Trắc nghiệm bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới

Địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới
Trắc nghiệm bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới

1. NHẬN BIẾT (11 câu)

Câu 1. Dân số là

A. tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định.

B. tập hợp của những con người cùng chung sắc tộc, màu da.

C. tập hợp những người trong cùng dòng tộc.

D. tập hợp những người cùng sản xuất, kinh doanh trong một lĩnh vực.

 

Câu 2. Mật độ dân số của một khu vực được tính như thế nào?

A. Lấy số dân của một hộ gia đình trong vùng chia cho diện tích sinh sống

B. Lấy tổng số dân trong khu vực chia cho diện tích khu vực đó

C. Lấy tổng số dân chia cho tổng số hộ gia đình trong khu vực

D. Đáp án khác.

 

Câu 3. Châu lục nào có số dân ít nhất (so với toàn thế giới)?

A. Châu Á.

B. Châu Âu.

C. Châu Phi.

D. Châu Đại Dương.

 

Câu 4. Ở châu Phi, dân cư tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

A. Đông Phi.

B. Tây Phi.

C. Bắc Phi.

D. Nam Phi.

 

Câu 5. Ở châu Á, dân cư tập trung đông ở khu vực nào?

A. Tây Á.

B. Trung Á.

C. Bắc Á.

D. Đông Á.

 

Câu 6. Khu vực nào sau đây có dân cư thưa thớt? 

A. Nam Á.

B. Tây Âu.

C. Bắc Á.

D. Bra-xin.

 

Câu 7. Năm 2018 dân số thế giới khoảng

A. 6,7 tỉ người. 

B. 7,2 tỉ người.

C. 7,6 tỉ người.

D. 6,9 tỉ người.

 

Câu 8. Châu lục nào sau đây tập trung đông dân nhất thế giới?

A. Châu Á.

B. Châu Mĩ.

C. Châu Âu.

D. Châu Phi.

 

Câu 9. Dân cư thường tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

A. Miền núi, mỏ khoáng sản.

B. Vùng đồng bằng, ven biển.

C. Các thung lũng, hẻm vực.

D. Các ốc đảo và cao nguyên.

 

Câu 10. Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?

A. Các trục giao thông.

B. Đồng bằng, trung du.

C. Ven biển, ven sông.

D. Hoang mạc, hải đảo.

 

Câu 11. Đơn vị tính mật độ dân số là:

A. người/m2

B. người/ha

C. người/km2

D. người/hộ gia đình

 

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1. Theo em các nước truyền thống Đông Á thường có tỉ lệ nam cao hơn nữ là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Chiến tranh nhiều nam ra trận.

B. Tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam.

C. Chuyển cư sang các nước công nghiệp.

D. Tâm lý xã hội và phong tục tập quán.

 

Câu 2. Theo em, kết cấu dân số theo khu vực kinh tế là một thước đo của

A. Đặc điểm sinh tử của dân số.

B. Tổ chức đời sống xã hội.

C. Trình độ phát triển kinh tế

D. Trình độ quản lí nhà nước.

 

Câu 3. Em hãy cho biết cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá

A. trình độ dân trí của một quốc gia.

B. tình hình dân số của một quốc gia.

C. chất lượng cuộc sống của một quốc gia.

D. trình độ phát triển của một quốc gia.

 

Câu 4. Theo em dân số Hoa Kì ngày càng tăng, chủ yếu do đâu?

A. chính sách khuyến khích sinh đẻ.

B. tỉ suất tử giảm mạnh.

C. tỉ suất gia tăng tự nhiên cao.

D. tỉ lệ người nhập cư ngày càng lớn.

 

Câu 5. Đâu không được xem là nguyên nhân làm cho khu vực phía Đông Trung Quốc dân cư tập trung đông hơn phía Tây?

A. Có các đồng bằng lớn.

B. Là khu vực thượng lưu của các dòng sông.

C. Khí hậu ít khắc nghiệt hơn khu vực phía Tây.

D. Vị trí nằm giáp biển.

 

Câu 6. Khu vực châu Âu có mật độ dân số cao nguyên nhân được cho chủ yếu do?

A. khí hậu ấm áp, nguồn nước dồi dào.

B. có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ.

C. tập trung nhiều dầu khí nhất trên thế giới.

D. nền kinh tế phát triển mạnh, nhiều trung tâm kinh tế lớn.

 

Câu 7. Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới nguyên nhân được cho không phải do

A. nền kinh tế phát triển mạnh, nhiều trung tâm kinh tế lớn.

B. điều kiện tự nhiên thuận lợi.

C. nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.

D. lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

 

Câu 8. Lãnh thổ phía Bắc Phi có dân cư thưa thớt nguyên nhân được cho chủ yếu do đâu?

