Trắc nghiệm bài 43: Xác suất thực nghiệm
Toán 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 43: Xác suất thực nghiệm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích cho thầy cô. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Toán 6 kết nối tri thức
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1. Xác suất thực nghiệm phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Người thực hiện thí nghiệm, trò chơi
B. Số lần thực hiện thí nghiệm, trò chơi
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
D. Cả 2 đáp án trên đều sai
Câu 2. Tuấn chơi Sudoku 50 lần thì có 15 lần thắng cuộc. Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “Tuấn thắng khi chơi khi Suduko”
A. $\frac{1}{5}$ B. $\frac{3}{10}$ C. $\frac{2}{5}$ D. $\frac{1}{2}$
Câu 3. Một xạ thủ bắn 200 viên đạn vào một mục tiêu và thấy có 148 viên trúng mục tiêu. Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “Xạ thủ bắn trúng mục tiêu”
A. $\frac{-37}{50}$ B. $\frac{-50}{37}$ C. $\frac{37}{50}$ D. $\frac{50}{37}$
Câu 4. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau
A. Khi thực hiện một trò chơi, một sự kiện có thể xảy ra hoặc không xảy ra.
B. Khi thực hiện một trò chơi, một sự kiện có thể xảy ra có khả năng xảy ra bằng 0.
C. Khi thực hiện một trò chơi, một sự kiện chắc chắn xảy ra có khả năng xảy ra bằng 1.
D. Khi thực hiện một trò chơi, một sự kiện không thể xảy ra có khả năng xảy ra bằng 0
Câu 5. Tỉ số $\frac{Số lần sự kiện A xảy ra}{Tổng số lần thực hiện hoạt động}$ được gọi là
A. Khả năng sự kiện A xảy ra
B. Xác suất thực nghiệm của sự kiện A
C. Xác suất thực hiện hoạt động
D. Khả năng sự kiện A không xảy ra
Câu 6. Một sự kiện không xảy ra thì có khả năng xảy ra bằng
A. 1 B. 0,5 C. 0 D. 0,9
Câu 7. Một sự kiện chắc chắn xảy ra, có khả năng xảy ra bằng
A. 1 B. 0,5 C. 0 D. 0,9
Câu 8. Để nói về khả năng xảy ra của một sự kiện, ta dùng một con số có giá trị từ
A. 0 đến 1 B. 1 đến 10 C. 0 đến 10 D. 0 đến 100
Câu 9. Xác xuất thực nghiệm của sự kiện A sau n hoạt động vừa thực hiện là $\frac{n(A)}{n}$ thì n (A) được gọi là
A. Tổng số lần thực hiện hoạt động
B. Xác suất thực nghiệm của sự kiện A
C. Số lần sự kiện A xảy ra trong n lần đó
D. Khả năng sự kiện A không xảy ra
Câu 10. Xác xuất thực nghiệm của sự kiện A sau n hoạt động vừa thực hiện là $\frac{n(A)}{n}$ thì n được gọi là
A. Tổng số lần thực hiện hoạt động
B. Xác suất thực nghiệm của sự kiện A
C. Số lần sự kiện A xảy ra trong n lần đó
D. Khả năng sự kiện A không xảy ra
2. THÔNG HIỂU (14 câu)
Câu 1. Gieo một con xúc xắc 20 lần liên tiếp, có 6 lần xuất hiện mặt 3 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 3 chấm bằng
A. 0,15 B. 0,3 C. 0,6 D. 0,36
Trả lời câu 2 - 3: Một hộp gồm 5 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, 4, 5; hai thẻ khác nhau thì ghi số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ rồi bỏ lại thẻ vào hộp. Sau 25 lần rút liên tiếp, kết quả được ghi lại trong bảng thống kê sau:
Câu 2. Tính xác suất thực nghiệm xuất hiện số 1
A. 0,4 B. 0,14 C. 0,16 D. 0,25
Câu 3. Tính xác suất thực nghiệm xuất hiện số 2
A. 0,42 B. 0,24 C. 0,12 D. 0,6
Câu 4. Tính xác suất thực nghiệm xuất hiện số chẵn
A. 0,24 B. 0,63 C. 0,36 D. 0,9
Câu 5. Nếu tung một đồng xu 30 lần liên tiếp có 12 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng bao nhiêu?
A. $\frac{2}{5}$ B. $\frac{1}{5}$ C. $\frac{3}{5}$ D. $\frac{3}{4}$
Câu 6. Nếu tung một đồng xu 22 lần liên tiếp thì có 14 lần xuất hiện mặt N. Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng bao nhiêu?
A. $\frac{7}{11}$ B. $\frac{4}{11}$ C. $\frac{4}{7}$ D. $\frac{3}{7}$
Trả lời từ câu 7 - 9: Kiểm tra thị lực của học sinh trường THCS, ta thu được bảng kết quả như sau:
Câu 7. Xác suất thực nghiệm của sự kiện “học sinh bị khúc xạ” khối 6 là
A. $\frac{1}{15}$ B. $\frac{3}{20}$ C. $\frac{2}{9}$ D. $\frac{3}{10}$
Câu 8. Xác suất thực nghiệm của sự kiện “học sinh bị khúc xạ” khối 9 là
A. $\frac{1}{15}$ B. $\frac{3}{20}$ C. $\frac{2}{9}$ D. $\frac{3}{10}$
Câu 9. Xác suất thực nghiệm của sự kiện “học sinh bị khúc xạ lớn nhất là khối
A. Khối 6 B. Khối 7 C. Khối 8 D. Khối 9
Trả lời câu 10 - 11: Trong hộp có một số bút xanh, một số bút vàng và một số bút đỏ. Lẫy ngẫu nhiên 1 bút từ hộp, xem màu gì rồi trả lại. Lặp lại hoạt động trên 40 lần ta được kết quả như sau:
Câu 10. Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện lấy được màu đỏ
A. 0,16 B. 0,6 C. 0,4 D. 0,45
Câu 11. Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện không lấy được màu vàng
A. 0,25 B. 0,75 C. 0,1 D. 0,9
Câu 12. Gieo một con xúc sắc 6 mặt 50 lần ta được kết quả như sau
Mặt | 1 chấm | 2 chấm | 3 chấm | 4 chấm | 5 chấm | 6 chấm |
Số lần | 8 | 7 | 3 | 12 | 10 | 10 |
Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện gieo được mặt có số chấm là số lẻ trong 50 lần gieo trên
A. 0,21 B. 0,44 C. 0,42 D. 0,18
Trả lời câu 13 - 14: Tung hai đồng xu cân đối 50 lần ta được kết quả như sau
Câu 13. Xác suất thực nghiệm của sự kiện “Có một đồng xu sấp, một đồng xu ngửa” là
A. 0,2 B. 0,4 C. 0,44 D. 0,16
Câu 14. Xác suất thực nghiệm của sự kiện “Hai đồng xu đều sấp”
A. 0,22 B. 0,4 C. 0,44 D. 0,16
3. VẬN DỤNG (7 câu)
Trả lời từ câu 1 - 3: Tổng hợp kết quả xét nghiệm bệnh viêm gan B ở một phòng khám trong một năm ta được bảng sau
Câu 1. Xác suất thực nghiệm của sự kiện “một ca có kết quả dương tính quý I” là
A. 0,1 B. 0,25 C. 0,15 D. 0,125
Câu 2. Có bao nhiêu quý có xác suất thực nghiệm của sự kiện “một ca có kết quả dương tính” dưới 0,1?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 0
Câu 3. Xác suất thực nghiệm của sự kiện “một ca có kết quả dương tính sau quý III tính từ đầu năm” là
A. 0,05 B. 0,15 C. D.
Trả lời câu 4 - 5: Hàng ngày Sơn đều đi xe bus đến trường. Sơn ghi lại thời gian chờ xe của mình trong 20 lần liên tiếp ở bảng sau
Thời gian chờ | Dưới 2 phút | Từ 2 phút đến dưới 5 phút | Từ 5 phút đến dưới 10 phút | Từ 10 phút trở lên |
Số lần | 5 | 9 | 4 | 2 |
Câu 4. Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “Sơn phải chờ xe buýt dưới 2 tiếng”
A. 0,2 B. 0,05 C. 5 D. 0,25
Câu 5. Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “Sơn phải chờ xe từ 5 phút trở lên”
A. 0,3 B. 6 C. 0,6 D. 0,2
Câu 6. Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “Sơn phải chờ xe dưới 10 phút”
A. 0,1 B. 0,2 C. 0,9 D. 0,5
Câu 7. Tung đồng xu 15 lần liên tiếp và kết quả thu được ghi lại trong bảng sau:
Xác suất thực hiện xuất hiện mặt S là
A. 0,9 B. 0, 6 C. 0,4 D. 0,7
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1. Một xạ thủ bắn 20 mũi tên vào một tấm bia. Điểm số ở các lần bắn được cho bởi bảng sau:
7 | 8 | 9 | 9 | 8 | 10 | 10 | 9 | 8 | 10 |
8 | 8 | 9 | 10 | 10 | 7 | 6 | 6 | 9 | 9 |
Xác suất thực nghiệm để xạ thủ bắn được ít nhất 8 điểm là
A. $\frac{1}{4}$ B. $\frac{4}{5}$ C. $\frac{1}{3}$ D. $\frac{11}{20}$
Câu 2. Gieo một con xúc sắc 6 mặt 80 lần ta được kết quả như sau
Mặt | 1 chấm | 2 chấm | 3 chấm | 4 chấm | 5 chấm | 6 chấm |
Số lần | 12 | 15 | 14 | 18 | 10 | 11 |
Xác suất thực nghiệm của sự kiện gieo được mặt chẵn chấm là
A. $\frac{3}{16}$ B. $\frac{9}{40}$ C. $\frac{9}{20}$ D. $\frac{11}{20}$