Trắc nghiệm bài 9: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giáo dục công dân 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 9: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1. Công dân là:

A. người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định.

B. người dân của một nước, được hưởng tất cả các quyền theo pháp luật qui định.

C. người dân của một nước, phải làm tất cả các nghĩa vụ được pháp luật qui định.

D. người dân của nhiều nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định.

 

Câu 2. Công dân là người dân của một nước, theo qui định của pháp luật:

A. Được hưởng quyền và làm nghĩa vụ.

B. Phải có trách nhiệm với cộng đồng.

C. Phải có nghĩa vụ với cộng đồng.

D. Được hưởng tất cả quyền mình muốn.

 

Câu 3. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch:

A. Nhiều nước.

B. Nước ngoài.

C. Quốc tế.

D. Việt Nam.

 

Câu 4. Quốc tịch là:

A. Căn cứ xác định công dân của một nước.

B. Căn cứ xác định công dân của nhiều nước.

C. Căn cứ xác định công dân của nước ngoài.

D. Căn cứ để xác định công dân đóng thuế.

 

Câu 5. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa

A. Nhà nước và công dân nước đó.

B. Công dân và công dân nước đó.

C. Tập thể và công dân nước đó.

D. Công dân với cộng đồng nước đó.

 

Câu 6. Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ theo

A. Tập tục qui định.

B. Pháp luật qui định.

C. Chuẩn mực của đạo đức.

D. Phong tục tập quán.

 

Câu 7. Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:

A. Tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.

B. Tất cả những người Việt dù sinh sống ở quốc gia nào.

C. Tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam qui định.

 

Câu 8. Căn cứ quan trọng nhất để xác định công dân một nước là:

A. Nơi sinh ra.

B. Quốc tịch.

C. Tiếng mẹ đẻ.

D. Ngoại hình. 

 

Câu 9. Người nào dưới đây là công dân Việt Nam?

A. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Người có quốc tịch Việt Nam.

C. Người có quốc tịch nước ngoài nhưng đang ở Việt Nam.

D. Người có quốc tịch nước ngoài nhưng đang làm việc ở Việt Nam. 

 

Câu 10. Công dân mang quốc tịch Việt Nam là:

A. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.

B. Trẻ em sinh ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai.

C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1. Người nào dưới đây không phải là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

B. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.

C. Người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam.

D. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai.

 

Câu 2. Công dân mang quốc tịch Việt Nam là:

A. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.

B. Người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam.

C. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Chuyên gia người nước ngoài làm việc lâu năm tại thổ Việt Nam.

 

Câu 3. Người nào dưới đây không phải là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Trẻ em có cha mẹ là công dân của Việt Nam.

B. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.

C. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam, cha không rõ là ai.

 

Câu 4. Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:

A. Người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam qui định. 

B. Người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam.

C. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Trẻ em sinh trên lãnh thổ Việt Nam, có cha mẹ là người Việt Nam.

 

Câu 5. Trường hợp nào dưới đây là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Bố mẹ H là người Nga đến Việt Nam làm ăn sinh sống.

B. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.

C. Ông X là chuyên gia nước ngoài làm việc lâu năm tại Việt Nam.

D. Con của bà Z có quốc tịch Mĩ sống ở Việt Nam, bố chưa rõ là ai.

 

Câu 6. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Công dân là những người sống trên một đất nước.

B. Công dân là những người sống trên một đất nước có cùng màu da và tiếng nói.

C. Công dân là những người mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật qui định.

D. Công dân là những người được hưởng quyền và làm tất cả các nghĩa vụ do pháp luật qui định.

 

Câu 7. Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tất cả những người

A. Có quốc tịch Việt Nam.

B. Sống trên một đất nước.

C. Làm việc và sống ở Việt Nam.

D. Có quyền và nghĩa vụ theo qui định.

 

Câu 8. Trường hợp nào dưới đây trẻ em là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Trẻ em sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam.

B. Trẻ em bị bỏ rơi tại Việt Nam không rõ cha mẹ là ai.

C. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 9. Ở Việt Nam quốc tịch của một người được ghi nhận vào giấy tờ nào sau đây?

A. Căn cước công dân.

B. Giấy khi sinh.

C. Hộ chiếu.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 10. Trường hợp nào sau đây không là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

A. Trẻ em bị bỏ rơi.

B. Trẻ em bị mất cha.

C. Người bị phạt tù chung thân.

D. Trẻ em là con nuôi.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

 

Câu 1. Đối với công dân, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?

A. Bảo vệ và bảo đảm.

B. Bảo vệ và duy trì.

C. Duy trì và phát triển.

D. Duy trì và bảo đảm.

 

Câu 2. Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?

A. Luật Quốc tịch Việt Nam.

B. Luật hôn nhân và gia đình.

C. Luật đất đai.

D. Luật trẻ em.

 

Câu 3. Bố mẹ bạn A là người Mĩ đến Việt Nam làm ăn, sinh sống. Vì thế bạn A được lớn lên ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em bạn A là người mang quốc tịch nước nào?

A. Bạn A là người Việt gốc Mĩ.

B. Bạn A là người mang quốc tịch Mĩ.

C. Bạn A là công dân của Việt Nam.

D. Bạn A có hai quốc tịch Việt – Mĩ.

 

Câu 4. Vào buổi sáng sớm hai vợ chồng bà A đi tập thể dục. Đi được một đoạn thì thấy tiếng trẻ khóc. Hai vợ chồng bà A nghĩ đấy là đứa trẻ nhà hàng xóm, nên đi tiếp, nhưng càng lại gần cái làn phía trước thì tiếng trẻ khóc to hơn, bà nhìn vào thì thấy một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Thương đứa bé không ai chăm sóc nên hai vợ chồng bà A đã bế về nhà, làm các thủ tục nhận bé làm con nuôi hợp pháp. Trong trường hợp này, em bé là người mang quốc tịch nào?

A. Mang quốc tịch giống vợ chồng bà A.

B. Không có quốc tịch vì không biết bố mẹ đẻ là ai.

C. Có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.

 

D. Để sau lớn em bé đó tự quyết định quốc tịch của mình.

 

Câu 5. Mẹ L là người không có quốc tịch, còn cha không rõ là ai. L sinh ra ở Việt Nam. L và mẹ thường trú ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em L mang quốc tịch nước nào?

A. Bạn L là người không có quốc tịch giống mẹ.

B. Bạn L có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.

C. Bạn L là có quốc tịch nước ngoài.

D. Bạn L là người có quốc tịch Việt Nam.

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1. Bố của bạn X là người Việt Nam, mẹ là người Anh. Bạn X sinh ra và lớn lên ở  Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em X mang quốc tịch nước nào?

A. Bạn X có thể mang quốc tịch của bố hoặc mẹ.

B. Để sau lớn X tự quyết định quốc tịch của mình.

C. Bạn X là có quốc tịch Anh như mẹ.

D. Bạn X là người có quốc tịch Việt Nam giống bố.

 

Câu 2. Chị H lấy chồng là anh X có quốc tịch Canada. Vơ chồng chị H sinh sống ở Việt Nam và không có ý định cư trú tại Canada nên anh X muốn nhập quốc tịch Việt Nam. Vậy để được nhập quốc tịch Việt Nam thì anh X cần phải đảm bảo điều kiện gì?

A. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

B. Tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam. 

C. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 3. Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày:

A. 2/9.

B. 30/4.

C. 27/2.

D. 8/3.

 

Câu 4. Bông hoa được thể hiện trên Quốc huy của Việt Nam là:

A. Bông sen.

B. Bông lúa.

C. Bông nhài.

D. Bông lan. 

 

Câu 5. Đâu không phải là căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam ?

A. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch .

B. Trẻ em được sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch .

C. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại Việt Nam .

D. Trẻ em sinh ra trong lãnh thổ Việt Nam và có cha mẹ là người nước ngoài .

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay