Trắc nghiệm bài 6: Bảo quản thực phẩm

Công nghệ 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập bài 6: Bảo quản thực phẩm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án powerpoint Công nghệ 6 cánh diều

1. NHẬN BIẾT (13 câu)

Câu 1. Thực phẩm hư hỏng sẽ dẫn đến

A. Bị giảm giá trị dinh dưỡng

B. Gây ngộ độc hoặc gây bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng

C. Cả hai đáp án đều đúng

D. Cả hai đáp án đều sai

 

Câu 2. Bảo quản thực phẩm có vai trò, ý nghĩa gì?

A. Ngăn ngừa hư hỏng ở thực phẩm

B. Kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm

C. Cải thiện dinh dưỡng và tiết kiệm chi phí

D. Tất cả đáp án trên

 

Câu 3. Sản phẩm sau bảo quản sẽ như thế nào?

A. Giữ nguyên đặc điểm của nguyên liệu ban đầu

B. Giữ nguyên tính chất của nguyên liệu ban đầu

C. Hầu như giữ nguyên đặc điểm và tính chất của nguyên liệu ban đầu.

D. Giữ nguyên đặc điểm hoặc tính chất của nguyên liệu ban đầu.

 

Câu 4. Có những phương pháp bảo quản thực phẩm nào?

A. Bảo quản ở nhiệt độ phòng

B. Bảo quản bằng đường hoặc muối

C. Bảo quản ở nhiệt độ thấp

D. Tất cả đáp án trên

 

Câu 5. Có mấy cách bảo quản ở nhiệt độ phòng?

A. 1      B. 2       C. 3        D. 4

 

Câu 6. Phương pháp nào sau đây là phương pháp bảo quản thực phẩm?

A. Ngâm muối và ngâm đường

B. Luộc và trộn hỗn hợp

C. Làm chín thực phẩm

D. Nướng và muối chua

 

Câu 7. Bảo quản kín là phương pháp bảo quản

A. Các loại rau, củ, quả tươi và được đóng kín

B. Các loại thực phẩm khô và được bao gói kín bằng các vật liệu có khả năng cách ẩm tốt

C. Các loại rau, củ, quả tươi và được tiếp xúc trực tiếp với không khí

D. Các loại thực phẩm khô và được tiếp xúc trực tiếp với không khí

 

Câu 8. Nguyên liệu nào được sử dụng phổ biến khi bảo quản bằng phương pháp ướp?

A. Hạt tiêu

B. Muối

C. Nước mắm

D. Ngũ vị hương

 

Câu 9. Thực phẩm nào dưới đây sử dụng phương pháp bảo quản thoáng?

A. Khoai tây

B. Thóc

C. Cá khô

D. Gạo

 

Câu 10. Bảo quản đông lạnh là bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ

A. 0⁰C       B. 15⁰C       C. 0 - 15⁰C        D. ≤-18⁰C

 

Câu 11. Thực phẩm nào dưới đây không bảo quản đông lạnh?

A. Tôm, mực

B. Cá biển

C. Rau xà lách

D. Thịt bò

 

Câu 12. Vật dụng nào dưới đây được sử dụng để bảo quản kín?

A. Thùng bằng nhựa có nắp kín

B. Hộp nhựa có nắp kín

C. Thùng kim loại có nắp kín

D. Tất cả đáp án trên

 

Câu 13. Nêu các nguyên tắc bảo quản thực phẩm?

A. Chỉ bảo quản những nguyên liệu đạt yêu cầu về chất lượng

B. Nơi để vật chứa, kho bảo quản phải sạch, khô, thoáng, cách li với các nguồn bệnh; vệ sinh vật chứa sau khi kết thúc bảo quản

C. Không để lẫn lộn thực phẩm cũ và mới trong cùng vật chứa

D. Tất cả các đáp án trên

 

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1. Thời gian bảo quản cá, tôm, cua, sò tươi trong tủ lạnh là bao lâu?

A. 1 - 2 tuần

B. 2 - 4 tuần

C. 24 giờ

D. 3 - 5 ngày

 

Câu 2. Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh có thời gian bao lâu?

A. 1 - 2 tuần

B. 2 - 4 tuần

C. 24 giờ

D. 3 - 5 ngày

 

Câu 3. Ý nào dưới đây không phải là vai trò, ý nghĩa của bảo quản thực phẩm?

A. Làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm

B. Làm giảm sự mất chất dinh dưỡng của thực phẩm

C. Kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm

D. Làm tăng chất dinh dưỡng của thực phẩm

 

Câu 4. Trong bảo quản thực phẩm cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?

A. Giữ thực phẩm trong môi trường sạch sẽ, có che đậy

B. Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín

C. Sử dụng riêng các loại dụng cụ dành cho thực phẩm sống và thực phẩm chín

D. Tất cả đáp án trên

 

Câu 5. Phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp để ngăn ngừa, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn là phương pháp bảo quản nào?

A. Bảo quản lạnh hoặc đông lạnh

B. Bảo quản thoáng

C. Bảo quản kín

D. Bảo quản bằng đường hoặc muối

 

Câu 6. Biện pháp nào sau đây có tác dụng phòng tránh nhiễm độc thực phẩm?

A. Không ăn những thức ăn nhiễm độc tố

B. Dùng thức ăn không có nguồn gốc rõ ràng

C. Sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng

D. Ăn khoai tây mọc mầm

 

Câu 7. Trong những biện pháp sau, biện pháp nào đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?

A. Sử dụng chung thớt để chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín trong cùng một thời điểm.

B. Chỉ sử dụng thực phẩm đóng hộp có ghi rõ thông tin cơ sở sản xuất, thành phần dinh dưỡng, còn hạn sử dụng.

C. Để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm chín với nhau.

D. Không che đậy thực phẩm sau khi nấu chín.

 

Câu 8. Tìm phát biểu sai về các biện pháp bảo quản thực phẩm.

A. Rau, củ ăn sống nên rửa cả quả, gọt vỏ trước khi ăn.

B. Rửa thịt sau khi đã cắt thành từng lát.

C. Không để ruồi bọ đậu vào thịt, cá.

D. Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài

 

Câu 9. Vi sinh vật sẽ bị hạn chế hoặc không thể hoạt động trong môi trường nào?

A. Nhiệt độ thấp

B. Nhiều muối đường

C. Độ ẩm cao

D. Đáp án A và B

 

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1. Theo em, nơi đặt thùng gạo cần đảm bảo những yêu cầu gì?

A. Phải sạch

B. Phải khô, thoáng

C. Không có gián, kiến

D. Tất cả đáp án trên

 

Câu 2. Khi sử dụng thực phẩm đóng hộp, em cần lưu ý gì?

A. Kiểm tra thông tin về cơ sở sản xuất

B. Chỉ sử dụng sản phẩm những thực phẩm còn hạn sử dụng

C. Kiểm tra thành phần thực phẩm không có chất gây hại cho sức khỏe

D. Tất cả đáp án trên

 

Câu 3. Biện pháp bảo quản thực phẩm nào sau đây là không đúng?

A. Khoai tây để nơi khô, thoáng, tránh ánh nắng

B. Rau mua về rửa sạch ngay

C. Đậu, đỗ, lạc phơi khô cất trong lọ thủy tinh đậy kín

D. Cá ướp muối hoặc cất trong tủ lạnh

 

Câu 4. Để chọn được cá biển tươi, cần chú ý những dấu hiệu nào sau đây?

A. Mang cá đỏ tự nhiên

B. Mắt cá căng, trong

C. Thân cá còn nhớt, đàn hồi, ấn vào thân không để lại vết lõm

D. Tất cả đáp án trên

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1. Nguyên nhân chính không được để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống khi bảo quản trong tủ lạnh?

A. Vi khuẩn từ thực phẩm sống sẽ lây nhiễm sang thực phẩm chín

B. Để dễ phân biệt các loại thực phẩm

C. Mỗi loại thực phẩm cần được bảo quản ở một nhiệt độ khác nhau

D. Đáp án khác

D. Đáp án B và C

 

Câu 2. Không nên ngâm, rửa thịt cá sau khi cắt vì 

A. Một số vitamin và chất khoáng dễ tan trong nước sẽ bị mất đi

B. Thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn

C. Khi chế biến sẽ làm giảm độ ngon của món ăn

D. Không bảo quản được lâu sau khi cắt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay