Trắc nghiệm bài 36: Góc
Toán 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 36: Góc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích cho thầy cô. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Toán 6 kết nối tri thức
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1. Chọn câu sai
A. Góc là hình gồm hai tia chung gốc
B. Hai tia chung gốc tạo thành góc bẹt
C. Hai góc bằng nhau có số đo bằng nhau
D. Hai góc có số đo bằng nhau thì bằng nhau
Câu 2. Cho hình vẽ sau, chọn câu đúng
A. $\angle$xOy, đỉnh O, cạnh Ox và Oy
B. $\angle$xyO, đỉnh O, cạnh Ox và Oy
C. $\angle$Oxy, đỉnh O, cạnh Ox và Oy
D. $\angle$xOy, đỉnh y, cạnh Ox và Oy
Câu 3. Kể tên các góc có trên hình vẽ
A. $\widehat{MON}$
B. $\widehat{MON}$ ; $\widehat{NOP}$ ; $\widehat{MOP}$
C. $\widehat{MON}$ ; $\widehat{NOP}$
D. $\widehat{MON}$ ; $\widehat{MOP}$
Câu 4. Kể tên tất cả các góc có một cạnh là Om có trên hình vẽ sau
A. $\widehat{xOm}$; $\widehat{mOn}$
B. $\widehat{mOn}$
C. $\widehat{xOm}$ ; $\widehat{mOn}$; $\widehat{mOy}$ ; $\widehat{xOy}$
D. $\widehat{xOm}$ ; $\widehat{mOn}$ ; $\widehat{mOy}$
Câu 5. Cho hình vẽ sau, hãy liệt kê các góc đỉnh C trong hình
A. $\widehat{ACB}$
B. $\widehat{ACB}$ ; $\widehat{ADC}$; $\widehat{ABC}$
C. $\widehat{ACB}$; $\widehat{ACD}$; $\widehat{BCD}$
D. $\widehat{ACD}$; $\widehat{BCD}$
Câu 6. Kể tên các cạnh của góc xOz
A. Ox và Oy B. Oy và Oz C. Ox và Oz D. Đáp án khác
Câu 7. Cho hình vẽ sau, chọn câu đúng
A. $\widehat{BAC}$ , đỉnh A, cạnh AB và AC
B. $\widehat{BCA}$ , đỉnh A, cạnh AB và AC
C. $\widehat{ABC}$ , đỉnh B, cạnh AB và AC
D. $\widehat{BAC}$ , đỉnh C, cạnh AB và AC
Câu 8. Hình vẽ dưới đây có bao nhiêu góc tất cả?
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 9. Các điểm nằm trong góc mOn trong hình là
A. Điểm A, B
B. Điểm A, B, C
C. Điểm B, C
D. Điểm A
Câu 10. Điểm trong của góc xOy trong hình vẽ là
A. Điểm N
B. Điểm M và N
C. Điểm M
D. Đáp án khác
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1. Cho 9 tia chung gốc (không có tia nào trùng nhau) thì số góc tạo thành là
A. 16 B. 72 C. 36 D. 42
Câu 2. Góc bẹt có trong hình là
A. ∠ xAB B. ∠ xBy C. ∠ xAy D. Tất cả đáp án trên
Câu 3. Cho n (n ≥ 2) tia chung gốc, trong đó không có hai tia nào trùng nhau. Nếu có 28 góc tạo thành thì n bằng bao nhiêu?
A. 8 B. 6 C. 7 D. 9
Câu 4. Cho n (n ≥ 2) tia chung gốc, trong đó không có hai tia nào trùng nhau. Nếu có 36 góc tạo thành thì n bằng bao nhiêu?
A. 8 B. 6 C. 7 D. 9
Cho hình vẽ, trả lời các câu hỏi từ 5 - 7
Câu 5. Điểm trong của góc xOy là
A. Điểm M và N
B. Điểm N
C. Điểm A, B
D. Điểm M và P
Câu 6. Lấy điểm H thuộc đoạn AB, nhận định nào dưới đây đúng?
A. H nằm ngoài góc xOy
B. H nằm trong góc xOy
C. Điểm H và N là hai điểm nằm trong góc xOy
D. Đáp án khác
Câu 7. Lấy điểm Q nằm trên đường thẳng AB nhưng không thuộc đoạn thẳng AB. Nhận định nào sau đây sai?
A. N và Q không nằm trong góc xOy
B. Điểm Q nằm trong góc xOy
C. Cả hai đáp án trên
D. Đáp án khác
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1. Gọi O là giao điểm của 3 đường thẳng xy; zt; uv. Kể tên các góc bẹt tạo thành
A. $\widehat{xOu}$ ; $\widehat{uOt}$ ; $\widehat{tOx}$
B. $\widehat{xOy}$ ; $\widehat{uOv}$ ; $\widehat{zOt}$
C. $\widehat{xOy}$ ; $\widehat{uOv}$
D. $\widehat{uOv}$ ; $\widehat{zOt}$
Câu 2. Cho góc xOy khác góc bẹt, tia Oz nằm giữa hai tia Ox; Oy. Tia Ot nằm giữa hai tia Ox, Oz. Lấy điểm A ∈ Ox; B ∈ Oy, đường thẳng AB cắt tia Oz; Ot theo thứ tự là M và N. Chọn câu sai?
A. Điểm N nằm trong góc xOz
B. Điểm M nằm trong goác yOt
C. Điểm A nằm trong góc tOz
D. Tất cả đáp án trên
Câu 3. Vẽ hai đường thẳng cắt nhau tại H. Số góc tạo thành là
A. 6 góc B. 9 góc C. 12 góc D. 15 góc
Câu 4. Hình ảnh của một góc trong thực tế là
A. Compa được mở
B. Chiếc kéo được mở
C. Cái bập bênh
D. Đáp án A và B
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1. Cho trước 4 tia chung gốc O. Vẽ thêm 3 tia gốc O không trùng với các tia cho trước. Hỏi đã tăng thêm bao nhiêu góc đỉnh O?
A. 3 B. 6 C. 15 D. 18
Câu 2. Giả sử có n (n ≥ 2) đường thẳng đồng quy tại O thì số góc tạo thành là
A. 2n (n - 1) B. $\frac{n(n-1)}{2}$ C. 2n (2n - 1) D. n (2n -1)