Trắc nghiệm bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Giáo dục công dân 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1. Những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp, pháp luật là:

A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.

B. Các quyền con người, quyền công dân.

C. Quyền cơ bản của công dân.

D. Việc thực hiện quyền công dân. 

 

Câu 2. Những việc mà Nhà nước bắt buộc công dân phải thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật là:

A. Quyền cơ bản của công dân.

B. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.

C. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

D. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền người khác. 

 

Câu 3. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:

A. Các quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

C. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

D. Không cần phải tôn trọng quyền và nghĩa vụ của người khác. Chỉ cần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân của mình. 

 

Câu 4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được thực hiện theo:

A. Luật Dân sự.

B. Luật pháp.

C. Hiến pháp 2013.

D. Luật Dân sự và Luật Lao động. 

 

Câu 5. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân bao gồm:

A. Quyền về chính trị.

B. Quyền về dân sự.

C. Quyền về văn hóa, xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 6. Nhóm quyền về chính trị bao gồm:

A. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực của Nhà nước.

B. Quyền tham gia quản lí nhà nước.

C. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. 

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 7. Quyền nào của công dân dưới đây không thuộc nhóm quyền dân sự:

A. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

C. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mất cá nhân và bí mật gia đình.

D. Quyền tự do đi lại và cư trú. 

 

Câu 8. Nhóm quyền về kinh tế bao gồm:

A. Quyền có việc làm.

B. Quyền tự do kinh doanh.

C. Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt,…

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 9. Quyền nào của công dân dưới đây không thuộc nhóm quyền văn hóa, xã hội:

A. Quyền nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật.

B. Quyền tự do kết hôn và li hôn. 

C. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.

D. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

 

Câu 10. Nghĩa vụ của công dân phải thực là:

A. Bảo vệ mội trường.

B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nên quốc phòng toàn dân.

C. Tuân theo Hiến pháp và Luật pháp.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1. Người nào được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam?

A. Người có quốc tịch Việt Nam.

B. Người đang sống và làm việc tại Việt Nam.

C. Người đã thôi quốc tịch Việt Nam, sinh sống ở nước ngoài.

D. Người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam. 

 

Câu 2. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:

A. Quyền công dân không tách rời với nghĩa vụ công dân.

B. Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. 

C. Người phạm tội bị phạt tù không phải thực hiện nghĩa vụ công dân.

D. Những người là công dân Việt Nam có quyền và phải thực hiện tất cả các nghĩa vụ của công dân. 

 

Câu 3. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm thuộc nhóm quyền:

A. Chính trị.

B. Văn hóa, xã hội.

C. Dân sự.

D. Kinh tế. 

 

Câu 4. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe thuộc:

A. Điều 43.

B. Điều 38.

C. Điều 25.

D. Điều 40. 

 

Câu 5. Hiến pháp 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kháo XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua:

A. Ngày 2/8/2013.

B. Ngày 11/2/2013.

C. Ngày 28/11/2013.

D. Cả A, B, C đều sai. 

 

Câu 6. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ như thế nào?

A. Đều có quyền như nhau.

B. Đều có nghĩa vụ như nhau.

C. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

D. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. 

 

Câu 7. Công dân bình đẳng trước pháp luật là:

A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

B. Công dân có quyền, nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng sẽ bị xử lí theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.

D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật. 

 

Câu 8. Quyền cơ bản của công dân là:

A. Những lợi ích mà người công dân được hưởng và được luật pháp bảo vệ.

B. Những đảm bảo pháp lí của nhà nước cho tất cả mọi người.

C. Những lợi ích cốt lõi mà bất cứ ai trên thế giới đều được hưởng.

D. Những đảm bảo của Liên hợp quốc cho tất cả mọi người trên thế giới. 

 

Câu 9. Nghĩa vụ cơ bản của công dân là:

A. Yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện.

B. Yêu cầu của nhà nước mà mọi công dân thực hiện hoặc không thực hiện.

C. Yêu cầu của nhà nước mà chỉ một hay nhóm người thực hiện.

D. Yêu cầu của nhà nước mà mọi người phải thực hiện. 

 

Câu 10. Ý nào dưới đây không thuộc quyền của công dân:

A. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.

B. Quyền trung thành với Tổ quốc.

C. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

D. Quyền xâm phạm về chỗ ở.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

 

Câu 1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong:

A. Chương I, Hiến pháp 2012.

B. Chương II, Hiến pháp 2013.

C. Chương III, Hiến pháp 2014. 

D. Chương II, Hiến pháp 2002. 

 

Câu 2. Việc làm nào dưới đây là đúng:

A. Thành lập công ty nhưng không đóng thuế theo quy định của pháp luật.

B. Luôn đòi bố mẹ chiều theo ý muốn của bản thân.

C. Tố cáo cơ quan có thẩm quyền về hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em. 

D. Vứt rác, đổ rác không đúng nơi quy định. 

 

Câu 3. Việc làm nào dưới đây không đúng:

A. Trong mùa dịch Covid năm 2020, một số bạn học sinh đã đưa thông tin sai sự thật lên mạng xã hội.

B. Tùng là con trai duy nhất trong một gia đình giàu có. Nên Tùng không muốn tiếp tục đi học, mà chỉ ở nhà rong chơi, Tùng nghĩ tài sản của bố mẹ đủ để mình sống cả đời.

C. Thấy bác lao công đang quét dọn sân trường, Nam vứt luôn vỏ hộp sữa xuống sân để bác dọn. 

D. Cả A, B, C.

 

Câu 4. Trung thường rủ các bạn chơi đá bóng ở vỉa hè. Thấy vậy anh hàng xóm góp ý “Các em nên đá bóng ở sân bóng, còn vỉa hè dành cho người đi bộ”. Trung và các bạn nhao nhao phản đối. Theo em, việc làm của Trung là đúng hay sai, vì sao?

A. Đúng, vì vỉa hè là nơi công cộng, Trung có quyền đá bóng ở đó.

B. Sai, vì thực hiện quyền công dân không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

C. Đúng, vì pháp luật đã quy định trẻ em có quyền vui chơi, giải trí.

D. Sai, vì vỉa hè phải nhường cho việc trông giữ xe máy, buôn bán hàng hóa. 

 

Câu 5. Lisa có bố là người Việt Nam, mẹ là người Mỹ. Lisa mang quốc tịch Mỹ của mẹ. Sinh nhật 20 tuổi, Lisa cùng bố mẹ về Việt Nam thăm ông bà nội. Những ngày này, quê nội Lisa đang nhộn nhịp chuẩn bị bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân. Theo em, Lisa có quyền tham gia bầu cử ở quê nội không? Vì sao?

A. Lisa có quyền tham gia bầu cử ở quê nội vì ở thời điểm hiện tại Lisa đang sống ở Việt Nam.

B. Lisa không có quyền tham gia bầu cử ở quê nội vì Lisa chưa đủ 25 tuổi.

C. Lisa có quyền tham gia bầu cử ở quê nội vì bố Lisa là người Việt Nam.

D. Lisa không có quyền tham gia bầu cử ở quê nội vì bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân là quyền công dân của Việt Nam, còn Lisa mang quốc tịch Mỹ. 

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1. Nếu phải lựa chọn một slogan (khẩu hiệu) thể hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân, theo em, slogan nào dưới đây là đúng:

A. Công dân đủ 20 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

B. Quyền bầu cử là quyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực của Nhà nước.

C. Quyền ứng cử là thể hiển nguyện vọng được ứng cử vào những vị trí trong xã hội mà mình mong muốn.

D. Cả A, B, C đều sai. 

 

Câu 2. Trong buổi thảo luận về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh, các bạn lớp Lan có nhiều ý kiến khác nhau:

- Ý kiến thứ nhất: Học tập là quyền của công dân, không phải là nghĩa vụ của công dân vì không ai bắt buộc phải đi học. Những người không đi học cũng không bị Nhà nước xử phạt.

 

- Ý kiến thứ hai: Học tập là nghĩa vụ của công dân bởi pháp luật quy định. Tuy nhiên chỉ cần có nghĩa vụ học hết bậc tiểu học. Giáo dục THCS, và THPT là tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi người. 

- Ý kiến thứ ba: Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ công dân. Công dân được hưởng quyền học tập và có nghĩa vụ học tập để xây dựng đất nước.

Theo em, ý kiến nào là đúng, vì sao?

A. Ý kiến thứ nhất đúng. Vì việc học tập là quyền của mỗi công dân. Đi học hay không đi học cũng đều không vi phạm pháp luật.

B. Ý kiến thứ hai đúng. Vì chỉ cẩn học hết giáo dục bắt buộc là giáo dục tiểu học, biết đọc, biết viết là có thể sống, lao động. 

C. Ý kiến thứ ba đúng. Vì công dân có quyền học tập, sáng tạo và phát triển để thể hiện bản thân, trau dồi kiến thức và tu dưỡng đạo đức, góp phần vào sự nghiệp đưa đất nước ngày phát triển, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

D. Cả 3 ý kiến đều đúng, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi con người. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay