Trắc nghiệm bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân
Toán 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích cho thầy cô. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Toán 6 kết nối tri thức
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1. Mặt bàn dưới đây hình gì?
A. Hình bình hành
B. Hình chữ nhật
C. Hình thang cân
D. Hình thoi
Câu 2. Giá treo đồ dưới đây có hình gì?
A. Hình bình hành
B. Hình chữ nhật
C. Hình thang cân
D. Hình thoi
Câu 3. Quốc kì Việt Nam có hình gì?
A. Hình bình hành
B. Hình chữ nhật
C. Hình thang cân
D. Hình thoi
Câu 4. Quan sát hình sau và cho biết hình nào là hình chữ nhật, hình nào là hình thoi?
A. Hình chữ nhật là hình a), Hình c) là hình thoi
B. Không có hình chữ nhật, Hình c) là hình thoi
C. Hình chữ nhật là hình a), không có hình thoi
D. Hình chữ nhật là hình b), Hình c) là hình thoi
Câu 5. Trong các hình sau đây, hình nào là hình chữ nhật?
A. Hình a) và Hình b)
B. Hình b) và Hình c)
C. Hình c) và Hình a)
D. Hình a), Hình b) và Hình c)
Câu 6. Hình nào dưới đây là hình thang cân?
A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4
Câu 7. Cho hình vẽ sau:
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. ABCD là hình thoi
B. ABCE là hình thang cân
C. ABCD là hình bình hành
D. ABCE là hình chữ nhật
Câu 8. Quan sát các các hình ảnh sau, đồ vật trong trong các bức ảnh nào có dạng hình bình hành?
A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4
Câu 9. Chọn đáp án đúng
A. Hình bình hành có các cặp cạnh đối song song và bằng nhau.
B. Hình bình hành có bốn cạnh bằng nhau.
C. Hình bình hành và hình thoi đều có bốn góc bằng nhau.
D. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau.
Câu 10. Cho hình bình hành ABCD, cặp cạnh song song với nhau là
A. AB và AD B. AD và DC C. BC và AD D. DC và BC
Câu 11. Chọn câu đúng?
A. Hình bình hành là hình vuông
B. Hình vuông là hình bình hành
C. Hình bình hành là hình chữ nhật
D. Hình bình hành là hình thang
Câu 12. Tứ giác dưới đây là hình thoi theo dấu hiệu nào?
A. Tứ giác có hai đường chéo vuông góc
B. Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau
C. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau
D. Tứ giác có hai đường chéo giao nhau tại trung điểm mỗi đường
Câu 13. Có bao nhiêu tính chất dưới đây là tính chất của hình thang cân?
a) Trong hình thang cân có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
b) Trong hình thang cân có hai đường chéo bằng nhau.
c) Trong hình thang cân có hai góc kề một đáy bằng nhau.
d) Trong hình thang cân có hai cặp cạnh đối song song với nhau.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 14. Hãy chọn câu sai.
A. Hình thang có một góc vuông là hình chữ nhật
B. Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật
C. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật
D. Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật
Câu 15. Trong những khẳng định sau, khẳng định nào sai?
A. Hình chữ nhật có bốn đỉnh
B. Hình thang cân có bốn cạnh
C. Hình có bốn đỉnh là hình bình hành
D. Hình thoi có hai cạnh đối song song
2. THÔNG HIỂU (13 câu)
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không có ở hình bình hành TQRS:
A. TQ = RS; QR = TS
B. TQ song song với RS; QR song song với TS
C. Góc T = góc R; Góc Q = góc S
D. QS vuông góc với RT tại O
Câu 2. Hãy chọn câu sai. Cho ABCD là hình chữ nhật có O là giao điểm hai đường chéo. Khi đó
A. AO = OB
B. AB = CD; AD = BC
C. AC = BD
D. OC > OD
Câu 3. Tìm phát biểu sai?
A. Trong hình bình hành, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
B. Trong hình chữ nhật, bốn góc bằng nhau và bằng 90⁰
C. Trong hình thoi, hai đường chéo bẳng nhau
D. Trong hình thang cân, hai góc kề một đáy bằng nhau
Câu 4. Hãy chọn câu đúng. Tứ giác ABCD là hình bình hành nếu.
A. Góc A = Góc C
B. AB // CD
C. AB = CD, BC = AD
D. BC = AD
Câu 5. Phát biểu nào dưới đây là đúng về hình thoi?
A. Hình thoi có bốn góc bằng nhau.
B. Hình thoi có hai đường chéo vuông góc.
C. Hình thoi có hai góc kề một cạnh bằng nhau.
D. Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau.
Câu 6. Các bước vẽ hình bình hành DEFG có DE = 4cm; EF = 3cm như sau:
Bước 1. Vẽ đoạn DE = 3cm.
Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua E. Trên đường thẳng này lấy điểm F sao cho EF = 3cm.
Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua D và song song với EF. Trên đường thẳng này lấy điểm G sao cho DG = EF = 3cm.
Bước 4. Nối điểm G với điểm F lại ta được hình bình hành DEFG.
Trong các bước vẽ trên có bao nhiêu bước làm đúng?
A. 1 B. 0 C. 2 D. 4
Câu 7. Số hình thoi có trong hình bên là
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 8. Trong hình sau có bao nhiêu hình thoi?
A. 16 B. 20 C. 24 D. 26
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hình bình hành là hình thang cân.
B. Hình chữ nhật là hình thang cân.
C. Hình thoi là hình thang cân.
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 10. Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 5cm, BC = 2cm thì
A. CD = 5cm B. CD = 2cm C. CD = 7cm D. CD = 3cm
Câu 11. Chọn phát biểu đúng nhất
A. Trong hình thang cân, hai cạnh bên bằng nhau.
B. Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.
C. Trong hình thang cân, hai đường chéo bằng nhau.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 12. Tìm phát biểu đúng
A. Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình chữ nhật
B. Tứ giác có bốn góc bằng nhau và bằng 90⁰ là hình chữ nhật
C. Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật
D. Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình chữ nhật
Câu 13. Cho hình thoi ABCD với O là giao điểm của hai đường chéo. Biết AB = 4cm. Tính độ dài của BC, CD, AD.
A. 4cm B. 6cm C. 2cm D. 8cm
3. VẬN DỤNG (8 câu)
Câu 1. Cho hình thang cân EFGH, biết chu vi hình thang là 68 cm, chiều dài 2 cạnh đáy lần lượt là 20 cm và 26 cm. Tính chiều dài cạnh bên của hình thang
A. 12 cm B. 9 cm C. 11 cm D. 10 cm
Câu 2. Từ hai tam giác vuông giống nhau ghép chúng lại có thể tạo thành:
A. Một hình chữ nhật.
B. Một hình bình hành.
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng
Câu 3. Hình bình hành ABCD có chu vi là 24 cm, biết độ dài cạnh AB là 4cm. Độ dài cạnh BC của hình bình hành đó là:
A. 6 cm B. 8 cm C. 10 cm D. 12 cm
Câu 4. Cho hình bình hành có chu vi là 480 cm, độ dài một cạnh gấp 5 lần cạnh kia. Tính chiều dài các cạnh của hình bình hành đó.
A. 200cm và 40 cm.
B. 400 cm và 96 c
C. 800 cm và 160 cm
D. 400 cm và 80 cm
Câu 5. Hai đường chéo của hình thoi có độ dài là 160cm và 120 cm (Hình 47). Tính chiều cao của hình thoi, biết tỉ số giữa chiều cao và độ dài cạnh hình thoi là 24:25.
A. 16 cm B. 36 cm C. 72 cm D. 96 cm
Câu 6. Người ta muốn đặt một trạm biến áp để đưa điện về bốn ngôi nhà. Phải đặt trạm biến áp ở vị trí nào để khoảng cách từ trạm biến áp đến bốn ngôi nhà bằng nhau, biết rằng bốn ngôi nhà đó nằm ở vị trí bốn đỉnh của một hình chữ nhật (như hình vẽ)?
A. Vị trí F
B. Vị trí E
C. Vị trí H
D. Vị trí I
Câu 7. Bạn Hoa làm một khung ảnh có dạng hình chữ nhật PQRS với PQ = 18 cm và PS = 24cm. Độ dài viền khung ảnh bạn Hoa đã làm là:
A. 42 cm B. 84 cm C. 40 cm D. 80 cm
Câu 8. Ghép hai hình thang cân có số đo đáy nhỏ bằng số đo cạnh bên sao cho hai đáy lớn chạm nhau, ta được hình gì?
A. Hình lục giác đều
B. Hình vuông
C. Hình tam giác đều
D. Hình ngũ giác