A. địa hình núi cao hiểm trở.

B. khí hậu lạnh giá, băng tuyết bao phủ.

C. khu vực hoang mạc khô hạn.

D. khu vực có nhiều động đất, núi lửa.

 

Câu 9. Lãnh thổ phía Bắc của Nga có dân cư thưa thớt, nguyên nhân chủ yếu do?

A. địa hình núi cao hiểm trở.

B. khí hậu lạnh giá, băng tuyết bao phủ.

C. khu vực hoang mạc khô hạn.

D. khu vực có nhiều động đất, núi lửa.

 

3. VẬN DỤNG (11 câu)

Câu 1. Siêu đô thị Bắc Kinh thuộc quốc gia nào dưới đây?

 

A. Nhật Bản.

B. Trung Quốc.

C. Hàn Quốc.

D. Triều Tiên.

 

Câu 2. Châu lục nào sau đây tập trung nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới?

A. Châu Âu.

B. Châu Á.

C. Châu Mĩ.

D. Châu Phi.

 

Câu 3. Siêu đô thị nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Cai-rô.

B. Niu Đê-li.

C. Tô-ky-ô.

D. Mum-bai.

 

Câu 4. Chức năng hoạt động kinh tế ở đô thị chủ yếu là

A. công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

B. dịch vụ, xây dựng, thủ công nghiệp.

C. dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.

D. nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

 

Câu 5. Dựa vào hình sau, chi biết, các khu vực có mật độ dân số trên 250 người/km2 là:

A. Nam Á, Đông Á, Tây Âu, Đông Nam Hoa Kỳ

B. Tây Âu, Bắc Âu, Đông Nam Hoa Kỳ

C. Bắc Mỹ, Bắc Phi, Châu Đại Dương

D. A và B

 

Câu 6. Phần lớn diện tích châu Mỹ có mật độ dân số

A. dưới 5 người/km².                         

B. từ 5 đến 25 người/km²

C. từ 26 đến 250 người/km²               

D. trên 250 người/km²

 

Câu 7. Phần lớn khu vực phía bắc châu Phi có mật độ dân số

A. dưới 5 người/km²                             

B. từ 5 đến 25 người/km²

C. từ 26 đến 250 người/km²                 

D. trên 250 người/km²

 

Câu 8. Phần lớn diện tích đất nước Ấn Độ có mật độ dân số

A. dưới 5 người/km²                           

B. từ 5 đến 25 người/km²

C. từ 26 đến 250 người/km²                 

D. trên 250 người/km²

 

Câu 9. Phần lớn diện tích nước Việt Nam có mật độ dân số

A. dưới 5 người/km²                             

B. từ 5 đến 25 người/km²

C. từ 26 đến 250 người/km²                 

D. trên 250 người/km²

 

Câu 10. Thành phố nào sau đây không phải là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới?

A. Thượng Hải

B. Niu Đê-li

C. Tô-ky-ô 

D. Hà Nội

 

Câu 11. Dựa vào biểu đồ, cho biết các giai đoạn sau đây, giai đoạn nào dân số tăng nhanh nhất.

A. Từ năm 1804 đến năm 1927.             

B. Từ năm 1927 đến năm 1960.

C. Từ năm 1960 đến năm 2011.              

D. Từ năm 1927 đến năm 1987.

 

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1. Các quốc gia châu Âu có tỉ lệ lao động khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ cao. Điều này thể hiện đặc điểm gì của nền kinh tế?

A. Nền kinh tế phát triển ở trình độ trung bình

B. Nền kinh tế phát triển ở trình độ cao

C. Nền kinh tế phát triển không cân đối

D. Nền kinh tế phát triển không ổn định

 

Câu 2. Vì sao dân cư phân bố không đều trên lãnh thổ Trung Quốc?

A. Khu vực phía Đông Trung Quốc có các đồng bằng lớn, vị trí giáp biển, thuận lợi để phát triển kinh tế nên khu vực này thường tập trung đông dân cư.

B. Ở phía Tây lãnh thổ Trung Quốc chủ yếu là núi và sơn nguyên, khí hậu khô hạn nên phân bố dân cư thưa thớt.

C. Khu vực phía Tây là thượng lưu của các dòng sông lớn, tập trung nhiều khoáng sản nên dân cư đông đúc.

D. A và B

 

Câu 3. Đâu không phải là hệ quả của quá trình gia tăng dân số quá nhanh?

A. Kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế

B. Tỉ lệ thất nghiệp cao

C. Mức sống của người dân tăng cao

D. Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên

 

Câu 4. Quốc gia nào sau đây không có 2 thành phố nằm trong danh sách mười thành phố đông dân nhất thế giới năm 2018?

A. Nhật Bản

B. Trung Quốc

C. Mỹ

D. Ấn Độ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay