Trắc nghiệm bài 29: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững

Địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 29: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1. Môi trường tự nhiên là:

A. tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh chúng ta, bao gồm tất cả các sinh vật sống và không sống xuất hiện tự nhiên trên Trái Đất (đất, nước, không khí, sinh vật,…).

B. Các yếu tố như đất, nước, không khí, tác động trực tiếp đến cuộc sống con người.

C. Các hiện tượng tự nhiên xảy ra hàng ngày

D. Nơi sinh sống của con người và sinh vật trên Trái Đất.

 

Câu 2. Tài nguyên thiên nhiên là

A. Tất cả các thành phần tự nhiên có trên Trái Đất.

B. Các thành phần của tự nhiên có tác động đến cuộc sống của con người.

C. Các thành phần của tự nhiên được sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng của con ngườ.

D. Tất cả những gì có trong tự nhiên, đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

 

Câu 3. Em hãy cho biết phát triển bền vững là?

A. Sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại.

B. Sự phát triển không làm tổn hại đến nhu cầu các thế hệ tương lai

C. A và B đúng

D. A và B sai

 

Câu 4. Mục tiêu của phát triển bền vững là đảm bảo cho con người có

A. sức khỏe, tuổi thọ con người ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh.

B. đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh.

C. môi trường sống an toàn bền vững, lành mạnh và tuổi thọ ngày càng cao.

D. đời sống vật chất, tinh thần ngày càng đầy đủ tiện nghi, an toàn bền lâu.

 

Câu 5. Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên vô tận?

A. Năng lượng Mặt Trời, không khí.

B. Thổ nhưỡng, không khí, địa hình.

C. Không khí, khoáng sản và nước.

D. Năng lượng Mặt Trời, khoáng sản.

 

Câu 6. Môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nên chúng ta cần phải

A. bảo vệ môi trường sống.

B. sử dụng tiết kiệm tài nguyên.

C. tạo ra các môi trường mới.

D. hạn chế khai thác tài nguyên.

 

Câu 7. Hội nghị nào sau đây thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường?

A. Hội nghị Cộng đồng châu Âu.

B. Hội nghị Thượng đỉnh G20.

C. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất.

D. Hội nghị các nước ASEAN.

 

2. THÔNG HIỂU (11 câu)

Câu 1. Bảo vệ tự nhiên không có ý nghĩa trong việc:

A. hạn chế suy thoái môi trường.

B. giữ gìn sự đa dạng sinh học.

C. mở rộng diện tích đất, nước.

D. ngăn chặn ô nhiễm tự nhiên.

 

Câu 2. Nguyên nhân cơ bản nhiệt độ Trái Đất hiện nay ngày càng tăng lên là do

A. hiệu ứng nhà kính.

B. sự suy giảm sinh vật.

C. mưa acid, băng tan.

D. ô nhiễm môi trường.

 

Câu 3. Mục tiêu của phát triển bền vững không có khía cạnh nào sau đây?

A. Xã hội.

B. Đô thị hóa.

C. Kinh tế.

D. Môi trường.

 

Câu 4. Cơ sở của phát triển bền vững không phải là

A. bảo tồn tính đa dạng sinh học và quản lí tốt phương thức sản xuất.

B. bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, phục hồi môi trường đã suy thoái.

C. sử dụng tối đa, khai thác nhiều tài nguyên không thể tái tạo được.

D. giảm đến mức thấp nhất của sự cạn kiệt tài nguyên và môi trường.

 

Câu 5. Nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở nước ta không phải là

A. hạn chế phát triển công nghiệp để giảm phát khí thải.

B. phát triển đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng.

C. đảm bảo công bằng cho nhu cầu hiện tại và tương lai.

D. con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.

 

Câu 6. Theo em đâu không phải là biện pháp quan trọng góp phần khắc phục trực tiếp những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra trong sản xuất nông nghiệp?

A. Làm thủy lợi.

B. Trồng rừng che phủ đất.

C. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi.

D. Phát triển công nghiệp chế biến.

 

Câu 7. Theo em nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xói mòn đất ở môi trường xích đạo ẩm là?

A. mất lớp phủ thực vật trong điều kiện nhiệt độ cao, lượng mưa lớn.

B. con người sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác.

C. sông ngòi lớn, dòng chảy mạnh.

D. địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn.

 

Câu 8. Đặc điểm không đúng về sản xuất nông nghiệp ở đới nóng là?

A. Vùng thuận lợi cho sản xuất cây lương thực (đặc biệt cây lúa nước) và cây công nghiệp.

B. Các cây công nghiệp nhiệt đới rất phong phú (cà phê, cao su, mía,..).

C. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

D. Phổ biến hình thức chăn thả dê, cừu, trâu, bò trên các đồng cỏ.

 

Câu 9. Tại sao cần bảo vệ tự nhiên?

A. Góp phần giữ gìn sự đa dạng sinh học

B. Ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên

C. Bảo vệ không gian sống của con người

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 10. Vì sao cần khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên?

A. Đảm bảo nguồn tài nguyên cho sinh hoạt và sản xuất của con người trong hiện tại cũng như trong tương lai.

B. Sử dụng tài nguyên không hợp lí

C. Tài nguyên là vô hạn không cần tiết kiệm

D. Chất lượng tài nguyên thay đổi

 

Câu 11. Có thể gối vụ, xen canh nhiều loại cây trồng quanh năm ở môi trường xích đạo ẩm là nhờ?

A. lượng mưa lớn.

B. nhiệt độ và độ ẩm cao.

C. đất đai màu mỡ, đa dạng.

D. đồng bằng rộng lớn.

 

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1.Công nghiệp khai thác khoáng sản phát triển mạnh ở đâu?

A. Đông Bắc Hoa Kì, vùng U-ran và Xi-bia của Liên Bang Nga.

B. Phần Lan, Ca-na-đa.

C. Tây Âu, ven Địa Trung Hải.

D. Đông Á, Đông Nam Hoa Kỳ.

 

Câu 2. Đối với tài nguyên khoáng sản cần khai thác thông minh như thế nào?

A. Sử dụng thoải mái đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế

B. Sử dụng tiết kiệm đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế

C. Sử dụng tiết kiệm

D. Sản xuất các vật liệu thay thế

 

Câu 3. Hoạt động nào sau đây không phải một biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên?

A. Xây dựng và phổ cập các mô hình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

B. Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời.

C. Vừa sử dụng, vừa khôi phục, tái tạo đất trồng.

D. Chặt phá rừng để lấy gỗ, lấy đất canh tác.

 

Câu 4. Việc làm nào sau đây không mang ý nghĩa bảo vệ môi trường?

A. Sử dụng phương tiện công cộng

B. Hạn chế sử dụng túi ni-lông

C. Sử dụng nhiều đồ nhựa dùng một lần

D. Sử dụng tiết kiệm điện, nước

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1. Thử thách lớn nhất của loài người trong quá trình phát triển hiện nay là

A. Xung đột chính trị xảy ra khắp nơi và nạn di cư, di dân mạnh.

B. Tài nguyên bị cạn kiệt, trong khi sản xuất không ngừng mở rộng.

C. Bệnh dịch, nạn thiếu lương thực ngày càng tăng ở nhiều nước.

D. Ô nhiễm môi trường nước và không khí ngày càng tăng nhanh.

 

Câu 2. Theo em, hậu quả của việc canh tác nông nghiệp bất hợp lí đối với thế hệ tương lai là gì?

A. Đất bạc màu, khó canh tác, chất lượng cây trồng bị suy giảm

B. Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, ô nhiễm mạch nước ngầm

C. Cả A và B

D. Tạm thời chưa có ảnh hưởng gì lớn đến thế hệ sau

 

Câu 3. Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết, vùng biển nào đang là vùng biển ô nhiễm nhất thế giới?

A. Biển Thái Bình Dương

B. Biển Đại Tây Dương

C. Biển Địa Trung Hải

D. Biển Chết

 

Câu 4. Cư dân biển nước ta đang có xu hướng đẩy mạnh đánh bắt xa bờ là do

A. Thủy sản xa bờ có giá trị cao hơn.

B. Thủy sản xa bờ dễ tiêu thụ hơn

C. Thủy sản ven bờ suy giảm nghiêm trọng.

D. Thủy sản ven bờ chỉ tiêu thụ trong nước.

 

Câu 5. Diện tích đất ở các vùng khí hậu nhiệt đới khô ngày càng bị sa mạc hoá chủ yếu do

A. Bị rửa trôi xói mòn.

B. Đốt rừng làm rẫy.

C. Thiếu công trình thuỷ lợi.

D. Không có người sinh sống.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay