Trắc nghiệm bài 11: Bảo quản trang phục
Công nghệ 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập bài 11: Bảo quản trang phục. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Công nghệ 6 cánh diều
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1. Bảo quản trang phục là:
A. Công việc diễn ra thường xuyên, hàng ngày
B. Công việc diễn ra theo định kì tháng
C. Công việc diễn ra theo định kì quý
D. Công việc diễn ra theo định kì mỗi năm 1 lần
Câu 2. Bảo quản trang phục gồm bao nhiêu bước?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 3. Bảo quản trang phục gồm những công việc nào sau đây?
A. Giặt, phơi hoặc sấy
B. Giặt; là; cất giữ
C. Giặt, phơi hoặc sấy; là và cất giữ
D. Giặt, phơi hoặc sấy; cất giữ
Câu 4. Để giặt trang phục sạch, nhanh, tiết kiệm nước và xà phòng, không bị phai màu cần thực hiện theo mấy bước?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 5. Thứ tự các bước để giặt, phơi hoặc sấy là
A. Chuẩn bị giặt → Giặt → Phơi hoặc sấy.
B. Giặt → Chuẩn bị giặt → Phơi hoặc sấy.
C. Chuẩn bị giặt → Phơi hoặc sấy → Giặt.
D. Phơi hoặc sấy → Giặt → Chuẩn bị giặt
Câu 6. Phương pháp làm sạch là
A. Giặt tay
B. Giặt ẩm
C. Giặt máy
D. Đáp án A và C
Câu 7. Kí hiệu sau đây thể hiện
A. Chỉ giặt bằng tay
B. Không được giặt
C. Làm sạch tay trước khi giặt
D. Không được giặt nước nóng
Câu 8. Dụng cụ không để là quần áo là:
A. Bàn là
B. Bàn chải
C. Bình phun nước
D. Cầu là
Câu 9. Kí hiệu dưới đây thể hiện
A. Không được là
B. Chỉ là với nhiệt độ thấp
C. Là với nhiệt độ trung bình
D. Có thể là với nhiệt độ cao
Câu 10. Việc đầu tiên cần làm khi bảo quản trang phục là gì?
A. Là B. Cất giữ trang phục
C. Giặt và phơi D. Phơi, sấy
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1. Khi là quần áo cần
A. Chọn nhiệt độ thích hợp
B. Là theo chiều dọc vải
C. Treo quần áo lên mắc sau khi là
D. Tất cả đáp án trên
Câu 2. Ý nghĩa của việc giặt, phơi quần áo đúng cách là
A. Làm cho người mặc đẹp, tự tin hơn
B. Giúp giữ quần áo được đẹp, bền
C. Tiết kiệm chi phí mua sắm
D. Tất cả đáp án trên
Câu 3. Nhược điểm của phương pháp phơi khô quần áo là
A. Phụ thuộc vào thời tiết
B. Tiêu hao điện năng
C. Quần áo lâu khô
D. Đáp án A và C
Câu 4. Vì sao đối với các loại quần áo ít dùng nên gói trong túi nylon?
A. Để tránh ẩm mốc và gián, côn trùng làm hư hỏng
B. Để dễ tìm lại khi cần dùng đến
C. Cả hai đáp án đều sai
D. Cả hai đáp án đều đúng
Câu 5. Sử dụng các loại bột giặt, nước giặt có hóa chất mạnh sẽ gây ảnh hưởng gì?
A. Gây dị ứng da, ung thư da cho người mặc quần áo
B. Gây ô nhiễm môi trường
C. Gây khó thở
D. Tất cả đáp án trên
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1. Đối với những trang phục chưa dùng đến, em cần bảo quản như thế nào?
A. Đóng túi
B. Buộc kín cất đi
C. Đóng túi hoặc buộc kín cất đi
D. Treo mắc để cùng quần áo thường xuyên mặc
Câu 2. Đối với quần áo mặc hàng ngày, em nên cất giữ như thế nào?
A. Chỉ treo bằng mắc cất vào tủ
B. Chỉ gấp gọn rồi cất vào tủ
C. Có thể treo vào mắc hoặc gấp gọn cất vào tủ
D. Bọc kín cất kín
Câu 3. Khi cất giữ quần áo len, để giữ được hình dáng của quần áo lâu dài, em nên
A. Treo lên mắc áo
B. Gấp xếp gọn vào tủ
C. Cuộn tròn cất vào tủ
D. Đáp án B và C
Câu 4. Nhiệt độ thích hợp để giặt quần áo len là
A. Không quá 30⁰C
B. 40 - 45⁰C
C. 30 - 35⁰C
D. 50⁰C
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1. Khi là (ủi) quần áo, em cần chú ý những gì?
A. Là quần áo may bằng các loại vải có yêu cầu nhiệt độ thấp trước, các loại vải có yêu cầu nhiệt độ cao sau
B. Hạn chế là vào giờ cao điểm
C. Đưa bàn là đều lên mặt vải, không dừng lâu ở một vị trí vì sẽ làm cháy quần áo
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 2. Vì sao cần phân loại quần áo trước khi là?
A. Để là quần áo nhanh hơn
B. Để là riêng từng nhóm quần áo theo loại vải
C. Để quần áo không bị bay màu
D. Tất cả đáp án trên
Câu 3. Trên quần áo thường có kí hiệu hướng dẫn giặt, là, phơi để
A. Người lựa chọn phù hợp với vóc dáng cơ thể
B. Giặt, là, phơi phù hợp với từng loại vải giúp quần áo luôn trông sạch như mới sau mỗi lần giặt, giúp giữ quần áo được bền, đẹp
C. Người sử dụng biết được chất liệu may trang phục
D. Đáp án khác