Trắc nghiệm bài 6: Tự nhận thức bản thân

Giáo dục công dân 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Tự nhận thức bản thân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân được gọi là

A. thông minh.

B. tự nhận thức về bản thân.

C. có kĩ năng sống.

D. tự trọng.

 

Câu 2: Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Tự nhận thức về bản thân.

B. Tư duy thông minh.

C. Có kĩ năng sống tốt.

D. Sống tự trọng.

 

Câu 3: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta

A. sống tự do và không cần phải quan tâm tới bất kì ai.

B. bình tĩnh, tự tin hơn lôi cuốn sự quan tâm của người khác.

C. để mình sống không cần dựa dẫm vào người xung quanh.

D. biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân.

 

Câu 4: Tự nhận thức về bản thân là 

A. biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình.

B. biết tư duy logic mọi tình huống trong đời sống.

C. có kĩ năng sống tốt trong mọi tình huống xảy ra.

D. sống tự trọng, biết suy nghĩ cho người xung quanh.

 

Câu 5: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta

A. nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.

B. tỏ ra thờ ơ, lạnh cảm với tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.

C. bắt trước lối sống của người khác cho phù hợp với tất cả mọi người.

D. sống tự cao tự đại khi biết được những điểm mạnh của bản thân.

 

Câu 6: Tự nhận thức về bản thân là biết được

A. điểm mạnh của bản mình.

B. điểm yếu của bản mình.

C. khả năng của mình.

D. cả A, B, C.

 

Câu 7: Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…) là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Tự nhận thức về bản thân.

B. Tố chất thông minh.

C. Đánh giá bản thân.

D. Lòng tự trọng.

 

Câu 8: Dựa vào yếu tố nào dưới đây để chúng ta nhận thức đúng về bản thân?

A. Vào thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể.

B. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 9: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục; biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân để có thể

A. đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.

B. bình tĩnh, tự tin hơn mọi tình huống xảy ra trong đời sống xã hội.

C. nhìn  nhận đúng và ứng phó được với tất cả người xung quanh.

D. tìm người phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ mình một cách tốt nhất.

 

Câu 10: Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?

A. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. 

B. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.

C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình.

D. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa. 

 

Câu 11: Dựa vào yếu tố nào dưới đây để chúng ta nhận thức đúng về bản thân?

A. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. 

B. Vào thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể.

C. Thân thiện, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện phát triển bản thân.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 12: Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?

A. Không cần phải quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. 

B. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong hành động, tình huống cụ thể.

C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình đối với người khác.

D. Khi thấy mình hoàn hảo rồi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa. 

 

Câu 13: Để nhận thức đúng về bản thân chúng ta chúng ta cần phải làm gì?

A. Thân thiện, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện phát triển bản thân.

B. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong hành động, tình huống cụ thể.

C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta

A. có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.

B. xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.

C. có những việc làm và cách ứng xử phù hợp với mọi người.

D. cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 2: Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

A. L thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến nhưng điều các bạn góp ý.

B. K thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.

C. V rất thích vẽ và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học vẽ trên trị trấn.

D. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.

 

Câu 3: Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng mà cần phải 

A. qua rèn luyện.

B. qua nhiều biến cố.

C. có sự lựa chọn đúng đắn.

D. có quyết định đúng đắn.

 

Câu 4: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

A. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.

B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.

C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 5: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

A. Giúp ta sống tự cao, tự đại khi biết được điểm mạnh của mình.

B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.

C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.

D. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.

 

Câu 6: Mục đích của việc tự nhận thức bản thân

A. biết mọi điều.

B. tiến tới thành công.

C. tự tin hơn.

D. hiểu rõ bản thân.

 

Câu 7: Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một

A. điều tất yếu của con người.

B. giá trị sống cơ bản.

C. kĩ năng sống cơ bản.

D. năng lực của cá nhân.

 

Câu 8: Tự nhận thức bản thân là kĩ năng

A. hình thành thông qua rèn luyện.

B. tự nhiên, vốn có của mỗi người.

C. không ai muốn có.

D. chỉ người thông minh mới có.

 

Câu 9: Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

A. H chấp nhận tất cả những đều mà người khác nói về mình. 

B. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.

C. A rất thích múa và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học múa trên huyện.

D. B thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.

 

Câu 10: Việc đánh giá thấp bản thân mình sẽ làm cho nhiều người trở nên 

A. tự cao, tự đại.

B. tự ti và mặc cảm.

C. thẹn thùng, e lệ.

D. khiêm tốn, nhường nhịn.

 

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không nói về việc tự nhận thức?

A. Em thích học môn Văn nhất.

B. Bố mẹ là người em yêu quý nhất.

C. Em còn thiếu kiên trì trong học tập.

D. Không cần phải tự đánh giá về bản thân.

 

Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

A. Ghi lại suy nghĩ, hành động mỗi ngày để rút kinh nghiệm cho bản thân. 

B. Liệt kê điểm mạnh, điểm yếu của mình để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.

C. Thuyết phục bạn bè, người thân chia sẻ những điều họ nghĩ về mình.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 13: Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về

A. bản chất riêng của mình.

B. tiềm năng riêng của mình.

C. mặt tốt của bản thân.

D. sở thích thói quen của bản thân.

 

Câu 14: Hành vi nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

A. B thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến nhưng điều các bạn góp ý.

B. A tham gia lớp học múa vì mẹ, chứ không phải do mình thích.

C. L không bao giờ hỏi cô giáo về bài học mình băn khoăn.

D. T luôn cởi mở, biết lắng nghe người khác góp ý kiến cho mình.

 

Câu 15: Tự nhận thức về bản thân là một kĩ năng sống rất 

A. cốt lõi của con người.

B. cơ bản của con người.

C. hàng đầu của con người.

D. quan trọng của con người.

 

Câu 16: Quan điểm nào dưới đây không đúng khi nói về tự nhận thức bản thân?

A. Mỗi người có những điểm mạnh, điểm yếu riêng.

B. Mỗi người không ai giống nhau hoàn toàn.

C. Mỗi người đều có mặt tốt và tự hào giống nhau.

D. Mỗi người có hạn chế, yếu kém riêng của mình.

 

Câu 17: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

A. Thuyết phục bạn bè, người thân chia sẻ những điều họ nghĩ về mình. 

B. Liệt kê điểm mạnh, điểm yếu của mình để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.

C. Thân thiện, cởi mở và tích cực tham gia hoạt động tập thể để rèn luyện mình.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 18: Hành vi nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

A. H chấp nhận tất cả những đều mà người khác nói về mình. 

B. L không bao giờ hỏi cô giáo về bài học mình băn khoăn.

C. A tham gia lớp học múa vì mẹ, chứ không phải do mình thích.

D. Q thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.

 

Câu 19: Hành vi nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

A. P thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích. 

B. H luôn hỏi cô giáo và các bạn về bài học mình băn khoăn, chưa hiểu.

C. A rất thích hát nên đã nhờ mẹ đăng kí tham gia lớp học thanh nhạc.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

3. VẬN DỤNG

Câu 1:H là một học sinh tiêu biểu của lớp. Thầy cô và các bạn yêu quí H vì bạn học giỏi, thân thiện và khiêm tốn. Mỗi ngày, H dành thời gian để ghi nhật kí. H cũng thường xuyên trao đổi với người thân, thầy cô, bạn bè về bản thân, về cuộc sống và lắng nghe ý kiến của mọi người để điều chỉnh bản thân. Bên cạnh đó, H còn tham gia các hoạt động, thử thách mới để khám phá bản thân. Việc làm này thể hiện H là người luôn

A. tự cao tự đại.

B. tự tin với bản thân.

C. tự nhận thức bản thân.

D. muốn lấy lòng người khác.

 

Câu 2: Ngay từ nhỏ ông B có tật nói lắp. Nhưng hàng ngày do ông chịu khó tập luyện và cuối cùng đã trở thành một nhà diễn thuyết nổi tiếng thế giới. Việc ông B thấy được điểm yếu của mình để rèn luyện là thể hiện

A. mặc cảm bản thân.

B. sự tự phê bình mình.

C. tự nhận thức bản thân.

D. sự thay đổi tính cách.

 

Câu 3:Sau mỗi lần cô giáo trả bài kiểm tra, A thường dành thời gian so sánh, đối chiếu với bài của các bạn được điểm cao để tìm ra những điểm chưa đúng, chưa hay và nhờ các bạn giải thích những điều mà A chưa hiểu. Việc làm này thể hiện A là người 

A. tự nhận thức bản thân.

B. mặc cảm với bản thân.

C. chú ý đến điểm số.

D. dựa dẫm vào người khác.

 

Câu 4: D thường xuyên viết nhật kí về những điều xảy ra hàng ngày, để từ đó có thể tự nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho bản thân… giúp D hoàn thiện bản thân ngày càng tốt hơn. Việc làm này thể hiện D là người biết

A. sở thích của mình.

B. điểm yếu của mình.

C. tự nhận thức bản thân.

D. điểm mạnh của mình.

 

Câu 5:T là một học sinh chậm chạp nên sau mỗi ngày đi học về, T thường ghi chép lại toàn bộ những nội dung được học và dành nhiều thời gian để tìm hiểu, chỗ nào chưa rõ T thường nhờ chị gái giảng lại và tự hoàn thành bài tập cô giao,... Vì thế mà thành tích học tập của T ngày càng tiến bộ. Việc làm này thể hiện T là người biết

A. tự nhận thức bản thân.

B. được điểm yếu của mình.

C. thân biết phận của mình.

D. được điểm mạnh của mình.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: N luôn muốn mình học giỏi như bạn A,  nhưng N nghĩ rằng đó là điều rất khó với mình, vì bạn cho rằng những người học giỏi là những người có tố chất thông minh. Vì vậy không thông minh có cố gắng mấy cũng không thể học giỏi được. Nếu là bạn của N em sẽ khuyên bạn

A. nên cố gắng vì mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.

B. thôi đừng cố công vô ích vì mình không có tố chất thông minh.

C. nên biết thân biết phận của mình, đừng mong ước viễn vong nữa.

D. nên tìm cách lấy lòng A, để A cho nhìn bài trong giờ kiểm tra.

 

Câu 2: Trong giờ sinh hoạt lớp, vì hay mắc nhiều lỗi nên L bị cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở. Và bị các bạn trong lớp nhận xét và đưa ra những điều cần phải cố gắng. Nếu là L, em sẽ làm gì? 

A. tỏ ra khó chịu với những lời các bạn góp ý

B. tiếp thu chân thành và thay đổi bản thân trở nên tốt hơn

C. cãi lại các bạn và ngày càng mắc nhiều lỗi để chứng tỏ bản thân khác biệt

D. im lặng và không quan tâm.

 

Câu 3. Hiền là người rất thích nhảy, bạn mong muốn thi vào đội vũ đạo của trường mặc dù tỷ lệ được chọn vào rất khó. Nếu em là Hiền, em sẽ làm gì?

A.Tìm hiểu yêu cầu của đội vũ đạo, sau đó tập luyện hàng ngày để đạt được những yêu cầu đó. Ngoài ra, cần sự góp ý của các bạn trong lớp để có màn biểu diễn chỉn chu.

B. Bỏ cuộc vì nghĩ mọi thứ quá khó, chắc bản thân mình không làm được đâu.

C. Tự tin vào khả năng của mình và đăng kí thi mà không cần xem yêu cầu

D. Phản bác lại yêu cầu của đội vũ đạo bằng cách đi nói xấu

 

Câu 4: Mẹ bắt Nhi đi học đàn violon nhưng Nhi lại cảm thấy rằng bản thân không phù hợp với nghệ thuật và thực chất Nhi thích học võ.Nếu em là Nhi, em sẽ làm gì?

A.Cứ im lặng học theo yêu cầu của bố mẹ, còn việc mình tiếp thu hay không thì đó là quyền của mình.

B. Trình bày rõ ràng quan điểm với bố mẹ rằng, bản thân tự nhận thức được mình không phù hợp với môn Violon mà yêu thích và có khả năng ở môn võ. Thể hiện mong muốn được đi học võ và sẽ cố gắng học tốt nhất có thể.

C. Tỏ ra khó chịu, chán nản mỗi lần học Violon để bố mẹ thấy mình chán mà hủy lớp học đàn.

D. Cãi nhau với bố mẹ về chuyện học đàn, cho rằng bố mẹ không tôn trọng sở thích của mình.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay