Trắc nghiệm bài 4: Tôn trọng sự thật

Giáo dục công dân 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Tôn trọng sự thật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Những gì có thật trong cuộc sống và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống được gọi là 

A. sự thật.

B. dũng cảm.

C. khiêm tốn.

D. tự trọng.

 

Câu 2: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là

A. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình.

B. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.

C. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.

D. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.

 

Câu 3: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về sự thật?

A. Tôn trọng sự thật sẽ góp phần bảo vệ cuộc sống.

B. Chỉ cần nói thật với những người thân của mình.

C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết.

D. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết.

 

Câu 4: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về sự thật?

A. Tôn trọng sự thật bảo vệ những giá trị đúng đắn.

B. Chỉ cần nói đúng sự thật với cấp trên của mình.

C. Chỉ nói đúng sự thật khi nhiều người biết sự việc.

D. Cần phải nói thật trong những trường hợp cần thiết.

 

Câu 5: Sự thật là

A. những gì có thật trong cuộc sống và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống. 

B. những điều trong cuộc sống và thường đem lại đau khổ cho nhiều người.

C. những thứ đã diễn ra trong quá khứ và đem lại đau khổ cho con người.

D. những gì đang diễn ra trong cuộc sống và đem lại hạnh phúc cho chúng ta.

 

Câu 6: Tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta?

A. Giúp con người tin tưởng nhau.

B. Giúp con người gắn kết với nhau.

C. Làm cho tâm hồn thanh thản.

D. Cả A, B, C.

 

Câu 7: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

A. Thường làm mất lòng người khác.

B. Sự thật luôn làm đau lòng người.

C. Người nói thật thường thua thiệt.

D. Giúp con người tin tưởng nhau.

 

Câu 8: Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ như thế nào?

A. Dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái.

B. Nói thô tục nhưng đúng sự thật là được.

C. Khéo léo, tinh tế và tránh cho biết sự thật.

D. Không nói sự thật sợ người khác đau khổ.

 

Câu 9: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

A. Thường làm mất lòng người khác.

B. Tránh nhầm lẫn, oan sai xảy ra.

C. Người nói thật sẽ bị kẻ xấu trả thù.

D. Sự thật luôn làm đau lòng người.

 

Câu 10: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

A. Cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

B. Thường làm mất lòng người khác.

C. Người nói thật sẽ mất lòng bạn bè.

D. Cuộc sống trở nên tồi tệ hơn trước.

 

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về biểu hiện của sự thật?

A. Không ai biết thì không nói sự thật.

B. Chỉ cần trung thực với cấp trên là đủ.

C. Không chấp nhận sự giả tạo, lừa dối.

D. Nói bí mật của người khác cho bạn nghe.

 

Câu 2: Việc làm nào dưới đây thể hiện hành vi của người luôn tôn trọng sự thật?

A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.

B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.

C. Không nói dối.

D. Cả A, B, C.

 

Câu 3:  Hành vi thể hiện của người không tôn trọng sự thật là

A. giả vờ ốm để không phải đi học.

B. nói dối mẹ đi học thêm, để đi chơi game.

C. tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook.

D. cả A, B, C.

 

Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện hành vi của người luôn tôn trọng sự thật?

A. Đặt điều nói xấu bạn trong lớp.

B. Không coi cóp bài trong giờ kiểm tra.

C. Làm sai thì tìm cách đổ lỗi cho người khác.

D. Nói dối mẹ đi học thêm, để đi chơi game.

 

Câu 5: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện hành vi của một người

A. xa hoa, lãng phí.

B. cần cù, siêng năng.

C. tiết kiệm, khiêm tốn.

D. tôn trọng sự thật.

 

Câu 6: Ca dao tục ngữ nào dưới đây thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?

A. Cây ngay không sợ chết đứng.

B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.

C. Mất lòng trước, được lòng sau.

D. A, B, C đúng.

 

Câu 7: Hành vi nào sau đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?

A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra.

B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi.

C. Nhìn trộm bài của bạn để đạt điểm cao. 

D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất.

 

Câu 8: Câu tục ngữ: “Thẳng mực tàu đau lòng gỗ” có nội dung nói về

A. giản dị, cần cù.

B. tiết kiệm, khiêm tốn.

C. khiêm tốn, siêng năng.

D. tôn trọng sự thật.

 

Câu 9: Câu tục ngữ: “Thẳng như ruột ngựa” ý nói người  nào đó luôn sống

A. giản dị, cần cù.

B. tôn trọng sự thật.

C. tiết kiệm, khiêm tốn.

D. khiêm tốn, siêng năng.

 

Câu 10: Câu tục ngữ: “Cây vạy hay ghét mực tàu”, nói về nội dung sống

A. giản dị, chăm chỉ.

B. tiết kiệm, khiêm tốn.

C. giả dối và thật thà.

D. khiêm tốn, siêng năng.

 

Câu 11: Câu tục ngữ: “Của ngang chẳng góp, lời tà chẳng thưa.” nói về đức tính của một người luôn sống

A. thờ ơ với người khác.

B. bàng quan với thực tại.

C. tôn trọng sự thật.

D. khiêm tốn, kiệm lời.

 

Câu 12: Câu tục ngữ: “Thật thà ma vật không chết” nói về ý nghĩa của việc 

A. có sức khỏe phi thường.

B. tiết kiệm, dũng cảm.

C. tôn trọng sự thật.

D. sức khỏe là tất cả.

 

Câu 13: Ca dao tục ngữ nào dưới đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?

A. Cây ngay không sợ chết đứng.

B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.

C. Mất lòng trước, được lòng sau.

D. Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.

 

Câu 14: Câu tục ngữ: “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” là biểu hiện của việc 

A. cách thức chữa bệnh.

B. tiết kiệm, khiêm tốn.

C. tôn trọng sự thật.

D. thuốc đắng là thuốc tốt.

 

Câu 15: Ca dao tục ngữ nào dưới đây không thể hiện đức tính của một người luôn tôn trọng sự thật?

A. Mật ngọt chết ruồi.

B. Ăn ngay nói thẳng.

C. Cây ngay không sợ chết đứng.

D. Thật thà ma vật không chết.

 

Câu 16: Câu tục ngữ: “Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành” ý nói người nào đó luôn sống

A. giản dị, cần cù.

B. tiết kiệm, khiêm tốn.

C. tôn trọng sự thật.

D. chăm chỉ làm ăn.

 

Câu 17: Câu tục ngữ: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” ý nói về một người

A. được người khác tin tưởng.

B. thờ ơ, hời hợt với người khác.

C. không được người khác tin nữa.

D. luôn được người khác tôn trọng.

 

Câu 18: Câu tục ngữ: “Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng” nói về nội dung nào dưới đây?

A. Giản dị, cần cù.

B. Tiết kiệm, khiêm tốn.

C. Tôn trọng sự thật.

D. Khiêm tốn, giản đơn.

 

Câu 19: Câu tục ngữ: “Của phi nghĩa có giàu đâu/Ở cho ngay thật, giàu sau mới bền.” nói về nội dung nào dưới đây?

A. Giản dị, cần cù.

B. Tiết kiệm, khiêm tốn.

C. Tôn trọng sự thật.

D. Khiêm tốn, giản đơn.

 

Câu 20: Câu tục ngữ: “Bề ngoài thơn thớt nói cười/Mà trong gian hiểm giết người không dao” ý nói về một người

A. rất tốt, niềm nở với mọi người.

B. sống giả dối, độc ác nham hiểm.

C. luôn luôn tôn trọng sự thật.

D. luôn chan hòa với mọi người.

 

Câu 21: Câu tục ngữ: “Những người tính nết thật thà/Đi đâu cũng được người ta tin dùng” thể hiện ý nghĩa của việc chúng ta sống

A. giản dị, cần cù.

B. tiết kiệm, khiêm tốn.

C. tôn trọng sự thật.

D. khiêm tốn, siêng năng.

 

Câu 22: Câu tục ngữ: “Ăn ngay nói thẳng” ý nói người  nào đó luôn sống

A. giản dị, cần cù.

B. tiết kiệm, khiêm tốn.

C. tôn trọng sự thật.

D. khiêm tốn, siêng năng.

 

Câu 23: Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

A. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải, tránh oan sai, nhầm lẫn.

B. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn.

C. Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi và có thể bị trả thù.

D. Tôn trọng sự thật giúp tâm hồn than thản, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

 

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Cuộc tranh luận đang xảy ra giữa các bạn trong lớp N, cùng một sự việc mà các bạn đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau. Nếu em là N, em sẽ làm gì?

A. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ai.

B. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.

C. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.

D. Lắng nghe, phân tích để chọn ý kiến đúng nhất.   

Câu 2: Bạn H trên đường đi học về đã nhặt được một chiếc ví, trong đó có rất nhiều tiền và giấy tờ. Bạn đã mang đến đồn công an gần nhất để trình báo và trả lại người đánh mất. Việc làm của bạn H thể hiện bạn là người

A. rất tốt, sống thật thà.

B. có đức tính tiết kiệm.

C. thích thể hiện bản thân.

D. giản dị, không đua đòi.

 

Câu 3: Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi mua những thứ mình thích.

B. Mang tiền về cho bố mẹ, để mua đồ dùng trong gia đình.

C. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại.

D. Lấy hết tiền trong ví, rồi vứt chiếc ví đó vào thùng rác.

 

Câu 4: Trong giờ kiểm tra em phát hiện bạn A đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Coi như không biết, không phải việc của mình.

B. Bắt chước bạn để đạt điểm cao.

C. Nói với bạn cho mình xem cùng.

D. Khuyên bạn không được làm như vậy.

 

Câu 5: Phát hiện bạn C đã tung tin không đúng sự thật trên mạng xã hội, mục đích gây sốc để nhận được nhiều lượt yêu thích và bình luận. Trong tình huống đó, nếu em là bạn của C thì em sẽ làm gì?

A. Khuyên bạn không nên làm như vậy.     

B. Bắt chước bạn, biết đâu mình lại nổi tiếng.

C. Lờ đi không biết, không phải việc của mình.

D. Nhờ bạn chỉ cách viết sao để câu nhiều like.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Bạn C và bạn A chơi rất thân với nhau. Vì A có mâu thuẫn với D, nên A đã bịa đặt rằng D là người ăn trộm đồ nhà hàng xóm. A muốn C đứng ra làm chứng cho mình là người nói đúng sự việc trên và đem chuyện này kể với các bạn trong lớp. Trong tình huống đó, nếu em là bạn C thì em sẽ làm gì?

A. Từ chối và khuyên bạn không nên làm như vậy. 

B. Vì là bạn thân, nên sẽ tì mọi cách giúp bạn.

C. Lờ đi không biết, không phải việc của mình.

D. Cho bạn là người xấu, không thèm chơi với bạn nữa.

 

Câu 2: Hoa nhìn thấy anh trai mình lục ví tiền của mẹ để lấy tiền đi chơi game. Anh trai thấy thế liền dụ dỗ đưa một phần tiền chia cho Hoa và dụ dỗ Hoa đừng mách mẹ. Nếu em là Hoa, em sẽ làm gì?

A. Nghe theo anh trai, lấy tiền rồi đi mua quà ăn

B. Khuyên nhủ anh trai không nên làm thế và nói rằng nếu anh mà làm thế thì bản thân sẽ đi thưa chuyện với mẹ

C. Không nói không rằng, đi mách mẹ luôn

D. Giả vờ như là không thấy

 

Câu 3. Có bạn trong lớp bị mất chiếc đồng hồ để trong cặp sau giờ thể dục, mà khi đó Mai là người trực nhật nên cả lớp nghĩ Mai là người lấy. Mai đã giải thích nhưng không ai tin. Nếu em là lớp trưởng, khi đó em sẽ làm gì?

A.Cùng cả lớp đổ tội cho Mai, lục cặp bạn cho dù bạn không cho phép.

B. Làm ngơ, tuy mình là lớp trưởng nhưng vấn đề đó là cá nhân, không liên quan đến mình.

C. Bảo cả lớp ra ngoài và đóng của phòng học, bản thân sẽ xin phép cả lớp đi kiểm tra cặp của từng bạn. Khi tìm được đồng hồ, sẽ trả lại cho bạn bị mất. Không công khai người lấy. Còn bản thân sẽ gặp và nói chuyện riêng với bạn đó.

D. Sau khi kiểm tra cặp của cả lớp và tìm thấy đồng hồ, công khai luôn danh tính bạn đã lấy.

 

Câu 4: Huệ thấy thầy giáo vừa chuyển về khi dạy học có hành vi thân thiết quá mức với một số bạn nữ trong lớp. Nếu là Huệ, em sẽ làm gì?

A. Báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm biết sự việc để giáo viên xử lý.

B. Giữ im lặng, khi nào thấy thầy giáo có hành vi thân thiết quá mức với mình thì mình mới báo.

C. Tố cáo thầy ngay trước lớp khi thấy hành động đó xảy ra.

D. Cùng một số bạn để ý lại các hành động của thầy, sau đó khi chắc chắn đó là hành động không đúng thì mới cùng bạn báo cáo với cô giáo chủ nhiệm.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay