Trắc nghiệm bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Giáo dục công dân 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1. Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Tình huống nguy hiểm.

B. Ô nhiễm môi trường.

C. Nguy hiểm tự nhiên.

D. Nguy hiểm từ xã hội.

 

Câu 2. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ:

A. Con người.

B. Ô nhiễm.

C. Tự nhiên.

D. Xã hội.

 

Câu 3. Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho con người và xã hội là tình huống nguy hiểm từ

A. Con người.

B. Ô nhiễm.

C. Tự nhiên.

D. Xã hội.

 

Câu 4. Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho 

A. Con người và xã hội. 

B. Môi trường tự nhiên.

C. Kinh tế và xã hội.

D. Kinh tế quốc dân.

 

Câu 5. Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là:

A. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản.

B. Những hiện tượng xã hội có thể gây tổn thất về người, tài sản.

C. Những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi cố ý từ con người.

D. Những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi vô tình từ con người.

 

Câu 6. Tình huống nguy hiểm từ con người là:

A. Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người.

B. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.

C. Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên gây tổn thất về người, tài sản.

D. Biểu hiện kinh tế suy giảm có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống.

 

Câu 7. Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là tình huống:

A. Xã hội.

B. Môi trường.

C. Nguy hiểm.

D. Nhân tạo.

 

Câu 8. Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, chúng ta cần:

A. Chủ động tìm hiểu các tình huống nguy hiểm.

B. Học tập các kĩ năng ứng phó tình huống nguy hiểm.

C. Bình tĩnh, tự tin, tìm cách thoát ra khỏi nguy hiểm.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 9. hi gặp tình huống nguy hiểm, chúng ta cần:

A. Bình tĩnh.

B. Hoang mang.

 C. Lo lắng.

D. Hốt hoảng.

 

Câu 10. Một trong những tình huống nguy hiểm:

A. Bị bắt cóc.

B. Có hỏa hoạn.

C. Bị đuối nước.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1. Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người? 

A. Bạn A được bố dạy bơi ở bể bơi của nhà văn hóa huyện.

B. Khu chung cư nhà bạn B đang xảy ra hỏa hoạn lớn.

C. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm.

D. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to.

 

Câu 2. Tình huống nào dưới đây gây nguy hiểm đến con người? 

A. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to.

B. Khu chung cư nhà bạn B đang xảy ra hỏa hoạn lớn.

C. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 3. Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn xảy ra chúng ta gọi điện vào số của đội phòng cháy chữa cháy là:

A. 114.

B. 113.

C. 115.

D. 116.

 

Câu 4. Khi đang ở trong nhà cao tầng phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta sẽ:

A. Chạy lên tầng cao hơn nơi chưa cháy.

B. Thoát hiểm bằng cầu thang máy cho nhanh.

C. Chạy xuống bằng cầu thang bộ theo chỉ dẫn thoát nạn.

D. Ở trong phòng đóng kín các cửa lại để khói khỏi vào.

 

Câu 5. Để tự bảo vệ bản thân được an toàn tránh tình huống bắt cóc xảy ra chúng ta nên:

A. Không đi một mình nơi vắng người.

B. Luôn cảnh giác và không tiếp xúc với người lạ.

C. Có thói quen đi đâu xin phép, chào hỏi bố mẹ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 6. Dấu hiệu ban đầu nào dưới đây để chúng ta nhận biết về đám cháy?

A. Khói, mùi cháy khét.

B. Ánh lửa, khói đen.

C. Ánh lửa, khói nghi ngút.

D. Khói, anh lửa, tiếng nổ, mùi cháy.

 

Câu 7. Để tự bảo vệ bản thân được an toàn tránh tình huống bị đuối nước chúng ta nên:

A. Đi bơi cần tránh vùng cảnh báo nguy hiểm.

B. Không đi bơi một mình mà nên bơi theo nhóm.

C. Đi bơi cần có sự cho phép và giám sát của bố mẹ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 8. Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi mưa dông, lốc, sét chúng ta cần:

A. Ở nguyên trong nhà.

B. Tắt các thiết bị điện trong nhà.

C. Trên đường thì nên tìm nơi trú ẩn an toàn.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 9. Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất chúng ta cần

A. Thường xuyên xem dự báo thời tiết.

B. Chủ động chuẩn bị đồ phòng chống.

C. Không đi qua sông suối khi có lũ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 10. Khi có việc liên quan tới an, trật tự chúng ta cần gọi:

A. 111.

B. 112.

C. 113.

D. 114. 

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

 

Câu 1. Khi đang chơi trong nhà, A thấy có người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là người quen của bố mẹ, muốn vào nhà A để chơi. Nếu em là A em sẽ làm như thế nào? 

 

A. Lễ phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà.

B. Chửi mắng và đuổi người phụ nữ lạ mặt đi.

C. Mở cửa cho người phụ nữ vào nhưng cảnh giác.

D. Không mở cửa, gọi điện thoại báo bố mẹ biết.

 

Câu 2. Khi đang trên đường từ trường học về nhà, H thấy có người đàn ông lạ mặt, nhờ H chuyển đồ giúp và hứa cho em một khoản tiền. Trong trường hợp này, nếu là H em sẽ làm như thế nào? 

A. Từ chối không giúp.

B. Vui vẻ, nhận lời.

C. Phân vân, lưỡng lựa.

D. Trả nhiều tiền thì giúp.

 

Câu 3. Giữa buổi trưa nắng nóng, khi vừa tan học bạn V đang bước thật nhanh để về nhà, thì có một người phụ nữ ăn mặt rất sang trọng, tự giới thiệu là bạn của mẹ và được mẹ nhờ đưa V về nhà. Trong trường hợp này, nếu là V em sẽ làm như thế nào? 

A. Vui vẻ lên xe để nhanh về nhà không nắng.

B. Khéo léo gọi điện cho bố mẹ để xác nhận thông tin.

C. Từ chối ngay và chửi mắng người đó là đồ bắt cóc.

D. Đi khắp nơi điều tra rõ xem người phụ nữ đó là ai.

 

Câu 4. Vào một buổi chiều, L đi học về muộn hơn hàng ngày. Khi đang đi bộ đến đoạn đường vắng L bị một kẻ lạ mặt kéo tay định lôi lên trên xe máy. Trong trường hợp này, nếu là L em sẽ làm như thế nào? 

A. Gào khóc thật to để người khác nghe thấy.

B. Bỏ chạy, khóc và kêu cứu.

C. Nói thật to: “Dừng lại ngay đi”.

D. Bỏ chạy.

 

Câu 5. Khi đang trên đường đi học về, hai bạn T và H gặp cơn mưa dông lớn, sấm sét ầm ầm. H giục T mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà. Trong trường hợp này, nếu là T em sẽ làm như thế nào? 

A. Rủ H cùng mình tìm nơi trú ẩn an toàn.

B. Mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà.

C. Tìm gốc cây to có tán rộng trú tạm đã.

D. Không mặc áo mưa nữa để chạy cho nhanh.

 

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1. Tình huống nào dưới đây không phải là tình huống nguy hiểm từ con người:

A. Trời mưa, T bị trượt chân ngã trước cổng trường.

B. Trên đoạn đường đi học tiếp giáp hai thôn, L và H hay bị nhóm con trai trêu ghẹo, sàm sỡ.

C. Bác N đang điều khiển xe máy thị bị cướp giật, cả người và xe ngã xuống đường.

D. Trên đường đi học về, N thường xuyên bị nhóm thanh niên bắt nạt, dọa dẫm, đòi đưa tiền. 

 

Câu 2. Để thiết kế hướng dẫn cách phòng tránh hỏa hoạn, em có thể lựa chọn các thông tin nào dưới đây:

A. Rút các phích cắm ổ điện.

B. Kiểm tra lối thoát hiểm. 

C. Tắt nến và thuốc lá.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 3. Đâu không phải là một tình huống nguy hiểm:

A. Bị bong gân. 

B. Bị axit rơi vào mắt. 

C. Bị rắn cắn.

D. Bị điểm kém vì không thuộc bài. 

 

Câu 4. Đánh số thứ tự những việc cần làm để thoát khỏi dòng chảy xa bờ:

(1) Bơi theo hướng song song với bờ.

(2) Giữ bình tĩnh.

(3) Nhận diện được tình huống nguy hiểm của bản thân.

(4) Nếu gặp dòng chảy xiết nên thư giãn, thử nổi trên mặt nước hoặc đứng nước để giữ sức.

(5) Khi dòng chảy ca bờ suy yếu, bắt đầu bơi chéo góc để thoát khỏi nó và vào bờ. 

A. 5-3-2-1-4.

B. 4-3-2-1-5.

C. 3-2-1-4-5.

D. 2-3-5-4-1.

 

Câu 5. Hai câu danh ngôn dưới đây nhắc nhở chúng ta ứng phó với điều gì?

- “Thà mất một phút trong đời còn hơn mất một đời trong một phút”.

- “Khi trời đẹp, hãy chuẩn bị cho lúc thời tiết xấu”.

A. Tình huống nguy hiểm.

B. Ô nhiễm môi trường.

C. Nguy hiểm tự nhiên.

D. Nguy hiểm từ xã hội.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay