Trắc nghiệm bài 16: Phép nhân số nguyên
Toán 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 16: Phép nhân số nguyên. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích cho thầy cô. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Toán 6 kết nối tri thức
1. NHẬN BIẾT (13 câu)
Câu 1. Tích của hai số nguyên âm là
A. số nguyên âm
B. số nguyên dương
C. số 0
D. vừa là số nguyên âm vừa là số nguyên dương
Câu 2. Tìm phát biểu đúng
A. Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân phần số tự nhiên của hai số đó với nhau rồi đặt dấu “-” trước kết quả nhận được
B. Tích của một số nguyên với 0 luôn bằng 0
C. Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân phần số tự nhiên của hai số đó với nhau
D. Tất cả đáp án trên
Câu 3. Phép nhân số nguyên có các tính chất là
A. Giao hoán
B. Kết hợp
C. Phân phối
D. Tất cả đáp án trên
Câu 4. Tích của các số nguyên âm có số các thừa số là số lẻ thì
A. là số lẻ B. là số chẵn C. là số dương D. là số âm
Câu 5. Tích của các số nguyên âm có số thừa số là số chẵn thì
A. là số lẻ B. là số chẵn C. là số dương D. là số âm
Câu 6. Tích của hai số nguyên âm và một số nguyên dương là
A. số nguyên dương
B. số nguyên âm
C. Số 0
D. Số chẵn
Câu 7. Thực hiện phép tính sau: (-5).4
A. – 20 B. 20 C. 10 D. -10
Câu 8. Cho tích 213.3 = 639. Từ đó suy ra nhanh kết quả của các tích sau: (- 213).3
A. -639 B. 639 C. 1 278 D. -1 278
Câu 9. P là tích của 8 số nguyên khác 0 trong đó có đúng 4 số dương. Q là tích của 6 số nguyên khác 0 trong đó có duy nhất một số dương. Hãy cho biết P và Q là số dương hay số âm.
A. P dương, Q âm
B. P âm, Q dương
C. P, Q đều âm
D. P, Q đều dương
Câu 10. Không thực hiện phép tính, hãy so sánh: Q = (+ 999 888). (- 2 022) với 0
A. Q > 0 B. Q < 0 C. Q = 0 D. Q ≤ 0
Câu 11. Trong các khẳng định sau khẳng định đúng là:
A. Nếu a. b > 0 thì a và b là hai số nguyên dương
B. Nếu a. b > 0 thì a và b là hai số nguyên âm
C. Nếu a. b = 0 thì a = 0 và b = 0
D. Nếu a. b < 0 thì a và b là hai số nguyên khác dấu
Câu 12. Giá trị của x thỏa mãn 2(x - 5) < 0 là:
A. x = 4 B. x = 5 C. x = 6 D. x = 7
Câu 13. Chọn câu sai:
A. (-19). (-7) > 0 B. 3. (-121) < 0
C. 45. (-11) < -500 D. 46. (-11) < -500
2. THÔNG HIỂU (15 câu)
Câu 1. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. (-2). (-3). 4. (-5) > 0
B. (-2). (-3). 4. (-5) < 0
C. (-2). (-3). 4. (-5) = 120
D. (-2). (-3). 4. (-5) = 0
Câu 2. Tính nhanh (-5). 125. (-8). 20. (-2) ta được kết quả là
A. - 200 000 B. - 2 000 000 C. 200 000 D. - 100 000
Câu 3. Tính (-4)2. 32. (-5)3 ta được kết quả là
A. - 18 000 B. - 20 000 C. 18 000 D. 20 000
Câu 4. Tính tổng hai tích sau: a = (-2). (-3) và c = (+3). (+2)
A. a + c = 6
B. a + c = 12
C. a + c = -12
D. a + c = -6
Câu 5. Thực hiện phép tính: (-2). 29 + (-2). (-99) + (-2). (-30)
A. 199 B. 299 C. 200 D. -199
Câu 6. Tính (-8). (-6). (-125)
A. 480 B. - 4 800 C. - 6 000 D. -1 200
Câu 7. Thực hiện phép tính: (-8). (-8). (-8). (-8) – 84 + 105
A. 2. 84 B. 84 + 10 C. 0 D. 105
Câu 8. Tính giá trị của biểu thức trong trường hợp sau:
(- 2021) abc + ab với a = -21, b = -11 và c = 0.
A. 0 B. 231 C. – 2021 D. 221
Câu 9. Tính một cách hợp lí: 121. (-63) + 63. (-53) – 63. 26
A. -12 000 B. 12 000 C. 12 600 D. – 12 600
Câu 10. So sánh hai biểu thức sau:
P = (8 765 – 5 678). [5 678 – 9 765 + (-12)] và Q = 4 342.
A. P > Q B. P < Q C. P = Q D. P ≤ Q
Câu 11. Tìm số nguyên x thỏa mãn: (x – 6). (x – 3) = 0
A. x = 6 B. x = 3
C. x = -6, x = -3 D. x = 6, x = 3
Câu 12. So sánh hai phép tính sau: A = (-3). (-5). (-7). (-9). (-11) và B = (-9). (-11)
A. A ≥ B B. A = B C. A < B D. A > B
Câu 13. Tìm số nguyên x biết 4. (2x + 7) – 3. (3x – 2) = 24
A. x = 10 B. x = -10 C. x = 15 D. x = -15
Câu 14. Tìm số nguyên x, y biết: (x - 25). (y + 5) = 0
A. x = 25 và y = -5
B. x = 25 và y ∈ Z
C. x ∈ Z và y = -5
D. Tất cả đáp án trên
Câu 15. Tính giá trị của biểu thức x - 2 + x - 2 + x - 2 + x - 2 + x - 2 tại x = -7
A. – 30 B. 30 C. – 45 D. 45
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1. Một xí nghiệp may gia công có chế độ thưởng và phạt như sau: Một sản phẩm tốt được thưởng 50 000 đồng, một sản phẩm có lỗi bị phạt 40 000 đồng. Chị Mai làm được 20 sản phẩm tốt và 4 sản phẩm bị lỗi. Chị Mai nhận được bao nhiêu tiền?
A. 84 000 đồng
B. 840 000 đồng
C. -160 000 đồng
D. 1 000 000 đồng
Câu 2. Một kho lạnh đang ở nhiệt độ , một công nhân cần đặt chế độ làm cho nhiệt độ của kho trung bình cứ mỗi phút giảm đi. Hỏi sau 5 phút nữa nhiệt độ trong kho là bao nhiêu?
A. 2⁰C B. 10⁰C C. – 10⁰C D. – 2⁰C
Câu 3. Bạn Hòa đang ngồi trên máy bay, bạn ấy thấy màn hình thông bảo nhiệt độ bên ngoài máy bay là -28⁰C. Máy bay đang hạ cánh, nhiệt độ bên ngoài trung bình mỗi phút tăng lên 4⁰C. Hỏi sau 10 phút nữa nhiệt độ bên ngoài máy bay là bao nhiêu độ C?
A. 4⁰C B. 12⁰C C. 40⁰C D. 22⁰C
Câu 4. Công ty Bình Minh có lợi nhuận ở mỗi tháng trong Quý I là -30 triệu đồng. Trong Quý II, lợi nhuận mỗi tháng của công ty là 70 triệu đồng. Sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của công ty Bình Minh là?
A. 120 triệu B. - 120 triệu C. 40 triệu D. 300 triệu
Câu 5. Một xí nghiệp mỗi ngày may 250 bộ quần áo. Khi may theo mốt mới với cùng khổ vải, số vải dùng để may bộ quần áo tăng 5 cm và mỗi ngày tăng 6 bộ quần áo. Hỏi mỗi ngày số vải tăng bao nhiêu cm, biết để may bộ ban đầu hết 3m cùng khổ vải trên?
A. 2 190 cm B. 3 080 cm C. - 4 530cm D. - 1 050 cm
4. VẬN DỤNG CAO (7 câu)
Câu 1. Có thể tìm được mấy cặp số x, y biết x. (x - y) = 5
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 2. Cho hai số nguyên x, y (x ≠ 0, y ≠ 0, x > y, x ≠ -y).
Gọi m = x2.y2. (x – y). (x + y)4. Khẳng định nào sau đây đúng về giá trị của m?
A. m là số nguyên âm
B. m là số nguyên dương
C. m = 0
D. m là một số nguyên âm nhỏ hơn -1
Câu 3. Có bao nhiêu giá trị x thỏa mãn (x - 6). (x2 + 2) = 0
A. 0 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 4. Tìm x ∈ Z biết (2x - 3)2 = 25
A. x = 4 B. x = - 4 C. x = -1 D. Đáp án B và C
Câu 5. Giá trị nhỏ nhất của biểu thức 2(x - 1)2 + 32 là
A. 3 B. 32 C. 16 D. -32
Câu 6. Có bao nhiêu cặp số x; y ∈ Z thỏa mãn xy + 3x - 7y = 23?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 7. Tính A – B, biết rằng A là tích của các số nguyên âm chẵn có một chữ số và B là tổng của các số nguyên dương lẻ có hai chữ số.
A. – 2 091 B. 384 C. 2 475 D. - 1 909