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cương và nhu, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong (tinh, khí, thần) với bên ngoài cơ thể (thủ, nhãn, chỉ và thân).

+ Tính võ lí: Mang đậm tính bác học, xây dựng trên học thuyết âm - dương, là cơ sở võ lí cho luyện tập bộ tay (quyền) và bộ chân (cước). Tấn pháp trong bát quái và Thủ pháp trong Ngũ hành, có sự phối hợp cả hai phương diện ngoại công và nội công.

+ Tính truyền thống: ngoài những đức tính mà con người đề cao trong rèn luyện đạo đức (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín), đạo đức của người luyện võ còn thể hiện ở các mặt truyền thống như thượng võ, chống ngoại xâm, uống nước nhớ nguồn, trọng nhân nghĩa,…

+ Tính phong phú, đa dạng: gồm 4 nội dung cơ bản.

·        Luyện công: Cương quyền và Nhu quyền.

·        Võ tay không: võ thể dục, võ tự vệ, võ tỷ thí và võ chiến đấu.

·        Võ với binh khí: binh khí dài và binh khí ngắn.

·         Luyện tinh thần.

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bình Định
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 Bình Định

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay