Trắc nghiệm bài 8: Tiết kiệm

Giáo dục công dân 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8: Tiết kiệm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1. Sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác gọi là:

A. Tiết kiệm.

B. Hà tiện.

C. Keo kiệt.

D. Bủn xỉn.

 

Câu 2. Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức:

A. Của cải vật chất.

B. Thời gian.

C. Sức lực.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 3. Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta:

A. Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.

B. Sống có ích.

C. Yêu đời hơn.

D. Tự tin trong công việc.

 

Câu 4. Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người?

A. Sự quý trọng thành quả lao động.

B. Tiêu xài thoải mái.

C. Làm gì mình thích.

D. Có làm thì có ăn.

 

Câu 5. Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và người khác.

B. Đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc.

C. Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 6. Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa:

A. Dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bạn bè xa lánh.

B. Không được thỏa mãn hết nhu cầu vật chất và tinh thần.

C. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác.

D. Không có động lực để chăm chỉ để làm việc nữa.

 

Câu 7. Tiết kiệm sẽ giúp cuộc sống của chúng ta:

A. Ổn định, ấm no, hạnh phúc.

B. Bủn xỉn và bạn bè xa lánh.

C. Tiêu xài tiền bạc thoải mái.

D. Bạn bè trách móc, cười chê.

 

Câu 8. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của:

A. Mình và của người khác.

B. Riêng bản thân mình.

C. Mình, của công thì thoải mái.

D. Riêng gia đình nhà mình.

 

Câu 9. Hành động nào dưới đây biểu hiện sự tiết kiệm?

A. Sắp xếp thời gian làm việc khoa học.

B. Chi tiêu hợp lí.

C. Bảo vệ của công.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 10. Tiết kiệm là sử dụng một cách:

A. Hợp lý, đúng mức.

B. Hoang phí, thoải mái.

C. Chi li, bủn xỉn.

D. Xa hoa, lãng phí.

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1. Hành động nào dưới đây không biểu hiện sự tiết kiệm?

A. Tiêu xài hoang phí.

B. Chi tiêu hợp lí.

C. Bảo vệ của công.

D. Bảo quản đồ dùng.

 

Câu 2. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tiết kiệm?

A. Sống tiết kiệm dễ trở thành bủn xỉn, ích kỉ.

B. Thể hiện sự quý trọng công sức bản thân và người khác.

C. Người tiết kiệm là ngừơi biết chia sẻ, vì lợi ích chung.

D. Tiết kiệm sẽ đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.

 

Câu 3. Chúng ta cần tiết kiệm những gì?

A. Thời gian.

B. Tiền bạc.

C. Điện, nước, thức ăn.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 4. Chọn câu phát biểu đúng:

A. Ba mẹ mình làm ra cho mình thì mình hưởng nhưng phải biết tiết kiệm.

B. Ba mẹ làm ra mình hưởng và mình đòi bố mẹ mua những gì mình thích.

C. Nhỏ không làm ra tiền nên tiết kiệm, khi lớn đi làm thì tiêu xài thoải mái.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 5. Đối lập với tiết kiệm là:

A. Xa hoa, lãng phí.

B. Cần cù, chăm chỉ.

C. Cẩu thả, hời hợt.

D. Trung thực, thẳng thắn.

 

Câu 6. Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?

A. Tiết kiệm tiền để mua sách.

B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.

C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.

D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.

 

Câu 7. Ngoài việc tiết kiệm về tiền của, theo em chúng ta cần tiết kiệm yếu tố nào?

A. Nhân phẩm.

B. Sức khỏe.

C. Lời nói.

D. Danh dự.

 

Câu 8. Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì?

A.  Chơi rất nhiều thể loại game.

B.  Rủ bạn bè tụ tập nơi quán xá để ăn uống.

C.  Lên Facebook nói chuyện với mọi người.

D.  Học bài, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà.

 

Câu 9. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tiết kiệm?

A. Tiết kiệm sẽ đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.

B. Thể hiện sự quý trọng công sức bản thân và người khác.

C. Người tiết kiệm là ngừơi biết chia sẻ, vì lợi ích chung.

D. Tiết kiệm làm cho cuộc sống không được thoải mái.

 

Câu 10. Để thực hành tiết kiệm, chúng ta cần;

A. Tắc các thiết bị điện khi không cần thiết. 

B. Bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập, lao động thật tốt.

C. Sắp xếp thời gian học tập, vui chơi một cách hợp lí.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

 

Câu 1. Học sinh cần phải thực hành tính tiết kiệm thông qua:

A. Tránh xa lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.

B. Bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động.

C. Tiết kiệm tiền bạc, của cải, thời gian.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 2. Gia đình V sống bằng những đồng lương ít ỏi của bố. Mấy hôm nữa là đến sinh nhật V, nhóm bạn thân trong lớp gợi ý V tổ chức sinh nhật ở nhà hàng cho sang trọng. Nếu là V em sẽ làm gì?

A. Xin bố mẹ tiền để tổ chức ở nhà hàng cho sang trọng.

B. Tổ chức sinh nhật tại nhà đơn giản tiết kiệm đầm ấm, vui vẻ.

C. Chửi cho bạn một trận vì chả biết nghỉ cho gia cảnh nhà mình.

D. Mỗi năm sinh nhật có một lần nên phải tổ chức hoàng tráng.

 

Câu 3. Bên cạnh cái ao nhà A trồng mấy luống rau, hằng ngày bố bạn A không lấy nước ao để tưới rau mà lấy nước sạch sử dụng trong gia đình để tưới rau, trong khi không đủ nước sạch để sinh hoạt. Sau khi học xong bài này, nếu là bạn A em sẽ khuyên bố như thế nào?

A. Khuyên bố dùng nước ao để tưới rau.

B. Không nói gì cả, đó là việc của bố.

C. Em đồng tình với việc làm đó của bố.

D. Em lấy nước sạch ra tưới rau giúp bố.

 

Câu 4. Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q?

A. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

B. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí.

C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật.

 

Câu 5. Từ hôm mẹ mua chiếc điện thoại để tiện liên lạc, H không muốn rời nó lúc nào. Ngoài những giờ lên lớp, H lại mở điện thoại lướt web, lên mạng xã hội tán chuyện với bạn bè, chơi điện tử nên đã sao nhãng chuyện học hành. Nếu là bạn của H em sẽ khuyên bạn điều gì?

A. Nên dành thời gian nhiều cho cho học tập, phụ giúp bố mẹ. 

B. Đồng ý với bạn, nên dành thời gian làm những điều mình thích.

C. Chửi cho bạn một trận vì ham chơi, chẳng chịu học hành gì cả.

D. Nhờ bạn dạy cho mình những trò chơi điện tử mới.

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

 

Câu 1. Câu nói: Cơm thừa gạo thiếu nói đến điều gì dưới đây?

A. Lãng phí, thừa thãi.

B. Cần cù, siêng năng.

C. Trung thực, thẳng thắn.

D. Tiết kiệm.

 

Câu 2. Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói về sự keo kiệt, bủn xỉn?

A. Vung tay quá trán.

B. Năng nhặt chặt bị.

C. Vắt cổ chày ra nước.

D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.

 

Câu 3. Khi K đang ngồi xem ti vi một mình trong phòng khách vừa bật điều hòa vừa quạt trần thì A đến rủ đi đá bóng. Thấy vậy, K liền cùng bạn A chạy đi chơi mà không tắt các thiết bị điện trong nhà. Nếu là bạn A em sẽ khuyên bạn K điều gì?

A. Tắt tất cả các phương tiện, thiết bị dùng điện khi không cần thiết. 

B. Đồng ý với bạn, để vậy lát đi đá bóng về không cần bật nữa.

C. Khuyên bạn tắt ti vi, nhưng vẫn để điều hòa lát đá bóng về cho mát.

D. Không nói gì vì đó là việc của bạn, mình không quan tâm.

 

Câu 4. Vì sao chúng ta phải tiết kiệm?

A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn.

B. Có khoản tiền dự phòng để giúp cho chính bản thân và những người xung quanh khi cần thiết. 

C. Bản thân có nhiều tiền. 

D. A và B đều đúng. 

 

Câu 5. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm?

A. Tích tiểu thành đại.

B. Học, học nữa, học mãi.

C. Có công mài sắt có ngày nên kim.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay