Trắc nghiệm bài 7: Chế biến thực phẩm

Công nghệ 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập bài 7: Chế biến thực phẩm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (13 câu)

Câu 1. Chế biến thực phẩm là quá trình xử lí thực phẩm 

A. Tươi sống

B. Đã qua sơ chế

C. Đã được làm chín

D. Đáp án A và B

 

Câu 2. Thực phẩm được chế biến theo phương pháp

A. Tự động hóa

B. Công nghiệp

C. Thủ công

D. Đáp án B và C

 

Câu 3. Chế biến thực phẩm có vai trò, ý nghĩa gì?

A. Bảo vệ thực phẩm không bị hư hỏng

B. Tăng khả năng hấp thu, tiêu hóa chất dinh dưỡng cho người sử dụng

C. Đa dạng hóa các sản phẩm

D. Tất cả đáp án trên

 

Câu 4. Có mấy phương pháp chế biến thực phẩm phổ biến?

A. 5        B. 6        C. 7           D. 8

 

Câu 5. Nướng là phương pháp làm chín thực phẩm

A. Ở nhiệt độ cao (160 - 205⁰C)

B. Bằng hơi nước

C. Trong nước 

D. Trong dầu mỡ

 

Câu 6. Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp chế biến thực phẩm?

A. Ướp muối

B. Lên men

C. Luộc, hấp

D. Phơi, sấy

 

Câu 7. Nêu quy trình chế biến món rau trộn?

A. Phân loại, lựa chọn → Sơ chế nguyên liệu → Trình bày món ăn

B. Sơ chế nguyên liệu → Chuẩn bị nước sốt

C. Phân loại, lựa chọn → Sơ chế nguyên liệu và tạo hình → Chuẩn bị nước xốt → Phối trộn

D. Sơ chế nguyên liệu → Phân loại, lựa chọn → Chuẩn bị nước xốt → Phối trộn

 

Câu 8. Phương pháp phơi lấy năng lượng từ

A. Ánh nắng mặt trời

B. Điện

C. Xăng

D. Than củi

 

Câu 9. Phương pháp chế biến nào sau đây không sử dụng nhiệt?

A. Nướng            B. Luộc

C. Lên men         D. Phơi, sấy

 

Câu 10. Phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây có sử dụng nhiệt?

A. Muối chua

B. Trộn dầu giấm

C. Ngâm đường

D. Hấp (đồ)

 

Câu 11. Phương pháp nào chế biến thực phẩm trong đó đường trong nguyên liệu chuyển thành acid hoặc cồn nhờ vi sinh vật?

A. Lên men

B. Đóng hộp

C. Nướng

D. Phơi, sấy

 

Câu 12. Có mấy nguyên tắc chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh?

A. 4       B. 5       C. 6         D. 7

 

Câu 13. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về món rau trộn?

A. Sử dụng nhiệt

B. Có nguồn gốc từ châu Âu

C. Giữ nguyên vẹn thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe

D. Chế biến chủ yếu từ rau, củ

 

2. THÔNG HIỂU (12 câu)

Câu 1. Ý nào sau đây đúng khi nói về chế biến thực phẩm?

A. Là một trong các phương pháp bảo quản thực phẩm

B. Sản phẩm sau khi chế biến giống với nguyên liệu ban đầu

C. Sản phẩm sau khi chế biến khác với nguyên liệu ban đầu

D. Đáp án A và C

 

Câu 2. Ý nào dưới đây không phải là vai trò, ý nghĩa của chế biến thực phẩm?

A. Làm tăng sự hấp dẫn, ngon miệng của món ăn

B. Đảm bảo chất dinh dưỡng của thực phẩm

C. Làm tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng cho người sử dụng

D. Rút ngắn thời gian sử dụng thực phẩm 

 

Câu 3. Luộc là phương pháp làm chín thực phẩm trong môi trường

A. Không khí nóng

B. Nước

C. Ít nước

D. Hơi nước

 

Câu 4. Ưu điểm của phương pháp hấp là

A. Món ăn có hương vị đậm đà

B. Món ăn có độ giòn, độ ngậy

C. Chín nhanh, chất dinh dưỡng ít bị tổn thất

D. Món ăn có hương vị hấp dẫn

 

Câu 5. Nhược điểm của phương pháp nướng là

A. Thời gian chế biến lâu

B. Thực phẩm nướng chứa những chất có nguy cơ gây ung thư

C. Món ăn nhiều chất béo

D. Một số loại vitamin hòa tan trong nước

 

Câu 6. Đặc điểm của món rau trộn (salad) là

A. Dễ gây biến đối các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

B. Làm chín thực phẩm bằng nhiệt độ cao, trong thời gian thích hợp.

C. Gần như giữ nguyên được màu sắc, mùi vị, chất dinh dưỡng của thực phẩm.

D. Làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều chất béo

 

Câu 7. Chất dinh dưỡng nào trong thực phẩm dễ bị hao tổn nhiều trong quá trình chế biến?

A. Chất béo

B. Tinh bột

C. Vitamin

D. Chất đạm

 

Câu 8. Loại vitamin nào dưới đây dễ bị hòa tan vào nước nhất?

A. Vitamin A

B. Vitamin C

C. Vitamin K

D. Vitamin E

 

Câu 9. Đặc điểm của phương pháp chiên (rán) là

A. Thực phẩm được làm chín ở nhiệt độ sôi của nước

B. Thực phẩm được làm chín ở nhiệt độ sôi (hơn 150⁰C) của dầu, mỡ

C. Thực phẩm được làm chín ở nhiệt độ cao (160 - 205⁰C) 

D. Là phương pháp làm khô thực phẩm

 

Câu 10. Phương pháp hấp làm chín thực phẩm như thế nào?

A. Nước được đun sôi với lửa to để hơi nước bốc lên nhiều, làm chín thực phẩm

B. Thực phẩm được làm chín dưới ánh nắng mặt trời

C. Thực phẩm được làm chín từ năng lượng điện, xăng hoặc than củi...

D. Đáp án khác

 

Câu 11. Nguyên tắc “Giữ vệ sinh khi chế biến thực phẩm” áp dụng cho đối tượng nào?

A. Dụng cụ chế biến thực phẩm

B. Nơi chế biến thực phẩm

C. Người chế biến thực phẩm

D. Tất cả đáp án trên

 

Câu 12. Vì sao khi chế biến thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh?

A. Đảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng

B. Giúp người ăn cảm thấy ngon miệng

C. Giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

D. Giúp người ăn cảm thấy no

 

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1.Khi em làm món rau trộn, thành phẩm phải đạt yêu cầu 

A. Rau không bị dập, giữ được độ tươi, giòn

B. Vị chua, cay, mặn, ngọt hài hòa, vừa ăn

C. Thơm mùi gia vị

D. Tất cả đáp án trên

 

Câu 2. Cách chế biến thực phẩm nào sau đây không tốt đối với những người béo phì?

A. Chiên     B. Luộc     C. Hấp         D. Xào

 

Câu 3. Cần sử dụng nhiệt hợp lí trong chế biến món ăn để 

A. Giữ cho món ăn có giá trị dinh dưỡng

B. Không bị ẩm mốc, biến chất

C. Chất dinh dưỡng bị phân hủy hoàn toàn

D. Một số chất khoáng và vitamin tan tốt hơn trong nước

 

Câu 4. Để hạn chế mất vitamin trong quá trình chế biến cần lưu ý gì?

A. Ngâm thực phẩm lâu trong nước

B. Đun với lửa to trong thời gian dài

C. Cho rau, củ vào luộc hoặc nấu khi nước đã sôi

D. Tất cả đáp án trên

 

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1. Vì sao đối với thực phẩm vừa nấu chín sau chín sau 2 giờ, em cần phải bảo quản ở nhiệt độ dưới 5⁰C hoặc trên 60⁰C?

A. Để tránh hư hỏng thực phẩm

B. Để tránh lây nhiễm mầm bệnh từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín

C. Để đảm bảo độ tươi ngon của món ăn 

D. Đáp án khác

 

Câu 2. Vì sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên sử dụng nhiều món ăn được chế biến bằng phương pháp nướng?

A. Món ăn có nhiều chất béo

B. Món ăn dễ bị mất các chất vitamin cần thiết

C. Thực phẩm dễ bị cháy, gây biến chất có khả năng gây ung thư đường tiêu hóa, dạ dày

D. Phương pháp nướng khó chế biến

 

Câu 3. Nếu ăn quá nhiều món ăn muối chua thì sẽ ảnh hưởng gì đến cơ thể?

A. Không ảnh hưởng gì

B. Đau đầu, chóng mặt

C. Gây hại cho dạ dày

D. Đáp án B và C

 

Câu 4. Chất tinh bột dễ tiêu hóa hơn qua quá trình đun nấu, nhưng ở nhiệt độ cao, chất tinh bột sẽ:

A. Bị ẩm mốc, biến chất

B. Phân hủy mất

C. Bị cháy và chất dinh dưỡng bị phân hủy hoàn toàn

D. Vẫn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay