Trắc nghiệm bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 1. NHẬN BIẾT (19 câu)

Câu 1. Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh:

A. Nhà Đường suy yếu.

B. Được truyền ngôi.

C. Được vua Đường trọng dụng.

D. Chiếm ngôi.

 

Câu 2. Người đã tập hợp nhân dân chiếm thành Đại La (Hà Nội) và tự xưng Tiết độ sứ là:

A. Khúc Hạo.

B. Khúc Thừa Dụ.

C. Ngô Quyền.

D. Dương Đình Nghệ.

 

Câu 3. Người lên nối nghiệp Khúc Thừa Dụ và tiến hành nhiều chính sách tiến bộ là:

A. Dương Đình Nghệ.

B. Ngô Quyền.

C. Khúc Hạo.

D. Phùng Hưng.

 

Câu 4. Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm thành Đại La, lật đổ chính quyền đô hộ rồi tự xưng Tiết độ sứ vào:

A. Đầu năm 905.

B. Giữa năm 905.

C. Đầu năm 907.

D. Cuối năm 907.

 

Câu 5. Quân Nam Hán đưa quân sang đánh nước ta, lập quyền cai trị vào:

A. Mùa thu năm 930.

B. Mùa đông năm 930.

C. Năm 931.

D. Mùa thu năm 931.

 

Câu 6. Người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân kháng chiến chống quân Nam Hán và giành được thắng lợi năm 931 là:

A. Dương Đình Nghệ.

B. Ngô Quyền.

C. Khúc Hạo.

D. Khúc Thừa Dụ.

 

Câu 7. Cuối thế kỉ IX, đứng đầu cai trị xứ An Nam là:

A. Viên Tiết độ sứ người Trung Quốc.

B. Viên Tiết độ sứ người Việt.

C. Khúc Thừa Dụ.

D. Khúc Hạo.

 

Câu 8. Nội dung phản ánh đúng điều kiện thuận lợi để Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ thành công là:

A. Do sự ủng hộ của nhân dân

B. Do sự suy yếu của nhà Đường

C. Do Khúc Thừa Dụ đã xây dựng được một lực lượng mạnh trước đó

D. Do nền kinh tế An Nam phát triển hơn trước

 

Câu 9. Quân Nam Hán xâm lâm lược nước ta lần thứ hai vào năm:

A. Năm 930.

B. Năm 931.

C. Năm 937.

D. Năm 938.

 

Câu 10. Đâu không phải là nguyên nhân Ngô Quyền chủ trương xây dựng trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng:

A. Do quân Nam Hán chắc chắn sẽ tiến vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng.

B. Do muốn lợi dụng con nước thủy triều.

C. Do hai bên bờ sông có thể xây dựng quân mai phục hỗ trợ thủy binh.

D. Do đã bị mất người dẫn đường là Kiều Công Tiễn.

 

Câu 11. Người lên thay Khúc Thừa Dụ sau khi ông qua đời là:

A. Khúc Thừa Mỹ.

B. Dương Đình Nghệ.

C. Khúc Hạo.

D. Mai Thúc Loan.

 

Câu 12. Sau khi lên thay cha, Khúc Hạo đã:

A. Tiến hành nhiều chính sách tiến bộ.

B. Thi hành luật pháp nghiêm khắc.

C. Làm theo những chính sách trước kia của Khúc Thừa Dụ.

D. Chia ruộng đất cho dân nghèo.

 

Câu 13. Năm 938, quân Nam Hán từ Quảng Đông theo Đường Biển ồ ạt kéo sang xâm lược Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của chủ tướng

A. Thoát Hoan.

B. Lưu Hoằng Tháo.

C. Sầm Nghi Đống.

D. Ô Mã Nhi.

 

Câu 14. Tướng Hoằng Tháo trong trận Bạch Đằng đã:

A. Bị tử trận trong đám tàn quân.

B. Ngụy trang trốn về nước.

C. Bị quân ta bắt sống.

D. Chui vào ống đồng trở về nước.

 

Câu 15. Sự kiện chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc là:

A. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 905).

B. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 931).

C. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Ngô Quyền (năm 930 - 931).

D. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai - Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938).

 

Câu 16. Người trực tiếp chỉ huy quân Nam Hán khi xâm lược nước ta là:

A. Triệu Đà.

B. Lưu Hoằng Tháo.

C. Thoát Hoan.

D. Lưu Cung.

 

Câu 17. Cuộc cải cách của Khúc Hạo có ý nghĩa gì đối với lịch sử dân tộc?

A. Xây dựng mầm mống kinh tế phong kiến.

B. Đặt cơ sở cho chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

C. Xây dựng chính quyền tự chủ, độc lập với phong kiến phương Bắc.

D. Lật đổ nền thống trị của nhà Nam Hán ở nước ta.

 

Câu 18.  Đơn vị hành chính do nhà Đường đặt ra để chỉ Việt Nam, được gọi là:

A. An Đông đô hộ phủ.                                         

B. An Tây đô hộ phủ.

C. An Nam đô hộ phủ.                                          

D. An Bắc đô hộ phủ.

 

Câu 19. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ của Dương Đình Nghệ:

A. Năm 931, Dương Đình Nghệ kéo quân từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán.

B. Từ làng Giang, Dương Đình Nghệ kéo quân vây chiếm thành Tống Bình.

C. Cuộc kháng chiến thắng lợi, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ nước nhà.

D. Dưới sự tập hợp của Dương Đình Nghệ, hào kiệt khắp nơi kéo về làng Giàng tụ nghĩa.

 

2. THÔNG HIỂU (18 câu)

Câu 1. Thông tin nào dưới đây không đúng về Khúc Thừa Dụ:

A. Là một hào trưởng địa phương ở Ninh Giang, Hải Dương.

B. Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu đã chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ.

C. Tự xưng hoàng đế, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.

D. Có con trai là Khúc Hạo – người đã tiến hành cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử.

 

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng về nội dung của cuộc cách Khúc Hạo:

A. Định lại mức thuế cho công bằng.

B. Bải bỏ chức Tiết độ sứ của nhà Đường.

C. Tha bỏ lực dịch cho dân đỡ khổ.

D. Lập sổ hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí cho thống nhất.

 

Câu 3. Ngô Quyền đã chủ động lên kế hoạch chống quân Nam Hán ở:

A. Vùng đầm Dạ Trạch.

B. Thành Đại La.

C. Cửa biển Bạch Đằng.

D. Cửa sông Tô Lịch.

 

Câu 4. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì:

A. Tự do, tự chủ lâu dài của dân tộc.

B. Độc lập, tự chủ trong thời gian ngắn.

C. Đấu tranh giành quyền độc lập, tự chủ.

D. Độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.

 

Câu 5. Ý nào dưới đây không đúng về cải cách của Khúc Hạo:

A. Chính quyền của Khúc Hạo đã tiến hành nhiều chính sách tiến bộ.

B. Khúc Hạo chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ.

C. Nhân dân tự lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán.

D. Bình quân thuế ruộng tha bỏ lao dịch.

 

Câu 6. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời Bắc thuộc (từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan) đã giành được kết quả:

A. Giành được độc lập lâu dài cho dân tộc.

B. Một số cuộc khởi nghĩa giành được độc lập trong thời gian ngắn.

C. Tất cả các cuộc nổi dậy đều bị đàn áp và thất bại ngay từ đầu.

D. Tất cả các cuộc nổi dậy đều giành thắng lợi.

 

Câu 7. Việc Khúc Thừa Dụ tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ và Khúc Hạo thay cha nắm quyền tiến hành cải cách chứng tỏ:

A. Người Trung Quốc vẫn nắm quyền cai trị nước ta.

B. Nước ta đã hoàn toàn độc lập.

C. Ta đã xây dựng được chính quyền tự chủ của người Việt.

D. Kết thúc gần một ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.

 

Câu 8. Đâu không phải là chính sách của Khúc Hạo nhằm xây dựng một đất nước tự chủ:

A. Đặt lại các khu vực hành chính và cử người trông coi mọi việc.

B. Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch.

C. Lập lại sổ hộ khẩu.

D. Xưng vương, xây dựng một bộ máy nhà nước mới.

 

Câu 9. Người đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành thắng lợi là:

A. Khúc Hạo

B. Khúc Thừa Dụ.

C. Dương Đình Nghệ.

D. Ngô Quyền.

 

Câu 10. Mùa thu năm 930, quân Nam Hán:

A. Đem quân sang đánh nước ta.

B. Cử sứ sang chiêu mộ nhân tài ở nước ta.

C. Cử sứ sang yêu cầu Khúc Thừa Mĩ sang triều cống.

D. Cử người Hán sang làm Tiết độ sứ.

 

Câu 11. Chiến lược đánh giặc Nam Hán của Ngô Quyền có nét nổi bật:

A. Dùng kế mai phục hai bên bờ sông sau đó tấn công trực diện vào các con thuyền lớn.

B. Bố trí trận địa mai phục ở tất cả các đoạn đường chúng có thể đi qua để đánh bại kẻ thù

C. Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu, nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng

D. Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước.

 

Câu 12. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất thắng lợi có ý nghĩa:

A. Kết thúc hơn 1 000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.

B. Mở ra thời kì mới: độc lập, tự chủ lâu dài.

C. Bảo vệ nền tự chủ của dân tộc từ sau cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ.

D. Đem lại nền tự chủ cho dân tộc sau một thời gian dài bị đô hộ.

 

Câu 13. Quân Nam Hán kéo quân vào sông Bạch Đằng lúc:

A. Thủy triều dâng cao.

B. Thủy triều đang xuống.

C. Quân ta chưa đóng xong cọc ngầm.

D. Quân ta mới đóng xong một nửa trận địa cọc ngầm.

 

Câu 14. Việc vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta?

A. Mua chuộc Khúc Thừa Dụ phục vụ cho nhà Đường.

B. Xoa dịu mâu thuẫn giũa nhân dân An Nam với nhà Đường.

C. Đem lại quyền tự chủ cho người Việt, tạo điều kiện để giành độc lập hoàn toàn.

D. Bảo đảm sự yên ổn cho vùng biên cương nhà Đường.

 

Câu 15. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là:

A. Đánh tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán.

B. Bảo vệ nền tự chủ giành được sau khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.

C. Để lại những nghệ thuật quân sự quý báu cho các cuộc đấu tranh sau này.

D. Kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài.

 

Câu 16. Đâu không phải lý do Ngô Quyền quyết định lựa chọn cửa sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra cuộc quyết chiến chiến lược năm 938:

A. Sông Bạch Đằng chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều.

B. Hai bên bờ sông là rừng rậm thuận lợi cho đặt phục binh.

C. Sông Bạch Đằng là nơi đã diễn ra nhiều trận quyết chiến trong lịch sử.

D. Đây là con đường thủy thuận lợi nhất nên quân Nam Hán sẽ đi qua.

 

Câu 17. Sau khi nổi dậy chiếm thành Đại La (Hà Nội), Khúc Thừa Dụ không xưng Vương mà xưng Tiết độ sứ vì:

A. Ông muốn lợi dụng danh nghĩa quan lại nhà Đường để xây dựng nền tự chủ.

B. Nhân dân không ủng hộ Khúc Thừa Dụ xưng vương.

C. Khúc Thừa Dụ không đủ thực lực để xưng vương.

D.Khúc Thừa Dụ không muốn tạo ra khoảng cách với nhân dân.

 

Câu 18. Trong thế trận của Ngô Quyền, yếu tố quyết định trong trận địa mai phục là:

A. Thủy triều.

B. Bãi cọc.

C. Quân địch yếu.

D. Quân ta mạnh.

 

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1. Thông tin nào dưới đây không chính xác về sông Bạch Đằng:

A. Chạy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng).

B. Đây là con đường thủy tốt nhất để đi vào nước ta.

C. Lòng sông hẹp và nông, mực nước sông lúc thủy triều cao nhất và thấp nhất không chênh lệch nhiều.

D. Địa hình xung quanh có nhiều cồn gò, bãi, đầm lầy,… giúp bố trí lực lượng quân thủy, bộ cùng chiến đấu chặn giặc thuận lợi.

 

Câu 2. Sau các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời Bắc thuộc từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan), mục tiêu giành độc lập:

A. Đã được thực hiện trọn vẹn.

B. Chưa thực hiện trọn vẹn.

C. Chưa bao giờ được thực hiện.

D. Không phải là mục tiêu chính.

 

Câu 3. Khúc Hạo chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối:

A. Khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc.

B. Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân.

C. Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.

D. Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui.

 

Câu 4. Hiện nay, lăng Ngô Quyền được xây dựng ở làng Đường Lâm (Hà Nội), điều này có ý nghĩa:

A. Mang tính chất thờ cúng tổ tiên.

B. Đây là nơi ông mất.

C. Đây là nơi ông xưng vương.

D. Nhân dân tưởng nhớ đến công lao của ông.

 

Câu 5. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây:

“Đố ai trên Bạch Đằng giang,

Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời,

Phá quân Nam Hán tời bời,

Gươm thần độc lập giữa trời vang lên”

A. Ngô Quyền.               

B. Khúc Thừa Dụ.

C. Dương Đình Nghệ.

D. Mai Thúc Loan.

 

Câu 6. Chiến thắng nào đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

A. Trận chiến trên sông Như Nguyệt (1077).

B. Chiến thắng Bạch Đằng (938).

C. Chiến thắng Bạch Đằng (981).

D. Trận chiến tại Đông Bộ Đầu (1258).

 

Câu 7. Mùa xuân năm 40, lịch sử từng vang lên lời thề bất hủ của Hai Bà Trưng: “Một xin rửa sạch nước thù; Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng”. Nhưng trong khoảng gần 900 năm, từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu đến Lí Bí, Mai Thúc Loan,… đều chưa thực hiện được trọn vẹn lời thề ấy. Vậy cuối cùng, nhân vật nào đã hoàn thành trọn vẹn ước ước nguyện độc lập thiêng liêng của nhân dân Việt Nam?

 

A. Khúc Thừa Mỹ.

B. Ngô Quyền.

C. Dương Đình Nghệ.

D. Triệu Quang phục.

 

4. VẬN DỤNG CAO (7 câu)

Câu 1. Căn cư làng Giềng gắn với nghĩa quân của Dương Đình Nghệ thuộc địa phương:

A. Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.

B. Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.  

C. Huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.

D. Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.

Câu 2. Đền thờ và lăng mộ Ngô Quyền được xây dựng vào thời Nguyễn (thế kỉ XIX) thuộc địa phương:

A. Huyện Sơn Tây, thành phố Hà Nội ngày nay.

B. Huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.

C. Huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ngày nay.

D. Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay.

 

Câu 3. Tượng Khúc Thừa Dụ được đặt tại:

A. Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.

B. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ngày nay.

C. Huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương ngày nay.

D. Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội ngày nay.

 

Câu 4. Nhân vật được đánh giá là nhà cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là:

A. Lý Bí.

B. Khúc Thừa Dụ.

C. Khúc Hạo.

D. Dương Đình Nghệ.

 

Câu 5. Xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào mà trong 1000 năm Bắc thuộc người Việt mất nước nhưng không mất dân tộc?

A. Sự định hình của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

B. Ý thức tiếp thu có chọn lọc của người Việt.

C. Bộ máy cai trị của chính quyền trung quốc chỉ tới cấp huyện.

D. Có những khoảng thời gian độc lập ngắn để củng cố đất nước.

 

Câu 6. Những chiếc cọc gỗ ngầm của Ngô Quyền có điểm độc đáo là:

A. Được lấy từ gỗ cây lim.

B. Rất to và nhọn.

C. Đầu cọc gỗ được đẽo nhọn và bịt sắt.

D. Được lấy từ gỗ cây bạch đàn.

 

Câu 7. Kế sách nào của Ngô Quyền đã được quân dân nhà tiền Lê kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân xâm lược Tống (981)?

A. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.    

B. Vườn không nhà trống.

C. Tiên phát chế nhân.            

D. Đánh thành diệt viện.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay