Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Hoá học 12 kết nối Bài 22: Sự ăn mòn kim loại
Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 12 kết nối tri thức Bài 22: Sự ăn mòn kim loại. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
BÀI 22. SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
Câu 1: Ăn mòn kim loại là gì?
Trả lời: Là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của các chất trong môi trường, trong đó kim loại bị oxi hoá.
Câu 2: Thép để lâu ngoài không khí ẩm sẽ có hiện tượng gì?
Trả lời: Thép sẽ tạo thành gỉ sắt có màu nâu đỏ.
Câu 3: Đồng để lâu trong tự nhiên sẽ có hiện tượng gì?
Trả lời: Đồng sẽ tạo thành gỉ đồng màu xanh.
Câu 4: Có bao nhiêu dạng ăn mòn kim loại trong tự nhiên?
Trả lời: Có hai dạng ăn mòn: ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hoá.
Câu 5: Ăn mòn hóa học xảy ra khi nào?
Trả lời: Khi kim loại phản ứng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường.
Câu 6: Phản ứng nào xảy ra khi sắt bị ăn mòn trong không khí?
Trả lời: ………………………………………
Câu 7: Ăn mòn điện hoá xảy ra khi nào?
Trả lời: ………………………………………
Câu 8: Gỉ sắt có thành phần chính là gì?
Trả lời: ………………………………………
Câu 9: Điều kiện để xảy ra quá trình ăn mòn điện hoá là gì?
Trả lời: ………………………………………
Câu 10: Phương pháp nào dùng để bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn?
Trả lời: ………………………………………
Câu 11: Phương pháp điện hoá là gì?
Trả lời: ………………………………………
Câu 12: Phương pháp phủ bề mặt là gì?
Trả lời: ………………………………………
Câu 13: Kim loại nào thường được dùng để phủ lên kim loại cần bảo vệ?
Trả lời: ………………………………………
Câu 14: Nhúng một thanh Mg vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau một thời gian, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam so với thanh kim loại ban đầu. Tính khối lượng Mg đã phản ứng.
Trả lời: ………………………………………
Câu 15: Điện phân nóng chảy 76 gam muối MCl2 thu được 0,64 mol khí Cl2 ở anode. Biết hiệu suất phản ứng điện phân là 80%. Xác định M.
Trả lời: ………………………………………
Câu 16: Cho các cặp kim loạị nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, có bao nhiêu cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước?
Trả lời: ………………………………………
Câu 17: Điện phân 200ml một dung dịch có hòa tan Cu(NO3)2 và AgNO3 với cường độ dòng điện là 0,804A, đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì mất thời gian là 2 giờ, khi đó khối lượng cực âm tăng 3,44 gam. Xác định nồng độ mol của mỗi muối Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch ban đầu.
Trả lời: ………………………………………
Câu 18: Tại sao khi hòa tan Zn bằng dung dịch HCl, nếu thêm vài giọt muối Cu2+ thì quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn (khí thoát ra mạnh hơn)?
Trả lời: ………………………………………
Câu 19: Trên cửa các đập nước bằng thép thường thấy có gắn những lá Zn mỏng. Làm như vậy là để chống ăn mòn các cửa đập theo phương pháp nào?
Trả lời: ………………………………………
Câu 20: Cho một thanh Al tiếp xúc với một thanh Zn trong dung dịch HCl, sẽ quan sát được hiện tượng nào?
Trả lời: ………………………………………
Câu 21: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là hợp kim nào?
Trả lời: ………………………………………
Câu 22: Biết ion Pb2+ trong dung dịch oxi hoá được Sn. Hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện và nhúng vào dung dịch HCl thì chất bị ăn mòn điện hoá là chất nào?
Trả lời: ………………………………………
Câu 23: Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày?
Trả lời: ………………………………………
Câu 24: Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl; b) CuCl2; c) FeCl3; d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Có bao nhiêu trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa?
Trả lời: ………………………………………
Câu 25: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch acid, có bao nhiêu cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước?
Trả lời: ………………………………………
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Hoá học 12 kết nối Bài 22: Sự ăn mòn kim loại