Trắc nghiệm bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

Giáo dục công dân 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 12: Thực hiện quyền trẻ em. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1. Thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm của:

A. Cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.

B. Cá nhân đó và toàn thể gia đình dòng họ.

C. Tất cả các gia đình, nhà trường và xã hội.

D. Tất cả các gia đình và tổ chức trong xã hội.

 

Câu 2. Trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em là:

A. Tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân.

B. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.

C. Phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

D. Tất cả ý trên đều đúng.

 

Câu 3. Khi thực hiện quyền trẻ em mỗi gia đình cần phải có trách nhiệm nào dưới đây?

A. Tiến hành khai sinh cho trẻ.

B. Chăm sóc, giáo dục trẻ em.

C. Tạo điều kiện, cho trẻ học tập.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 4. Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em?

A. Tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân.

B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.

C. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

D. Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.

 

Câu 5. Trách nhiệm của nhà trường khi thực hiện quyền trẻ em là

A. Giáo dục trẻ em.

B. Quản lí, chăm sóc sức khỏe của trẻ.

C. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 6. Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em?

A. Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.

B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.

C. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

D. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.

 

Câu 7. Trách nhiệm của xã hội khi thực hiện quyền trẻ em là

A. đảm bảo các quyền của trẻ em được thực hiện.

B. xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

C. thực hiện các chính sách về quyền trẻ em.

D. Cả A, B, C đều đúng. 

 

Câu 8. Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của gia đình khi thực hiện quyền trẻ em?

A. Thực hiện các chính sách về quyền trẻ em.

B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.

C. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

D. Quản lí và bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị xâm hại.

 

Câu 9. Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của nhà trường khi thực hiện quyền trẻ em?

A. Thực hiện các chính sách về quyền trẻ em.

B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.

C. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

D. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.

 

Câu 10. Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của gia đình khi thực hiện quyền trẻ em?

A. Xây dựng chính sách về quyền trẻ em.

B. Cung cấp dịch vụ an toàn.

C. Xử lí nghiêm hành vi vi phạm.

D. Tiến hành khai sinh cho trẻ.

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1. Việc làm nào dưới đây thực hiện đúng quyền trẻ em?

A. Bảo vệ trẻ em khỏi hành vi xâm hại.

B. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.

C. Bắt trẻ em nghỉ học để làm việc kiếm tiền.

D. Nghiêm cấm trẻ em phát biểu trong cuộc họp.

 

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của gia đình khi thực hiện quyền trẻ em?

A. Chăm sóc, giáo dục trẻ em.

B. Tạo điều kiện, cho trẻ học tập.

C. Xử lí nghiêm hành vi vi phạm.

D. Tiến hành khai sinh cho trẻ.

 

Câu 3. Việc làm nào dưới đây vi phạm quyền trẻ em quyền trẻ em?

A. Bố bạn P không cho P đi học, vì bạn bị khuyết tật từ nhỏ.

B. Mẹ bạn N cho N tham gia lớp múa mà bạn thích.

C. Bố mẹ M làm việc vất vả để có tiền nuôi bạn ăn học.

D. Thấy M mồ côi, chú X nhận M làm con nuôi.

 

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của xã hội khi thực hiện quyền trẻ em?

A. Tiến hành khai sinh cho trẻ.

B. Xử lí nghiêm hành vi vi phạm.

C. Cung cấp dịch vụ an toàn.

D. Xây dựng chính sách về quyền trẻ em.

 

Câu 5. Việc làm nào dưới đây, thực hiện đúng quyền trẻ em?

A. Chú H nhận M làm con nuôi nhưng bắt em phải làm việc nặng nhọc.

B. Bố mẹ bắt M nghỉ học để phụ giúp làm việc nhà giúp gia đình.

C. Bố bạn A không cho bạn đi học, vì bạn bị khuyết tật từ nhỏ.

D. H có năng khiếu hội họa nên mẹ H đã cho bạn đi học thêm môn vẽ.

 

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của học sinh khi thực hiện quyền trẻ em?

A. Tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân.

B. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.

C. Phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

D. Xây dựng chính sách về quyền trẻ em.

 

Câu 7. Hành vi nào dưới đây, thực hiện đúng quyền trẻ em?

A. Nghiêm cấm trẻ em phát biểu trong cuộc họp.

B. Khi con bị khuyết tật, bố mẹ vứt bỏ con cái.

C. Bắt con nuôi phải nghỉ học để làm việc kiếm tiền.

D. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm hại quyền trẻ em.

 

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của học sinh khi thực hiện quyền trẻ em?

A. Tạo điều kiện, khuyến khích cho trẻ học tập, vui chơi.

B. Tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân.

C. Phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

D. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.

 

Câu 9. Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền trẻ em?

A. T phát biểu ý kiến xây dựng lớp trong giờ sinh hoạt.

B. Bố mẹ vẫn khuyến khích X đi học dù bạn bị khuyết tật.

C. Là con nuôi nhưng G được bố mẹ tạo điều kiện cho ăn học.

D. Chị gái thường xuyên xem trộm nhật kí của H.

 

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của gia đình khi thực hiện quyền trẻ em?

 

A. Tiến hành khai sinh cho trẻ.

B. Tạo điều kiện, cho trẻ học tập, vui chơi.

C. Đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện.

D. Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

 

Câu 1. Khi M học hết tiểu học, thì bố quyết định cho M nghỉ học để phụ giúp mẹ bán hàng vì nhà M rất nghèo. Khi các cô bác ở hội phụ nữ phường đến động viên cho M được đi học, thì bố M cho rằng: bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái. Em có suy nghĩ gì về hành động của bố M trong tình huống này?

A. Đồng ý, vì bố mẹ có quyền quyết định mọi việc.

B. Hành động của bố M là sai vi phạm quyền trẻ em.

C. Có thể thông cảm cho hành động của bố M.

D. M nên nghe theo lời bố mẹ mới là đứa con có hiếu.

 

Câu 2. T (13 tuổi) là một cô bé xinh xắn, hát rất hay và múa rất khéo. Vì vậy, T thường được thầy cô và bạn bè cử đi tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, của huyện. Tuy nhiên, bố mẹ của T không cho phép bạn tham gia những hoạt động văn nghệ đó vì cho rằng những hoạt động văn nghệ đó là vô bổ, sẽ làm ảnh hưởng đến việc học của T... Em có suy nghĩ gì về hành động của bố mẹ T trong tình huống này?

A. Bố mẹ chỉ muốn tốt cho con, vì vậy T nên nghe theo.

B. Bố mẹ T nói đúng, các hoạt động đó rất mất thời gian.

C. Hành động của bố mẹ T là sai vi phạm quyền trẻ em.

D. T nên nghe theo lời bố mẹ dành thời gian cho việc học.

 

Câu 3. Em H bị lây nhiễm HIV từ mẹ ngay lúc mới chào đời. Khi em lên 2 tuổi, gia đình đưa em đi học ở mẫu giáo. Tuy nhiên, Ban Giám hiệu trường mẫu giáo đã từ chối tiếp nhận em H vì lý do em có thể làm lây nhiễm HIV cho người khác.... Hành động của, Ban Giám hiệu trường mẫu giáo trong tình huống này là:

A. Đúng, vì bảo vệ các trẻ em khác.

B. Có thể thông cảm được.

C. Hoàn toàn đúng luật.

D. Sai, vi phạm quyền trẻ em.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1. Bố mẹ D rất quan tâm đến chuyện học hành của bạn. Ngoài những giờ học trên lớp, bố mẹ thường thuê gia sư để củng cố kiến thức cho D. Nhưng D không muốn học, em thường trốn học để đi lang thang ở những quán điện tử... Nếu là bạn của D thì em khuyên bạn như thế nào?

A. Bạn nên cố gắng hơn trong học tập để phát triển bản thân.

B. Không nói gì cả, vì mỗi người có suy nghĩ, lựa chọn riêng

C. Đồng ý với việc làm của bạn, vì bố mẹ bắt học quá nhiều.

D. Đây là việc của gia đình bạn, nên mình không nên xen vào.

 

Câu 2. Trước kia, nhà bác L không có con nên đã xin M vốn là trẻ mồ côi về làm con nuôi. Thời gian đầu, M được bố mẹ nuôi yêu quý và cưng chiều. Nhưng một vài năm sau, bác L sinh được một bé trai kháu khỉnh. Thế là bao nhiêu tình cảm bác đều dành cho con ruột của mình và coi M giống như một người giúp việc trong nhà. Bao nhiêu việc nặng nhọc bác bắt M phải làm hết, nếu không may làm hư hỏng gì thì sẽ bị đánh đập một cách tàn nhẫn, khiến M rất đau đớn tủi thân…Em có suy nghĩ gì về hành động bố mẹ nuôi của M?

A. Là con nuôi nên bị đối xử vậy cũng là bình thường.

B. Bao nhiêu năm nuôi dưỡng nên phải biết giúp đỡ bố mẹ.

C. Đúng, vì trong giáo dục con có thể dùng roi vọt để đánh.

D. Đây là hành vi sai trái, vi phạm quyền trẻ em.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công dân 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay