Trắc nghiệm bài 23: Mở rộng phân số. Phân số bằng nhau
Toán 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 23: Mở rộng phân số. Phân số bằng nhau. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích cho thầy cô. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Toán 6 kết nối tri thức
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
1. NHẬN BIẾT (16 câu)
Câu 1. Phân số âm tám phần chín là
A. $\frac{8}{9}$ B. $\frac{-9}{8}$ C. $\frac{-8}{9}$ D. -8,9
Câu 2. Phần không tô màu trong hình biểu diễn phân số nào?
A. $\frac{1}{3}$ B. $\frac{1}{4}$ C. $\frac{3}{4}$ D. $\frac{-3}{4}$
Câu 3. Phần tô màu trong hình sau biểu diễn phân số nào?
A. $\frac{1}{2}$ B. $\frac{1}{4}$ C. $\frac{3}{4}$ D. $\frac{5}{8}$
Câu 4. Tử số của phân số $\frac{-12}{2021}$ là
A. -12 B. 2 021 D. - 2 021 D. 12
Câu 5. Viết phép chia sau dưới dạng phân số (-7): 22
A. $\frac{-7}{-22}$ B. $\frac{-22}{7}$ C. $\frac{7}{22}$ D. $\frac{-7}{22}$
Câu 6. Trong các cách viết sau đây, cách viết nào cho ta phân số?
A. $\frac{21}{0}$ B. $\frac{-22}{39}$ C. $\frac{3}{0,75}$ D. $\frac{5,2}{24,7}$
Câu 7. Phân số nào dưới đây bằng phân số $\frac{-2}{5}$?
A. $\frac{4}{10}$ B. $\frac{6}{-15}$ C. $\frac{6}{15}$ D. $\frac{-4}{-10}$
Câu 8. Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Mọi số nguyên đều có thể viết được dưới dạng phân số
B. Hai phân số $\frac{a}{b}$và $\frac{c}{d}$ được gọi là bằng nhau khi a. d = b. c
C. Trong phân số $\frac{a}{b}$ (a, b ∈ Z, b ≠ 0), a được gọi là tử số, b là mẫu số
D. Tất cả đáp án trên
Câu 9. Số nguyên a viết dưới dạng phân số ta được
A. $\frac{a}{1}$ B. $\frac{1}{a}$ C. $\frac{0}{a}$ D. $\frac{a}{0}$
Câu 10. Cho số nguyên a, cách viết nào sau đây sai?
A. $\frac{a}{1}$= a B. $\frac{a}{a}$ = 1 (a ≠ 0) C. $\frac{a}{0}$ = a D. $\frac{0}{a}$ = 0
Câu 11. Phân số $\frac{-7}{20}$ được đọc là
A. Bảy phần hai mươi
B. Âm hai mươi phần bảy
C. Âm bảy phần hai mươi
D. Hai mươi phần bảy
Câu 12. Phân số có tử số bằng -10, mẫu số bằng 17 được viết là
A. $\frac{-17}{10}$ B. $\frac{10}{17}$ C. $\frac{-10}{17}$ D. $\frac{17}{10}$
Câu 13. Phân số $\frac{a}{b}$ là phân số tối giản khi ƯC (a; b) bằng
A. {1; -1}
B. {2}
C. {1; 2}
D. {1; 2; 3}
Câu 14. Phân số nào dưới đây là phân số tối giản?
A. $\frac{7}{42}$ B. $\frac{-17}{34}$ C. $\frac{11}{-96}$ D. $\frac{-5}{-15}$
Câu 15. Chọn câu sai. Với a; b; m ∈ Z, b; m ≠ 0 thì
A. $\frac{a}{b}$= $\frac{a.m}{b.m}$
B. $\frac{a}{b}$= $\frac{a+m}{b+m}$
C. $\frac{a}{b}$= $\frac{-a}{-b}$
D. $\frac{a}{b}$= $\frac{a:n}{b:n}$ với n là ước chung của a, b
Câu 16. Nếu chia cả tử và mẫu của phân số cho ước chung lớn nhất của chúng, ta sẽ được
A. Phân số không tối giản
B. Phân số có tử lớn hơn mẫu
C. Phân số tối giản
D. Phân số có tử bằng mẫu
2. THÔNG HIỂU (15 câu)
Câu 1. Tìm số nguyên x biết $\frac{35}{15}$= $\frac{x}{3}$
A. x = 6 B. x = 5 C. x = 7 D. x = 15
Câu 2. Cho tập A = {1; -2; 3; 4}. Có bao nhiêu phân số có tử số và mẫu số thuộc A mà có tử số khác mẫu số và tử số trái dấu với mẫu số?
A. 6 B. 3 C. 12 D. 9
Câu 3. Viết 20 dm2 dưới dạng phân số với đơn vị là m2
A. $\frac{100}{20}$m2 B. $\frac{20}{100}$ m2 C. $\frac{20}{10}$ m2 D. $\frac{20}{1000}$ m2
Câu 4. Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về phân số?
A. Phân số nhỏ hơn 0 được gọi là phân số âm
B. Phân số lớn hơn 0 được gọi là phân số dương
C. Không tồn tại phân số có mẫu số bằng 0
D. Tất cả đáp án trên
Câu 5. Tìm x biết $\frac{-5}{14}$ = $\frac{20}{6-5x}$
A. x = 10
B. x = −10
C. x = 5
D. x = 6
Câu 6. Cho các phân số: $\frac{15}{60}$; $\frac{-7}{5}$; $\frac{6}{15}$; $\frac{28}{-20}$; $\frac{3}{12}$. Số cặp phân số bằng nhau trong những phân số trên là:
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
Câu 7. Điền số thích hợp vào chỗ chấm $\frac{-15}{90}$= $\frac{5}{...}$
A. 20 B. -30 C. -60 D. 40
Câu 8. Chọn câu sai
A. $\frac{-42}{-49}$= $\frac{6}{7}$ B. $\frac{26}{-40}$ = $\frac{-13}{20}$ C. $\frac{-16}{60}$ = $\frac{-4}{15}$ D. $\frac{45}{135}$ = $\frac{1}{3}$
Câu 9. Tìm số a; b biết $\frac{24}{56}$=$\frac{a}{7}$ =$\frac{-111}{b}$
A. a = 3, b = -259
B. a = -3, b = -259
C. a = 3, b = 259
D. a = -3, b = 259
Câu 10. Nhân cả tử số và mẫu số của phân số $\frac{14}{23}$ với số nào để được phân số $\frac{168}{276}$
A. 14 B. 23 C. 12 D. 22
Câu 11. Viết một phân số mới bằng phân số $\frac{4}{7}$ sao cho mẫu của phân số mới gấp 9 lần mẫu của phân số cũ
A. $\frac{36}{63}$ B. $\frac{63}{36}$ C. $\frac{-36}{63}$ D. $\frac{-63}{-36}$
Câu 12. Tìm số x, y biết: $\frac{-3}{6}$= $\frac{x}{-2}$ = $\frac{-18}{y}$
A. x = 1; y = 36
B. x = 1; y = -36
C. x = -1; y = 36
D. x = -1; y = -36
Câu 13. Rút gọn phân số $\frac{900}{600}$về dạng phân số tối giản ta được
A. $\frac{2}{3}$ B. $\frac{3}{2}$ C. $\frac{9}{6}$ D. $\frac{-9}{-6}$
Câu 14. Rút gọn phân số $\frac{(-2).3+6.5}{9.6}$ về dạng phân số tối giản có mẫu số là
A. 54 B. $\frac{4}{9}$ C. -4 D. 9
Câu 15. Tìm x biết $\frac{5959}{9595}$= $\frac{x}{95}$
A. x = 95 B. x = 101 C. x = 59 D. x = -95
3. VẬN DỤNG (10 câu)
Câu 1. Tìm x biết $\frac{-5}{-14}$= $\frac{20}{6 - 5x}$
A. x = 10 B. x = 5 C. x = -10 D. x = 6
Câu 2. Tìm phân số có giá trị bằng $\frac{198}{234}$, biết rằng tổng tử số và mẫu số của phân số đó bằng -72
A. $\frac{33}{39}$ B. $\frac{-33}{-39}$ C. $\frac{-39}{-33}$ D. $\frac{39}{33}$
Câu 3. Rút gọn phân số sau $\frac{(-3). 5. (-7)}{6. 7. 10}$
A. $\frac{1}{2}$ B. $\frac{1}{4}$ C. $\frac{2}{4}$ D. $\frac{3}{7}$
Câu 4. Cho đẳng thức 4. (-7) = (-2). 14, có thể lập được bao nhiêu phân số bằng nhau mà có mẫu đều dương?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5. Cho đẳng thức 4. (-7) = (-2). 14, có thể lập được bao nhiêu phân số bằng nhau mà có một mẫu dương, một mẫu âm?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 6. Tìm phân số bằng phân số $\frac{200}{520}$ mà có tổng của cả tử và mẫu bằng 306.
A. $\frac{85}{221}$ B. $\frac{100}{260}$ C. $\frac{200}{520}$ D. $\frac{84}{222}$
Câu 7. Chị Hoa là công nhân lắp ráp đồ chơi, cứ sau 45 phút sẽ hoàn thành một sản phẩm. Hỏi sau 15 phút, chị Hoa làm được bao nhiêu phần sản phẩm?
A. $\frac{2}{3}$ B. $\frac{1}{3}$ C. $\frac{1}{4}$ D. $\frac{1}{2}$
Câu 8. Cô giáo giao bài tập Tết về nhà gồm 21 bài tập. Lan đã hoàn thành 15 bài. Hỏi Lan cần phải hoàn thành nốt bao nhiêu phần số bài tập đã được giao?
A. $\frac{5}{7}$ B. $\frac{7}{5}$ C. $\frac{2}{7}$ D. $\frac{3}{7}$
Câu 9. Lớp 6A có 45 học sinh, số học sinh giỏi là 20 em, số học sinh khá là 15 em và số học sinh trung bình là 5 em. Hỏi số học sinh giỏi chiếm bao nhiêu phần số học sinh cả lớp?
A. $\frac{1}{9}$ B. $\frac{1}{3}$ C. $\frac{4}{9}$ D. $\frac{3}{5}$
Câu 10. Số học sinh khối 6 của một trường Trung học cơ sở là 128 học sinh. Trong đó, lớp 6A có 40 em, lớp 6B là 45 em, lớp 6C là 43 em. Hỏi lớp 6A chiếm bao nhiêu phần số học sinh của toàn khối?
A. $\frac{43}{128}$ B. $\frac{45}{128}$ C. $\frac{11}{16}$ D. $\frac{5}{16}$
4. VẬN DỤNG CAO (7 câu)
Câu 1. Tìm số nguyên x biết rằng $\frac{x}{3}$= $\frac{27}{x}$và x > 0
A. x = 81 B. x = -81 C. x = -9 D. x = 9
Câu 2. Biểu thức $\frac{5^{12}.3^{9}-5^{10}.3^{11}}{5^{10}.3^{10}}$ sau khi đã rút gọn có mẫu số dương là
A. 3 B. 16 C. D.
Câu 3. Sau khi rút gọn phân số $\frac{5^{11}.7^{12}+5^{11}.7^{11}}{5^{12}.7^{12}+9.5^{11}.7^{11}}$ ta được phân số . Tính tổng a + b
A. 8 B. 13 C. 26 D. 52
Câu 4. Cho M = $\frac{1.3.5.7...39}{21.22.23...40}$và N = $\frac{1.3.5.(2n-1)}{(n+1)(n+2)(n+3)...2n}$ với n ∈ N*. Chọn câu đúng
A. M = $\frac{1}{2^{20}}$; N = $\frac{1}{2^{n}}$
B. M = $\frac{1}{2^{25}}$; N = $\frac{1}{2^{n+1}}$
C. M = $\frac{1}{2^{20}}$; N = $\frac{1}{2^{2n}}$
D. M = $\frac{1}{2^{21}}$; N = $\frac{1}{2^{n+1}}$
Câu 5. Viết dạng tổng quát của các phân số bằng với phân số $\frac{-12}{40}$
A. $\frac{-3k}{10k}$, k ∈ Z
B. $\frac{-3k}{10}$, k ∈ Z, k ≠ 0
C. $\frac{-3k}{10k}$, k ∈ Z, k ≠ 0
D. $\frac{-3}{10}$
Câu 6. Tìm phân số tối giản $\frac{a}{b}$biết rằng lấy tử số cộng với 6, lấy mẫu số cộng với 14 thì được phân số $\frac{3}{7}$ .
A. $\frac{4}{5}$ B. $\frac{7}{3}$ C. $\frac{3}{7}$ D. $\frac{-3}{7}$
Câu 7. Cho các phân số $\frac{6}{n+8}$; $\frac{7}{n+9}$; $\frac{8}{n+10}$; ...; $\frac{35}{n+37}$. Tìm số tự nhiên n nhỏ nhất để các phân số trên tối giản.
A. 35 B. 34 C. 37 D. 36